Cách xét tuyển đại học theo nguyện vọng

Cách xét tuyển đại học theo nguyện vọng

Thí sinh và phụ huynh tìm hiểu thông tin tại Ngày hội tư vấn xét tuyển đại học 2022 do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Từ ngày 22-7 đến 17h ngày 20-8, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển trực tuyến không giới hạn số lần. Thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển. Thông tin đăng nhập bao gồm: tài khoản đăng nhập (dãy số CMND/CCCD của thí sinh), mật khẩu đăng nhập. Thí sinh cần bảo mật thông tin tài khoản và mật khẩu đăng nhập.

* Bước 1: Đăng nhập. Thí sinh sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp để đăng nhập vào hệ thống tại: thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn. Tên đăng nhập: số CMND/CCCD/mã định danh; mật khẩu để đăng nhập hệ thống của thí sinh là mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi. Nhập mã xác nhận và bấm "Đăng nhập" vào hệ thống.

* Bước 2: Thí sinh kiểm tra các thông tin ở mục "Đối tượng ưu tiên", nếu chính xác rồi thì không cần chỉnh sửa.

* Bước 3: Nhập thông tin xét tuyển. Truy cập chức năng "Đăng ký thông tin xét tuyển sinh" ở góc trái màn hình để bắt đầu thực hiện đăng ký. Thí sinh bắt đầu kê khai thông tin tại các mục từ 1- 4. Sau khi hoàn tất thông tin, nhấp vào "Lưu thông tin đăng ký xét tuyển sinh".

* Bước 4: Thay đổi nguyện vọng. Thí sinh có thể thực hiện một trong các thao tác: sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng hoặc xóa, sửa, thêm mới nguyện vọng.

Thí sinh kéo xuống dưới để bắt đầu đăng ký các nguyện vọng xét tuyển, bấm vào nút "Thêm nguyện vọng". Nhập các thông tin: thứ tự nguyện vọng, mã trường, mã ngành, phương thức xét tuyển, tổ hợp môn vào cửa sổ thêm mới.

(Lưu ý: các nhóm ngành/ngành/ chương trình sẽ được phân theo các phương thức xét tuyển của trường. Cần đọc thật kỹ để không chọn sai ngành cũng như phương thức tuyển sinh).

Sau khi nhập đầy đủ thông tin, thí sinh bấm nút "Chọn" để lưu thông tin.

Sau khi thêm mới các nguyện vọng, hệ thống sẽ hiện ra danh sách nguyện vọng của thí sinh. Để thêm mới nguyện vọng, tiếp tục nhấp vào "Thêm nguyện vọng" và thao tác. Chọn "Lưu thông tin" để lưu lại danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

Nếu muốn sửa nguyện vọng, nhấn "Sửa nguyện vọng" tại nguyện vọng cần sửa. Để sửa một nguyện vọng, nhấn biểu tượng hình bút chì của nguyện vọng đó. Thí sinh thực hiện sửa các thông tin cần sửa, sau đó nhấn "Chọn" để sửa nguyện vọng.

Nếu muốn xóa nguyện vọng, nhấn "Xóa nguyện vọng" tại nguyện vọng cần xóa. Để xóa một nguyện vọng, thí sinh nhấn chuột vào biểu tượng thùng rác màu đỏ của nguyện vọng đó. Khi màn hình thông báo hỏi "Bạn có muốn xóa lựa chọn này?" hiển thị, nhấn "Đồng ý" để xóa nguyện vọng này ra khỏi danh sách nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh hiện có.

Xếp thứ tự nguyện vọng: Để thay đổi thứ tự nguyện vọng, thí sinh nhập thứ tự nguyện vọng vào ô thứ tự nguyện vọng, sau đó nhấn nút "Xếp theo thứ tự NV" để sắp xếp theo thứ tự nguyện vọng tăng dần từ nguyện vọng thứ 1 đến nguyện vọng cuối cùng.

* Bước 5: Lưu thông tin. Sau khi thí sinh thêm nguyện vọng, sửa, xóa, xếp theo thứ tự nguyện vọng thì nhấn "Lưu thông tin" để thực hiện lưu các thông tin vừa thay đổi. Thí sinh sử dụng đúng số điện thoại đã điền trong phiếu đăng ký dự thi và nhắn tin theo cú pháp TSO gửi 6058 (1.000 đồng/tin nhắn) để nhận mã xác thực.

Mã xác thực sẽ hết hiệu lực sau 30 phút kể từ khi nhận được tin nhắn. Ví dụ: TSO 01000001 gửi 6058. Sau đó, nhập mã xác thực được gửi về điện thoại rồi nhấn "Xác nhận đăng ký". Nhấn nút "Đồng ý" để lưu thông tin.

* Bước 6: Kiểm tra thông tin đăng ký xét tuyển.

Sau khi thí sinh đã đăng ký/điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển thành công, thoát khỏi chức năng đăng ký nguyện vọng và hệ thống. Sau đó đăng nhập lại hệ thống, vào chức năng "Đăng ký nguyện vọng trực tuyến". Vào trang thông tin nguyện vọng, thí sinh thực hiện in danh sách nguyện vọng sau khi điều chỉnh và lưu lại.

* Bước 7: Thanh toán lệ phí. Để thực hiện thanh toán lệ phí, thí sinh nhấn nút "Thanh toán". Kiểm tra thông tin xác nhận thanh toán và nhấn nút "Xác nhận thanh toán" (thí sinh chỉ phải nộp lệ phí đối với các nguyện vọng có sử dụng xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 20.000 đồng/nguyện vọng).

Đối với xét tuyển sớm hoặc xét tuyển riêng, thí sinh đóng phí cho các trường. Các thí sinh đã có kết quả đủ điều kiện trúng tuyển sớm nay chỉ đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống thì không cần đóng phí. Nếu các thí sinh này muốn đăng ký xét tuyển thêm theo điểm thi THPT thì phải đóng phí theo số lượng nguyện vọng.

Thí sinh nhấp "Đồng ý" để thực hiện thanh toán. Tiếp theo, chọn các ngân hàng và nhấn nút "Thanh toán". Sau đó nhấn "Tiếp tục" để chuyển sang bước tiếp theo. Điền thông tin số thẻ và nhấn nút "Thanh toán".

Sau khi thanh toán thành công, thí sinh có thể thực hiện in biên lai bằng cách nhấn vào nút "In biên lai", và nhấn "In danh sách" để thực hiện in danh sách các nguyện vọng. Thí sinh nhấn vào "Lịch sử giao dịch" để xem giao dịch.

* Ông Nguyễn Mạnh Hùng (chuyên viên chính Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT):

Mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng

Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành, phương thức tuyển sinh ở tất cả các trường được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Tất cả các nguyện vọng xét tuyển của thí sinh theo các phương thức xét tuyển được xử lý trên hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng đã đăng ký khi đảm bảo điều kiện trúng tuyển.

Từ ngày 21-8 đến 17h ngày 28-8, thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng trên hệ thống đồng thời nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến. Nếu thí sinh chưa thực hiện các việc trên thì hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng.

* TS Nguyễn Trung Nhân (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM):

Cần tìm hiểu kỹ

Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin về mã trường, mã tuyển sinh, mã phương thức xét tuyển (Bộ GD-ĐT đã công bố mã đăng ký nguyện vọng đối với 20 phương thức), mã tổ hợp được công khai trong đề án tuyển sinh trên website của các trường để nhập liệu cho chính xác thông tin nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống của bộ.

* TS Phạm Tấn Hạ (phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa họcxã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM):

Nếu còn lăn tăn...

Với quy định chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất, nếu thí sinh thật sự yêu thích ngành, trường nào đó đã đủ điều kiện trúng tuyển thì nên đặt nguyện vọng 1.

Nếu còn lăn tăn thì đăng ký xét bằng điểm thi THPT theo thứ tự ưu tiên ngành mình yêu thích, phù hợp với năng lực của mình, đồng thời phải đặt nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm bên dưới. Khi đó, nếu không trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi THPT thì vẫn đảm bảo việc thí sinh trúng tuyển.

Cách xét tuyển đại học theo nguyện vọng
Đắn đo xếp nguyện vọng đại học vì học phí

TRẦN HUỲNH

Như vậy các bạn thí sinh đã hoàn thành kỳ thi THPT Quốc gia, và bây giờ là thời điểm các bạn hướng đến việc xét tuyển vào các trường đại học cao đẳng. Các bạn còn có thêm một cơ hội nữa để điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển từ ngày 15.7 – 23.7. Vài ngày qua đã có khá nhiều câu hỏi của các bạn 99ers (từ mới của cư dân mạng) gửi về hỏi về các thông tin tuyển sinh. Xin chia sẻ với các bạn một vài điểm cần lưu ý từ chính quy chế xét tuyển năm nay: 1. Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng ( mỗi nguyện vọng bao gồm, ngành/nhóm ngành, trường, tổ hợp môn xét tuyển). Bạn được đăng ký rất nhiều nguyện vọng, đây là điểm cực kỳ thuận lợi so với những năm trước. Tất nhiên bạn không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng, nó có thể làm cho bạn phân tâm và thiếu tập trung trong lựa chọn, hay phát sinh thêm chi phí. Nhưng bạn cũng càng không nên tự hạn chế cơ hội của mình, khi đăng ký thêm 1 nguyện vọng, bạn chỉ mất thêm khoảng 30.000 đ tiền phí xét tuyển thôi. Bao nhiêu nguyện vọng là phù hợp ? Điều đó tùy thuộc vào từng thí sinh cụ thể, nhưng theo cá nhân tôi 5 hay 10 nguyện vọng cũng không phải là quá nhiều. 2. Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều trường/ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Bạn hãy cân nhắc kỹ và sắp xếp thứ tự nguyện vọng 1, 2, 3 … thật cẩn thận. Nguyện vọng 1 sẽ được xét trước tiên, nếu NV1 trúng tuyển các nguyện vọng sau sẽ tự động bị hủy bỏ, nếu NV1 không trúng sẽ xét tiếp NV2. Nếu nguyện vọng 2 trúng tuyển, các nguyện vọng sau sẽ bị hủy bỏ, nếu NV2 không trúng tuyển sẽ tiếp tục xét NV3 và quá trình này tiếp diễn tương tự. 3. Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ quy định tại điểm c khoản này. Rất nhiều bạn hỏi về điểm này, liệu NV1 có được ưu tiên hơn NV2, NV3, điểm trúng tuyển các nguyện vọng có khác nhau không ? Em được 19, 20, 21 điểm … liệu có nên xét vào trường A, Trường B hay không … Khi một trường/ngành xét tuyển, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi. Như vậy NV1, NV2, NV3, NV5, NV10… đều được xét tuyển giống như nhau không phân biệt. Trừ trường hợp các thí sinh có điểm thi bằng nhau, tiêu chí phụ bằng nhau thí sinh có nguyện vọng xét tuyển cao hơn sẽ được ưu tiên. Các nguyện vọng là bình đẳng và mỗi ngành/nhóm ngành tuyển sinh của trường chỉ có 1 điểm chuẩn chung. 4. Sau khi các trường hoàn tất việc xét tuyển đợt 1 mà vẫn còn thừa chỉ tiêu, thì các trường có thể xét tuyển đợt bổ sung. Theo quy định của BGD&ĐT năm nay , điểm nhận hồ sơ xét tuyển đợt bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Điều này có nghĩa là việc trúng tuyển đợt 2 thậm chí còn khó khăn hơn, nên tốt nhất các thí sinh hãy tập trung toàn bộ các tính toán cho đợt 1 5. Bạn có thể đăng ký xét tuyển theo cách gợi ý sau: - Bạn hãy viết xuống danh sách các trường và ngành mà bạn thực sự yêu thích và muốn theo học, xem điểm chuẩn các năm trước của những trường này.Bạn có thể loại bỏ ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn những năm trước quá cao so với điểm của bạn. ( Hãy nhớ là quá cao thôi nha, tôi ví dụ là cao hơn 5 điểm. Nếu bạn đạt 20 điểm thì có lẽ ba không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 26- 27 điểm). Sau đó bạn có thể bổ sung thêm một số trường cho đến khi bạn có danh mục mà mình ưng ý. Để tăng tính an toàn, trong danh mục đó nên có các trường có điểm chuẩn các năm trước cao hơn, bằng và thấp hơn điểm tổ hợp môn của bạn. - Sắp xếp thứ tự các nguyện vọng ngành/trường theo sự ưa thích của bạn, hãy nhớ rằng sắp xếp theo thứ tự ưa thích và mong muốn của bạn chứ không phải là theo điểm chuẩn và khả năng đậu theo đánh giá chủ quan của bạn. Bạn cũng đừng e ngại khi trường/ngành bạn ưa thích có điểm chuẩn cao hơn 1,2, hay thậm chí là 3 điểm so với điểm tổ hợp môn của bạn. .Trường/ngành nào bạn ưa thích nhất hãy để NV1, trường/ngành nào bạn ưa thích nhì hay để ở NV2 … Như vậy bạn sẽ có cơ hội để trúng tuyển vào trường/ngành mà bạn thực sự ưa thích. Nếu không trúng tuyển NV1 hay NV2 bạn vẫn còn tiếp tục có cơ hội xét tuyển các NV3, NV4, NV5 … bình đẳng với tất cả các thí sinh có cùng ngành/trường xét tuyển. Nếu bạn vô tình hoặc vì để nâng cao khả năng trúng tuyển, xếp các trường/ngành mà bạn thực sự không thích vào NV1, NV2… và khi các nguyện vọng này trúng tuyển, bạn sẽ hoàn toàn mất đi các cơ hội khác. Trên đây là vài góp ý của cá nhân tôi, trên cơ sở nghiên cứu quy chế xét tuyển đại học năm 2017. Chúc các sĩ tử version 99 thành công, trúng tuyển vào ngành/trường thực sự yêu thích để có khởi đầu thuận lợi cho sự nghiệp của mình. Nếu bạn làm được điều đó, hãy dành ít ngày để ăn mừng rồi sau đó tiếp tục tập trung nỗ lực cho cuộc hành trình mới… Bởi thực sự con đường bạn phải đi vẫn còn rất rất dài. Mến chào các bạn -------------------------

Nguồn: Thầy Nguyễn Anh Vũ - Ban Tuyển sinh