Cách tính phí bảo hiểm tiền gửi

Mỗi tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm tiền gửi đều phải tìm hiểu về phí bảo hiểm tiền gửi. Vậy những quy định về phí bảo hiểm tiền gửi là gì?

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Người được bảo hiểm là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật, các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.

Xem ngay: Luật bảo hiểm tiền gửi mới nhất

Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia phải nộp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Cách tính phí bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo lợi ích cho người gửi tiết kiệm

Công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi

Căn cứ Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-NHNN, phí bảo hiểm tiền gửi được tính như sau:

Cách tính phí bảo hiểm tiền gửi

Trong đó:

- P: Là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của quý thu phí.

- S0: Là số dư tiền gửi được bảo hiểm đầu tháng thứ nhất của quý trước liền kề quý thu phí.

- S1, S2, S3: Là số dư tiền gửi được bảo hiểm cuối các tháng thứ nhất, tháng thứ hai, tháng thứ ba của quý trước liền kề quý thu phí.

- m: Là mức phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp.

3. Trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tính và nộp phí cho quý đầu tiên tham gia bảo hiểm tiền gửi áp dụng theo công thức sau:

Cách tính phí bảo hiểm tiền gửi

Trong đó:

- P: Là số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp của quý đầu tiên.

- Si: Là số dư tiền gửi được bảo hiểm ngày thứ i (i = 1 → n; S1 là số dư tiền gửi được bảo hiểm cuối ngày đầu tiên nhận tiền gửi; Sn là số dư tiền gửi được bảo hiểm ngày cuối cùng của quý đầu tiên).

- m: Là mức phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp.

4. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sau sáp nhập, hợp nhất áp dụng công thức tính phí bảo hiểm tiền gửi quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó S0 là tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tham gia sáp nhập, hợp nhất đầu tháng thứ nhất của quý trước liền kề quý thu phí; S1, S2, S3 là tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tham gia sáp nhập, hợp nhất cuối các tháng thứ nhất, tháng thứ hai, tháng thứ ba của quý trước liền kề quý thu phí.

5. Số dư tiền gửi được bảo hiểm, phí bảo hiểm tiền gửi và phí nộp thiếu, nộp chậm được làm tròn số đến đơn vị nghìn đồng theo nguyên tắc:

a) Lớn hơn hoặc bằng (≥) 500 đồng làm tròn lên 1.000 đồng.

b) Nhỏ hơn (<)>

Xem thêm: 4 sản phẩm gửi tiết kiệm kết hợp bảo hiểm tốt nhất hiện nay.

Cách tính phí bảo hiểm tiền gửi

Quy định về phí bảo hiểm tiền gửi

Quy định thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi

Căn cứ Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-NHNN, quy định về thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi như sau:

Điều 6. Thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi

Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý thu phí, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần thì tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được nộp vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó.

Quy định về các trường hợp phí nộp thiếu, nộp chậm

Căn cứ Điều 21, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012, quy định về các trường hợp nộp phí nộp thiếu, nộp chậm như sau:

Điều 21. Phí nộp thiếu, nộp chậm

1. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 20 của Luật này, thì ngoài việc phải nộp đủ số phí còn thiếu phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm.

2. Trường hợp tổ chức bảo hiểm tiền gửi phát hiện sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm thông báo và truy thu số phí còn thiếu hoặc thoái thu đối với số phí nộp thừa trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện.

3. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nộp phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xử lý.

4. Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để nộp phí theo quy định tại khoản 3 Điều này lần thứ hai, thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Vì thế các tổ chức cần phải tuân thủ quy định về phí bảo hiểm tiền gửi để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng cũng như giữ uy tín doanh nghiệp.

Tuy nhiên, người dân không phải đóng phí bảo hiểm tiền gửi mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (tổ chức tín dụng, ngân hàng) phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi với mức là 0,15% tính trên số dư tiền gửi được bảo hiểm bình quân và phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có vai trò rất quan trọng trong thực thi chính sách công của nhà nước. Tuy nhiên, để giảm thiểu gánh nặng cho nhà nước, và với tư cách là một bên cùng hưởng lợi, nhằm nâng cao ý thức hoàn thiện mình, nên các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cũng phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính thông qua phí bảo hiểm tiền gửi.

Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi, khung phí bảo hiểm tiền gửi do Thủ tướng Chính phủ quy định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Căn cứ khung phí, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.

Theo Luật bảo hiểm tiền gửi, Thông tư số 312/2016/TT-BTC và Thông tư 20/2020/TT-BTC quy định chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ Dự phòng nghiệp vụ được hình thành từ các nguồn sau: Tiền thu phí bảo hiểm tiền gửi hàng năm; thu nhập từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi sau khi trích một phần để trang trải chi phí hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định; các khoản tiền bảo hiểm không có người nhận theo quy định; số tiền còn lại (nếu có) từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định; chênh lệch thu chi tài chính còn lại hàng năm sau khi trích lập Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định; và thu nhập từ các khoản cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Theo đó, phí bảo hiểm tiền gửi do các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được đưa vào Quỹ dự phòng nghiệp vụ.

Theo Thông tư 312/2016/TT-BTC ngày 24/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, thì toàn bộ phí bảo hiểm tiền gửi do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nộp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được bổ sung vào Quỹ dự phòng nghiệp vụ dùng để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấm dứt hoạt động để thanh lý hoặc Tòa án có quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của Luật phá sản.

Bên cạnh nghiệp vụ chi trả bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn sử dụng Quỹ dự phòng nghiệp vụ cho vay đặc biệt khi tham gia kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017, khoản 13 Điều 13 Luật bảo hiểm tiền gửi và Quyết định số 593/QĐ-BHTG ngày 7/9/2018, cũng như hướng dẫn thực hiện quy chế về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt số 1327/HD-BHTG ngày 29/10/2019.

Tính đến ngày 31/12/2021, Quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đạt 75,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,04% so với cùng kỳ năm 2020. Với nguồn Quỹ dự phòng nghiệp vụ này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể sẵn sàng chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi cần thiết và tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.