Cách tính khối lượng chất tham gia phản ứng

Cách tính khối lượng chất tham gia phản ứng

B. Bài tập
Bài 1: Đốt cháy 8,96 lit CO (đktc) trong bình đựng 6,72 lit O2(đktc). Sau phản ứng thu được những chất nào? Với thể tích là bao nhiêu?
Giải:

Cách tính khối lượng chất tham gia phản ứng

Cách tính khối lượng chất tham gia phản ứng

Bài 2: Cho 8,1 g Al vào 58,8 g H2SO4 thu được nhôm sufat và khí hidro.
  1. Viết PTHH
  2. Chất nào còn dư? Bao nhiêu g?
  3. Tính khối lượng của nhôm sunfat và thể tích khí hidro thu được
Giải:
Cách tính khối lượng chất tham gia phản ứng

Bài 3: Đốt cháy 12,4 g P trong bình có chứa 15,68 lit O2 (đktc)
  1. Viết PTHH
  2. Chất nào còn dư sau phản ứng? Với khối lượng là bao nhiêu?
  3. Tính khối lượng của sản phẩm tạo thành
    Cách tính khối lượng chất tham gia phản ứng

Bài 4:  Đốt cháy 2,3 g Na trong bình có chứa 2,24 lit O2 (đktc)
a.Viết PTHH
b.Chất nào còn dư sau phản ứng? Với khối lượng là bao nhiêu?
c.Tính khối lượng của sản phẩm tạo thành
                                                                             ĐS: 2,4 g O2
                                                                                           3,1 gNa2O
Bài 5: Cho 5,4 g Al tác dụng với 29,2 g HCl
  1. Viết PTHH
  2. Tính khối lượng AlCl3 tạo thành theo 2 cách
  3. Đốt cháy hoàn toàn lượng H2 trên trong không khí.
Tính Vkk cần dùng biết VO2 = 1/5Vkk
Bài 6: Cho 4 g Ca tác dụng với dd chứa 3,65 g HCl
  1. Chất nào còn dư sau phản ứng? Khối lượng là bao nhiêu?
  2. Tính VH2(đktc) ?
  3. Dẫn toàn bộ H2 trên qua 8,1 g ZnO nung nóng
Tính khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng?
                                                                   ĐS: a. 2 g Ca
                                                                               1,12 lit H2
                                                                                m rắn = mZn + mZnO = 7,3 g
Bài 7: Đốt cháy 13 g Zn trong 4,48 lit O2 (đktc) thu được kẽm oxit
  1. Viết PTHH
  2. Chất nào còn dư sau phản ứng? Với khối lượng là bao nhiêu?
  3. Tính mZnO theo 2 cách
  4. Tính Vkk (đktc) cần dùng cho phản ứng trên biết VO2 = 1/5Vkk
                                                                    ĐS: 3,2 g O2 dư
                                                                             16,2 g ZnO
                                                                             11,2 lit kk
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

1. TÍNH KHỐI LƯỢNG CHẤT THAM GIA VÀ SẢN PHẨM

* Các bước giải:

Bước 1: Chuyển đổi số liệu đầu bài sang số mol.

Bước 2: Lập phương trình hoá học.

Bước 3: Dựa vào số mol chất đã biết để tính số mol chất cần tìm theo phương trình hóa học.

Bước 4: Tính khối lượng các chất cần tìm theo công thức: m = n . M

* Nếu phản ứng đã biết khối lượng của (n – 1) chất, cần tính khối lượng của 1 chất còn lại, ta có thể sử dụng định luật bảo toàn khối lượng.

Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.

a) Lập PTHH.

b) Tính khối lượng ZnO thu được?

c) Tính khối lượng oxi đã dùng?

Lời giải

a) PTHH:       2Zn    +   O2$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$  2ZnO

b) Số mol Zn là: ${{n}_{Zn}}=\dfrac{13}{65}=0,2\,mol$

PTHH:              2Zn    +   O2  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$  2ZnO

Tỉ lệ PT:           2mol        1mol      2mol

                         0,2mol     ? mol      ? mol

Số mol ZnO tạo thành là: ${{n}_{ZnO}}=\dfrac{0,2.2}{2}=0,2\,mol$

=> Khối lượng ZnO là:  mZnO  = 0,2 . 81 = 16,2 gam

c) Số mol khí O2 đã dùng là: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\dfrac{0,2.1}{2}=0,1\,mol$

=> Khối lượng O2 là: ${{m}_{{{O}_{2}}}}=n.M=0,1.32=3,2\,gam$

2.Tính thể tích khí tham gia và tạo thành

Bước 1: Chuyển đổi thể tích chất khí thành số mol chất

Bước 2: Viết phương trình hóa học

Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng để tính số mol chất tham gia hoặc sản phẩm

Bước 4: Áp dụng công thức tính toán theo yêu cầu đề bài

Ví dụ: Cacbon cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit: C + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2. Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra, nếu có 4 gam khí O2 tham gia phản ứng.

Lời giải

Ta có: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\frac{{{m}_{{{O}_{2}}}}}{{{M}_{{{O}_{2}}}}}=\frac{4}{32}=0,125\,mol$

PTHH:    C    +    O2    $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$   CO2 

               1 mol    1mol         1mol

                           0,125mol     ?mol

Theo PTHH, ta có: số mol CO2 sinh ra là: ${{n}_{C{{O}_{2}}}}=\frac{0,125.1}{1}=0,125\,mol$

=> Thể tích khí CO2 là: ${{V}_{C{{O}_{2}}}}=n.22,4=0,125.22,4=2,8$ lít