Cách nói chuyện để người khác tin tưởng mình

Khi tiếp xúc trò chuyện với người mới quen, bạn và đối phương có quá ít thông tin về nhau, vì vậy cần phải nhanh chóng tạo ra những điểm chung, sự đồng cảm và chủ đề nói chuyện. Những mẹo bên dưới sẽ giúp bạn nhanh chóng “bắt sóng cảm xúc” giúp cuộc trò chuyện trở nên suôn sẻ hơn.

1Nói lời xin lỗi

Xin lỗi vì một vấn đề không phải do bạn gây ra là một điều dường như vô lý, nhưng chính cách làm này khiến bạn đáng tin cậy hơn trong mắt mọi người. Một nghiên cứu ở Harvard được thực hiện như sau: một người đàn ông trẻ tiếp xúc với 65 người lạ bên trong một nhà ga xe lửa vào những ngày mưa và hỏi mượn điện thoại di động. Anh ta bắt đầu với câu nói xin lỗi dường như không cần thiết: “Tôi rất xin lỗi vì trời mưa!”, sau đó là “Tôi có thể mượn điện thoại của bạn một chút được không?”. Kết quả có đến 47% người đồng ý cho mượn điện thoại. Đối với cuộc thử nghiệm cho 65 người khác, anh ta không nói câu xin lỗi mà hỏi thẳng mượn điện thoại, số lượng người đồng ý giảm đi đáng kể. Việc đưa ra lời xin lỗi miêu tả sự đồng cảm và quan tâm đến người nghe, giúp tạo lòng tin ở người nghe, nhờ đó họ sẽ trở nên cởi mở hơn.

2Bắt chước ngôn ngữ cơ thể

Thông thường ngôn ngữ cơ thể là một phản xạ tự nhiên của con người đối với môi trường xung quanh. Về mặt nhận thức, con người có xu hướng tin tưởng hơn ở những người có nhiều điểm chung với mình. Khi gặp nhau, việc bắt chước các hành động như vị trí đặt tay, tư thế ngồi, nhịp điệu giọng nói sẽ có tác dụng tích cực giúp tạo dựng lòng tin ở người đối diện. Đây cũng là cách được các nhà đàm phán thường xuyên sử dụng vì sự bắt chước có thể giúp giải quyết tranh chấp và thuyết phục người khác.

3Đừng ngại tỏ ra ngượng ngùng nếu thực sự bạn như vậy

Đỏ mặt một chút cũng có thể là biểu hiện tích cực cho mối quan hệ của bạn. Khi bạn tỏ ra ngại ngùng, bối rối, người đối diện sẽ cảm thấy bản thân họ đang kiểm soát tốt tình huống, do đó họ cảm thấy thoải mái, tự tin và tin tưởng bạn nhiều hơn, họ sẽ muốn giao tiếp với bạn hơn.

4Cho đối phương biết rằng họ và bạn có những người bạn chung

Việc có chung một số người bạn khiến đối phương tin cậy bạn hơn. Theo một thống kê trên facebook, tỷ lệ chấp nhận kết bạn tăng theo số lượng bạn chung. Theo phản ứng tự nhiên, người đối diện với bạn sẽ có cảm nhận rằng con người của bạn, tính cách của bạn đã được “xác thực” bởi người bạn chung của hai người. Điều này cũng đúng khi mới làm quen với một người ở ngoài thế giới thực, hãy nhớ nhắc đến người bạn chung của 2 người nếu có nhé.

Bài viết đề xuất

Thật ngạc nhiên khi câu này lại ở trong danh sách những câu nói chiếm được lòng tin của người khác phải không? Thực ra, một trong những bước đầu tiên để tạo nên niềm tin của ai đó là tạo thiện cảm với họ, và một câu “cảm ơn” đơn giản đã giúp bạn thể hiện được sự trân trọng đối với những gì họ làm.

Đừng nghĩ cần phải có thứ gì to tát để người khác tin tưởng mình, hãy nhớ rằng lòng tin được xây dựng bằng cả một quá trình, và chỉ đơn giản bắt đầu bằng những cử chỉ thể hiện sự biết ơn.

Tôi cũng quan tâm đến vấn đề này giống bạn đấy

Ngoài cảm giác được trân trọng, con người cũng có xu hướng thân thiết với những ai thuộc phe “đồng minh” của mình. Vì vậy, khi người ấy đưa ra một vấn đề, đừng ngần ngại thể hiện rằng bạn cũng rất quan tâm tới điều đó nhé.

Hãy thêm vài ý kiến, quan sát cá nhân để chứng minh tính “chân thực” (rằng không phải bạn chỉ nói để lấy lòng), những câu chuyện thật của chính bạn sẽ nhanh chóng chiếm được lòng tin của người nghe. Tất cả điều này sẽ giúp truyền tải thông điệp “Tôi đã từng trải qua vấn đề này, vì vậy, tôi rất quan tâm và đồng ý với bạn” tới đối phương.

Tôi tin bạn làm được mà

Khi bạn muốn người ta đối xử với mình như thế nào, hãy đối xử như vậy với họ trước tiên. Khi bạn muốn đối phương tin tưởng, hãy thể hiện rằng bạn hoàn toàn đặt niềm tin ở họ trước. Nhưng điều này không dễ dàng thể hiện qua một câu nói đâu, nó yêu cầu bạn một sự thành tâm tuyệt đối. Vì chỉ khi thật sự có ý như vậy, bạn mới có thể trả lời rành mạch câu hỏi “Tại sao bạn lại có niềm tin như vậy ở tôi?” nếu bên kia hỏi ngược lại.

Bạn nói tiếp về vấn đề này đi

Câu này nói rằng bạn rất sẵn lòng ngồi thêm hàng tiếng đồng hồ để lắng nghe thêm những câu chuyện hay ho từ họ. Đối phương sẽ nhận được dấu hiệu rằng bạn rất coi trọng những điều họ nói trong cuộc hội thoại, đó có thể là kinh nghiệm, chia sẻ từ chính con người họ. Đừng quên đặt thêm câu hỏi để thể hiện sự hứng thú và gây thiện cảm với đối phương như: “Tại sao lúc ấy anh/ chị lại nghĩ ra được những điều hay ho như vậy?” “Mình chưa hiểu chỗ này lắm, bạn kể chi tiết hơn đi!”,..

Nghiên cứu đã chứng minh rằng…

Còn gì đáng tin hơn khi ý kiến của bạn đưa ra đã được chứng minh bằng những nghiên cứu thực tế, đặc biệt là kèm theo những số liệu cụ thể ngay sau đó. Ngoài ra, những yếu tố nhỏ như tên tác giả, thời gian cũng là bằng chứng xác thực cho nghiên cứu này. Hãy tìm kiếm những hồ sơ khoa học, hay hình mẫu thành công của một dự án, quan điểm, để tăng thêm tính tin cậy cho đề xuất của mình. Ý tưởng mới của bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được mọi người hơn , khi bạn giới thiệu cho một dự án tương tự đã từng thành công vang dội.

Chúng ta có điểm chung đấy

Đối với trường hợp những nhóm người, tổ chức, hãy dùng mục đích chung để liên kết những cá thể riêng lẻ lại với nhau. Thay vì đưa ra những điều chỉ đúng với bạn, hay cho một nhóm người cụ thể; hãy biến nó thành lợi ích chung của tất cả mọi người trong nhóm. “Tôi đưa ra điều này vì mục đích chung, bạn có lợi, và tôi có lợi, chúng ta đều có lợi ” sẽ là động lực lớn khiến mọi người đồng ý và tin tưởng với quyết định và sát cánh cùng bạn.

Tôi hiểu được những gì bạn nói,  những gì bạn đã trải qua

Gợi sự đồng cảm là bí quyết tốt nhất để tạo nên sự tin tưởng giữa hai cá thể riêng biệt. Khi đưa ra những cử chỉ, hành động chứng minh rằng “tôi hiểu những gì bạn nói”, bạn sẽ truyền đi sự thấu hiểu với tất cả những suy nghĩ của họ. Lúc đó, giữa hai người sẽ có sự gắn bó về mặt cảm xúc. Theo thời gian, sự liên kết này sẽ mở rộng thành sự tin tưởng họ (đã bao lần bạn nghe theo lời khuyên của một đứa bạn thân vì nó rất hiểu mình còn hơn mình hiểu mình?).
Hãy bắt đầu bằng những cử chỉ hàng ngày như lắng nghe, đồng cảm, biết ơn, để tạo được sợi dây liên kết với bất kì ai, đó là bước đệm quan trọng của niềm tin đấy.

Theo Kyna.vn 

Niềm tin là nền móng cho mọi mối quan hệ thành công, dù cho đó là quan hệ công việc, đối tác, bạn bè, tình yêu, người thân...v.v. Nếu không có sự tin tưởng bạn sẽ không thể hình thành bất kì mối liên kết gần gũi nào với người khác, bởi lẽ bạn đơn giản không muốn mở lòng với một người mà bạn không thể hoàn toàn dựa vào. Mặt khác, người khác cũng cần phải tin tưởng bạn. Chúng ta vẫn thường bảo người khác làm cho ta tin tưởng họ hơn, vậy tại sao không tìm cách gia tăng “niềm tin” của họ đối với bạn?

Niềm tin là nền móng cho mọi mối quan hệ thành công, dù cho đó là quan hệ công việc, đối tác, bạn bè, tình yêu, người thân...v.v. Nếu không có sự tin tưởng bạn sẽ không thể hình thành bất kì mối liên kết gần gũi nào với người khác, bởi lẽ bạn đơn giản không muốn mở lòng với một người mà bạn không thể hoàn toàn dựa vào. Mặt khác, người khác cũng cần phải tin tưởng bạn. Chúng ta vẫn thường bảo người khác làm cho ta tin tưởng họ hơn, vậy tại sao không tìm cách gia tăng “niềm tin” của họ đối với bạn?

Sau đây là 5 điều mà những người đáng tin cậy vẫn hay làm

1.Xin lỗi vì những điều ngoài ý muốn

Điều này nghe có vẻ không cần thiết hoặc thậm chí ngu ngốc với một số người, nhưng một lời xin lỗi chẳng hạn như về thời tiết hiện tại (mưa, gió…) ngay lập tức có thể khiến bạn trở thành một người dễ cảm thông và đáng tin cậy hơn trong mắt người khác.

Ví dụ, những nghiên cứu sinh của đại học Harvard đã thuê một chàng trai trẻ và bảo anh ta hỏi mượn điện thoại của 65 người lạ khác nhau ở một ga tàu điện, đặc biệt hơn họ chỉ thực hiện thí nghiệm này vào những ngày trời mưa. Phân nửa số lần khi anh chàng kia tiếp cận người khác, anh ta sẽ nói “Tôi rất xin lỗi về cơn mưa này” trước khi hỏi mượn điện thoại của họ. Chỉ 9% người lạ không nghe được lời xin lỗi có vẻ không cần thiết kia chấp nhận cho anh ta mượn điện thoại. Ngược lại, 47% người nghe được lời xin lỗi đều cho anh ấy mượn điện thoại. Những nghiên cứu sinh đã khám phá ra rằng bắt đầu một cuộc trò chuyện với một lời xin lỗi, dù cần thiết hay không, sẽ giúp gia tăng sự cảm thông và quan tâm của người nghe, cũng như gia tăng sự tin cậy của đối phương dành cho người nói.

2.Mô phỏng ngôn ngữ cơ thể để làm đối phương thoải mái

Chú ý đến cử chỉ của một người trong cuộc nói chuyện và bắt chước theo ngôn ngữ hình thể của họ có thể làm họ tin tưởng bạn hơn đấy. Một nghiên cứu được đăng trên tờ báo của học viện quản trị học đã được thực hiện như sau: những sinh viên được yêu cầu mô phỏng lại cử chỉ của người nói chuyện cùng mình (chẳng hạn như chống cùi chỏ lên bàn, chống tay lên cằm, khoanh tay...) khi cả hai đang thương lượng một vấn đề nào đó. Và có đến 67% cuộc thương lượng thành công. (Những người bị thuyết phục không hề biết về chuyện họ bị “mô phỏng”). Những sinh viên được bảo không “nhái theo” cử chỉ của đối phương chỉ có 12.5% thương lượng thành công. Lý giải cho tỉ lệ thương lượng thành công đó là việc gia tăng sự tin cậy từ những cử chỉ “bắt chước” kia, giúp giảm sự mâu thuẫn thậm chí là hỗ trợ cho việc “điều hòa” cuộc nói chuyện.

3.Người khiêm tốn, nhã nhặn

Nhìn chung, người ta thường tin tưởng những người khiêm tốn, nhún nhường hơn, bởi vì những người này trong mắt người khác rất gần gũi và thân thiện. Một cuộc nghiên cứu ở đại học California, Berkeley chỉ ra rằng việc ngại ngùng trước người khác cũng làm họ tin tưởng bạn hơn. Trong cuộc nghiên cứu, người ta cho những người tham gia xem một đoạn video một anh chàng được thông báo là mình đạt điểm tuyệt đối trong một bài kiểm tra. Những người tham gia được xem hai phản ứng khác nhau từ người thanh niên kia, một là tỏ vẻ hơi ngại ngùng, hai là tự hào và hãnh diện tột độ.

Sau khi xem đoạn video, những người tham gia cuộc nghiên cứu chơi những trò chơi để đo lường xem họ tin tưởng anh ta đến mức độ nào. Kết quả cho thấy những người được xem đoạn clip anh ta phản ứng một cách hơi ngại ngùng sẽ tin tưởng anh ta hơn. Những nghiên cứu sinh giải thích sự ngại ngùng thể hiện sự chấp nhận và sự hòa hợp trong mỗi con người, khiến họ trở nên đáng tin hơn, dễ gần hơn.

4.Thường có mùi nhẹ nhàng

Người ta khám phá ra rằng mùi hương có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của bạn trong mắt người khác. Một thí nghiệm ở Hà Lan được tổ chức với 90 người trưởng thành được chia thành 3 nhóm và cùng tham gia một trò chơi gọi là “trò chơi tin tưởng”, giúp đo lường mức độ tin cậy của một người đối với người khác. Tất cả người chơi được nhận một số tiền nhất định, và những người chơi sẽ quyết định sẽ giữ nó hay đưa nó cho những người chơi khác. Người nhận được tiền từ người khác sẽ được hưởng gấp ba số tiền, nhưng “người được tin tưởng” có quyền chọn chia sẻ hoặc không chỉ sẻ số tiền đó với “người tin” họ, đó là một quyết định cần nhiều sự tin tưởng.

Trong suốt trò chơi, cả ba nhóm được sử dụng những loại mùi nước hoa khác nhau: không mùi, oải hương, và bạc hà. Người ta phát hiện rằng những người có mùi oải hương sẵn lòng tin tưởng người khác hơn những nhóm mùi còn lại. Bộ máy thần kinh trung ương sẽ đưa ra tín hiệu về việc có nên tin một ai đó hay không, và oải hương có một mùi dịu nhẹ giúp tác động tích cực vào khu vực này, trong khi đó thì mùi bạc hà lại kích thích mạnh vào não bộ.

5.Thường có nhiều bạn chung

Chắc chắn là bạn sẽ dễ tin tưởng một người hơn nếu bạn có nhiều người bạn chung với họ. Cụ thể, hai người sẽ dễ có cùng sở thích hơn khi cùng có một người bạn chung. Bạn có thể tận dụng điều này bằng cách nhờ bạn của mình đề cập đến mình vài lần với đối phương, như vậy sẽ tạo cảm giác đối phương dường như đã hiểu bạn được một phần nào đó rồi vậy.

Minh NhiênTheo powerofpositivity

Video liên quan

Chủ đề