Cách nói chuyện với bố mẹ khi bị điểm thấp

Vấn đề điểm số luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh cho con đến trường. Có nhiều phụ huynh gọi đến cho Gia Sư Đức Minh với mong muốn tìm Gia Sư cho con đồng thời dãi bày tâm sự về điểm số của con khi con bị điểm kém, phần lớn là tâm trạng thất vọng với điểm số của con và có không ít phụ huynh đã la mắng con : “ sao mày ngu thế, dốt thế”, so sánh con với bạn bè…Một số phụ huynh cấm con không được chơi, không được làm những sở thích trước đây thay vào đó là ép con phải học và học…và không ít lần Giáo viên mà Gia Sư Đức Minh tới nhà dạy đã có phản ánh lại học sinh bị phụ huynh ép học vì thi được điểm kém chứ thực sự không thích học môn đó. Vậy có tốt khi con vừa trải qua sự hụt hẫng về điểm số ở trường, lại phải đối diện với bài toán tinh thần với cha mẹ???

Cách nói chuyện với bố mẹ khi bị điểm thấp
Dạy con khi bị điểm kém

Hãy cùng Gia Sư Đức Minh phân tích tâm lý của trẻ khi bị điểm kém:

Đa số các trẻ bị điểm kém sẽ:

+ Lo lắng

+ Chán nản

+ Mặc cảm

+ Mất niềm tin, động lực

+ Mất cân bằng

Hãy cùng con vượt qua thất bại:

Nếu ngay từ đầu cha mẹ đã “phủ đầu” con bằng việc phán xét, kết tội thì sau đó có nói gì trẻ cũng sẽ không nghe, thậm chí tỏ thái độ ghét bố mẹ. Thay và đó cha mẹ cần dạy con biết chịu đựng và vượt qua những thất bại. Thất bại không phải là điều tồi tệ.. Từ đó, giúp trẻ có cái nhìn tích cực hơn. Bố mẹ cần tỏ bình tĩnh trước thất bại của con, không nên quát mắng hay đánh đập trẻ mà trước hết  cần chăm chú lắng nghe tâm sự của con. Sau đó, cùng trẻ phân tích điều kiện khách quan, chủ quan, dưới nhiều góc độ để trẻ có thể biết được thất bại của mình là do đâu: “Có thể con chưa cố gắng”, “có thể con hơi chủ quan”. “Bố (mẹ) biết nếu đặt trong tình huống khác, con sẽ làm tốt hơn”…

Khi con bị điểm xấu cần bình tĩnh tìm hiểu rõ nguyên nhân. Hỏi con với một thái độ thông cảm, mong giúp con lần sau học tốt hơn để con mạnh dạn tự nhận tại sao bị điểm kém. Có thể điện thoại hỏi cô giáo tình hình học tập gần đây của con. Điểm kém có thể do nhiều nguyên nhân: có thể do con mệt, ốm,… lúc làm bài. Có thể do học không kỹ bài, chủ quan. Có thể do hiểu bài chưa kỹ. Có thể do tác động từ bạn bè, bạn bảo bài sai,… Có thể do mải chơi, chán học (nguyên nhân sâu xa có thể do buồn chán từ việc gia đình, việc bạn bè…). Và khi đã rõ nguyên nhân, cha mẹ nên cùng con tìm hướng khắc phục lâu dài. Học sa sút có nguyên nhân lâu dài thì cũng cần thời gian dài để trẻ thay đổi, cải thiện chất lượng học tập. Phụ huynh cần có suy nghĩ tích cực về việc điểm kém: đôi khi điểm kém là đánh giá đúng thực lực học của con, để con không ảo tưởng về bản thân, không chủ quan. Từ đó cả cha mẹ và con cái cùng chú tâm đầu tư quan tâm đến việc học hơn. Cần tạo động lực học cho con. Khi có mục tiêu, động lực mạnh mẽ về việc học để làm gì trẻ sẽ tự giác học, từ đó có thái độ học tập đúng đắn, có đam mê… từ từ sẽ cải thiện tốt điểm số và việc học lâu dài.

Cách nói chuyện với bố mẹ khi bị điểm thấp
Dạy con khi bị điểm thấp

Khi con bị điểm xấu, phụ huynh không nên trách con, bởi lúc này con còn dưới 18 tuổi, chưa phát triển. Chỉ mới là ở dạng tiềm năng chưa có khả năng. Phụ huynh nên đánh giá con theo sự cố gắng, chứ không phải kết quả. Quan trọng khả năng của con thế nào, nếu khả năng kém mà không làm được thì dẫn đến con chán nản và sẽ bỏ cuộc hoặc là phải dùng mọi thủ đoạn để có 10 điểm. Hãy dạy con mỗi ngày con ngồi vào bàn học đúng giờ, đúng thời lượng là tốt rồi. Đừng đòi hỏi điểm cao hay thấp, nên dạy cho con biết phải cố gắng chứ không học vì kết quả. Dạy con biết hạnh phúc trong việc làm chứ không phải kết quả.

Hãy dạy con mình học vì kiến thức, vì thích thú và mở rộng tư duy qua học hành, chứ không phải kết quả. Khi con bị điểm số xấu không sao, quan trọng là con có tiến bộ hay không, có thích thú việc học hay không. Phụ huynh phải rõ ràng trong tư duy, không nên làm lớn chuyện, điểm tốt cũng không nên khen con quá, điểm thấp không nên chê mà nên khuyến khích. Nói với con : điểm số chưa thật cần thiết nếu con chưa cố gắng, điều quan trọng nhất là khi thất bại phải biết đứng lên, và phải biết rút ra kinh nghiệm khi bị điểm xấu cho lần sau để phấn đấu tốt hơn.

 “Tạo cho con không gian học tập riêng: đủ ánh sáng, thoáng, yên tĩnh giúp các con cảm thấy thoải mái trong quá trình tự học ở nhà. Cha mẹ, thầy cô thay đổi quan niệm về bệnh thành tích với con cái, không nên giao quá nhiều bài tập, hoặc đăng kí lịch học thêm quá dày khiến các con không có thời gian giải trí, rèn luyện thể dục thể thao. Dạy con kỹ năng tự học, cách xây dựng thời gian biểu học tập, gồm: Chương trình đang học, ôn lại các chương trình đã học, thời gian vui chơi… Tạo môi trường học tập trong gia đình: Cha mẹ học, con cái học, cùng nhau nghiên cứu một số chủ đề học tập chung…”

Trung tâm gia sư hà nội Đức Minh

Việc học tập của con cái luôn được sự quan tâm rất lớn của cha mẹ. Khi con học tốt, đạt điểm cao cha mẹ rất vui mừng và tự hào nhưng khi con bị điểm kém khiến cha mẹ buồn rầu, thậm chí có người khó chịu, tức giận dẫn đến việc la mắng con. Và đã trở thành câu chuyện thường thấy trong nhiều gia đình Việt.
 

Cách nói chuyện với bố mẹ khi bị điểm thấp


1. Cùng con tìm hiểu nguyên nhân và giúp con vượt qua thất bại - Cha mẹ hãy nhẹ nhàng hỏi con nguyên nhân vì sao con bị điểm kém hoặc gọi điện cho giáo viên để biết rõ hơn tình hình học tập của con. - Hãy để ý đến sức khỏe, khả năng tập trung của con trong quá trình học tập.

- Đừng vì con bị điểm thấp mà cấm đoán các hoạt động yêu thích của con. Điều này vô hình chung sẽ gây ra sự phản kháng, đối đầu âm thầm giữa con với cha mẹ.


2. Khích lệ và động viên con - Học tập là để mang về kiến thức cho trẻ chứ không phải lấy điểm số làm thang đo. Vì vậy, nếu lực học của con chưa tốt nhưng con vẫn chăm chỉ ngồi vào bàn học đúng giờ và yêu thích học tập thì không có gì đáng lo ngại. - Cha mẹ hãy chỉ cho con biết rằng học là vì kiến thức, vì thích thú và mở rộng tư duy chứ không phải lúc nào cũng chú ý đến kết quả.

- Khi con bị điểm kém hãy nhìn nhận ở con sự cố gắng, cổ vũ, khích lệ con để lần sau đạt kết quả tốt hơn.


3. Loại bỏ những nguyên nhân, yếu tố gây xao nhãng việc tập học của con. - Đừng cho con tiếp xúc với thiết bị công nghệ quá nhiều. - Cha mẹ cũng nên giảm thời lượng xem tivi khi con đang học.

- Nhắc nhở con chú ý, tập trung trong giờ học.


4. Theo sát và cùng đồng hành với con trong quá trình học tập Khi con bị điểm kém, bản thân con đã gặp áp lực nhất định, cha mẹ hãy là chỗ dựa tinh thần của con, là người bạn chia sẻ và đồng hành cùng con. Bạn hãy lắng nghe chia sẻ của con để biết được bé đang gặp khó khăn gì. Từ đó cùng con tìm ra những biện pháp cải thiện trong học tập và điểm số.

Thay vì la mắng con “chỉ mỗi học mà cũng không xong”, “không được tích sự gì?”, “con nhà người ta”,... hãy khích lệ để con tự tin và cố gắng hơn.

Cách nói chuyện với bố mẹ khi bị điểm thấp

Một giải pháp mà được nhiều cha mẹ áp dụng khi con học kém đó là tìm gia sư tại nhà cho con. Nhưng trước khi lựa chọn gia sư tại nhà, cha mẹ cần tìm hiểu kĩ thông tin của gia sư cũng như các trung tâm gia sư để đưa ra được lựa chọn phù hợp tránh bị lừa đảo. Đức Minh tự hào là trung tâm gia sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội và là lựa chọn hoàn hảo dành cho các bậc phụ huynh, các gia sư. Chúng tôi luôn có những gia sư giỏi, tận tâm cùng phương pháp học phù hợp để giúp con bạn tiến bộ. 

Con lí nhí trình bày, con làm sai bài tập tự luận, con viết đường dẫn thư mục không đúng. Tôi lật lại đề cương ôn tập, sách bài tập của con và càng bực bội vì bài thi học kì là kiến thức con đã được ôn tập. Con ôn tập qua loa, không đọc kỹ sách vở nên làm bài sai, điểm thi kém. Tôi vừa buồn chán vừa thất vọng về con.

Mẹ mắng con lười biếng, bố kết luận con ý thức kém, không tự giác học hành. Bữa cơm tối hôm ấy có mấy món ăn khoái khẩu nhưng con không hào hứng như mọi khi mà ủ rủ ăn nhanh cho xong, bố còn mắng con không biết nhận lỗi, mặt mũi cứ lầm lì khó chịu thật khó ưa…

Tôi nghĩ tới các tình huống xấu nhất khi con bị điểm kém liên tục: Điểm tổng kết học kì của con sẽ trong nhóm bét lớp, con có nguy cơ chuyển xuống lớp thường.

Tôi than thở với mấy phụ huynh có con học cùng khối, thăm dò mấy cháu học sinh lớp 7 và biết rõ tổng kết năm học, nếu bạn nào điểm phẩy kém, thành tích không đạt sẽ bị chuyển lớp. Như vậy con vẫn còn học kì II để phấn đấu, tôi cảm thấy đỡ hoang mang.

Thật may là tôi chưa vội vàng gọi điện, nhắn tin trao đổi với cô giáo chủ nhiệm lớp con. Con bị điểm kém, con buồn bã xấu hổ, nếu tôi cứ vô tư kể lể hết với phụ huynh và các bạn gần nhà thì con sẽ càng thêm chán nản.

Con thông báo với mẹ, con đạt 8 điểm môn Toán. Ngay lập tức, tôi hỏi con câu hỏi quen thuộc: Bạn ngồi cạnh con mấy điểm, lớp con có nhiều bạn điểm 9, 10 không, có bạn nào điểm kém không? Con làm bài sai chỗ nào? Con nói, con tính nhầm phép cộng trừ đơn giản.

Con đứng cách tôi một đoạn với ý chịu trận, thể nào mẹ cũng nổi đóa lên, mắng xối xả vì tội làm mất điểm. Nhưng tôi dịu giọng hướng dẫn con cách học ôn, cách làm bài thi phải chắc chắn cẩn thận từng phép tính, môn học nào cũng phải ôn luyện bài bản mới đạt điểm cao. Bài thi bao giờ cũng là những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, con chỉ lơ là chủ quan không học kỹ là sẽ làm sai, làm ẩu.

Thật vui khi con khoe con đạt điểm 10 môn Vật lý. Đây là môn học khó, con luôn nhăn nhó vì không hiểu lý thuyết, không làm hết bài tập. Tôi cùng con ôn luyện kĩ càng môn học này, tôi giảng cho con lý thuyết, hai mẹ con mày mò tìm hiểu bài tập, tham khảo cách giải trên mạng, tôi ra những ví dụ tương tự để con thực sự hiểu bài. Con đạt điểm 10 ngoài mong đợi. Rõ ràng con nhận thức ổn khi mẹ thực sự dành thời gian kèm cặp, hướng dẫn.

Tôi từng nhiều lần hò hét con việc học, bắt con phải học mỗi tối 2 tiếng. Hễ con thiếu tập trung, hóng chuyện người lớn, trêu đùa em hoặc ngồi lì xem ti vi là mẹ quát mắng. Nếu chỉ hỏi con có bài gì khó không thì con đều trả lời con học hết bài, không có bài gì khó. Tôi kiểm tra, xem bài vở của con mới phát hiện con viết văn còn sai lỗi chính tả, cách trình bày cẩu thả. Với môn tiếng Anh, con học đối phó và quên rất nhiều. Con chưa thực sự say mê bất cứ môn học nào.

Học cùng con suốt mấy năm, tôi biết lực học của con không nổi trội, không xuất sắc chỉ "suýt giỏi". Có lần tôi bắt con ở nhà học suốt buổi chiều, ôn lại mấy môn con bị điểm thi kém. Con học xong, ra đá bóng được 30 phút thì về chạy về nhà, mặt mũi nhợt nhạt, con kêu đau đầu, nôn và bỏ ăn. Chồng tôi nói, con bị trúng gió nhưng tôi nghĩ khác, có lẽ con đau đầu, mệt mỏi vì bị bố mẹ thúc ép học hành, nhắc nhở liên tục chuyện điểm thấp.

Chấp nhận con học hành không bằng bạn bè xung quanh, chấp nhận con bị điểm kém mà không đay nghiến, mắng mỏ thật khó! Bố mẹ nào chẳng mong con giỏi giang, ngoan ngoãn, chăm chỉ.

Bố mẹ có mắng chửi, đánh đập cũng là vì thương con, lo cho tương lai của con. Không lẽ con bị điểm kém thì mình cứ chửi mắng, hắt hủi con? Mình cần con khỏe mạnh, hoạt bát hay cần con vật vã, mệt nhoài với sách vở để đạt điểm 9, 10? Tại sao mình không chấp nhận con với đủ cả ưu điểm và khuyết điểm mà chỉ xoáy sâu vào chuyện con bị điểm kém để chê trách, kết tội con?

Những câu hỏi ấy cứ vẩn vơ trong đầu tôi không dứt. Tôi nghĩ, mình cần đồng hành cùng con, hướng dẫn giảng giải cho con bài khó, con tiếp thu và thi đạt điểm ra sao, mình cũng nên thoải mái đón nhận vì con đã thực sự cố gắng và vui với những tiến bộ nhỏ nhất của con. Bắt ép con học thật nhiều, dọa dẫm con rằng học kém thì ra đời sau này sẽ khốn khó, tôi thấy con rất mệt mỏi, sợ sệt và lo lắng.

Để chấp nhận con không giỏi xuất sắc, con chỉ là một đứa trẻ bình thường và bất cứ lúc nào cũng có thể lĩnh điểm kém, thật sự rất khó! Tôi chỉ có thể lấy lại bình tĩnh khi nghĩ: Bố mẹ cũng giống như số đông phụ huynh với công việc đời thường giản dị thì hãy vui vẻ, thoải mái khi con chỉ có học lực bình thường, không xuất sắc.