Cách lấy gỉ mũi đúng cách

Trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng không tốt và thường mắc các bệnh cảm sốt. Khi cảm thì thường kéo theo cả sổ mũi. Việc này làm cho bé cảm thấy không thoải mái khi hô hấp, hít thở.

Vậy có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không? Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh thế nào? Mời các bậc cha mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin cần thiết khi chăm trẻ sơ sinh nhé!

Các cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Gỉ mũi ở trẻ sơ sinh thường nhiều và có nhiều dạng là lỏng hoặc khô cứng. Vì vậy, khi muốn lấy gỉ mũi cho trẻ thì các bậc cha mẹ cần lấy gỉ mũi cẩn thận và dùng cách thích hợp để tránh làm bé tổn thương.

Các bậc cha mẹ hãy đọc kĩ các cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây và chọn cách thích hợp cho bé.

1. Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút

Đối với dịch mũi còn lỏng và trẻ sơ sinh có nhiều dịch mũi thì lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút là vô cùng thích hợp. Để thực hiện cách này, bố mẹ cần chuẩn bị một dụng cụ hút chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, nước muối sinh lý, một chiếc khăn khô và một khăn ấm.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bố mẹ đặt bé nằm nghiêng từ 30o-45o so với mặt phẳng của giường. Sau đó dùng tay nâng trọn phần đầu của bé, lưu ý là bố mẹ cần đỡ luôn cả phần gáy của bé.
  • Tiếp đến, bố mẹ nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mũi bé và chờ một chút để gỉ mũi mềm ra.
  • Đặt dụng cụ hút vào mũi bé và từ từ bóp nhẹ dụng cụ hút để lấy gỉ mũi ra. Bố mẹ chỉ cần thực hiện hút từ 2-3 lần để lấy sạch được gỉ mũi và dịch nhầy trong mũi bé ra ngoài.
  • Sau cùng, bố mẹ dùng khăn khô thấm nhẹ phần dịch mũi còn thừa và dính ở phía ngoài mũi. Và tiếp tục dùng khăn ấm lau nhẹ lại mặt bé và phần mũi để làm sạch hẳn phần dịch mũi.

Một số lưu ý:

  • Bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng nước muối sinh lý cho bé.
  • Không đặt đầu hút của dụng cụ hút vào sâu trong mũi bé. Thành mũi của bé lúc này vẫn rất yếu, đặt đầu hút quá sâu có thể làm trầy và tổn thương thành mũi của bé.

2. Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông

Dụng cụ lấy gỉ mũi cho trẻ thường được các bố mẹ sử dụng là tăm bông. Tuy nhiên, đây lại là dụng cụ được khuyên nên ít sử dụng cho trẻ sơ sinh nếu bố mẹ chưa biết sử dụng đúng cách.

Để thực hiện cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tăm bông, bố mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:

  • Tăm bông chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh (loại tăm bông có đầu nhỏ và ít lông gòn)
  • Nước muối sinh lý
  • Khăn ấm mềm

Cách thực hiện:

  • Đặt bé nằm yên trên giường hoặc mặt phẳng bất kỳ.
  • Nhỏ một giọt nước muối sinh lý loãng vào mũi bé cho gỉ mũi bớt cứng.
  • Sử dụng tăm bông gỡ gỉ mũi của bé ra từ từ. Bố mẹ cần lưu ý là lấy gỉ mũi từ hướng từ trong ra ngoài để tránh đẩy gỉ mũi của bé vào trong.
  • Sau khi lấy được gỉ mũi cho bé, bố mẹ dùng khăn ấm lau xung quanh mũi bé cho sạch. Vì da bé rất nhạy cảm, nên bố mẹ lau da bé thật nhẹ chứ đừng chà sát nhé!

3. Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nhíp chuyên dụng

Trong trường hợp các bé có gỉ mũi khô và quá cứng, bố mẹ nên sử dụng nhíp để gắp gỉ mũi cho bé. Vì nhíp sẽ giúp bố mẹ dễ dàng lấy gỉ mũi ra mà ít làm bé khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng nước muối sinh lý loãng nhỏ một giọt vào mũi bé để làm mềm gỉ mũi.
  • Dùng nhíp gắp gỉ mũi ra bên ngoài. Bố mẹ nên dùng khăn giấy có thấm nước để ngoáy nhẹ mũi lại cho bé nếu gỉ mũi quá cứng. Sau đó mới tiếp tục dùng nhíp để lấy gỉ mũi.
  • Bố mẹ cần tránh dùng nhíp để cố khều và lấy các gỉ mũi còn cứng. Điều này có thể làm tổn thuơng niêm mạc mũi của trẻ.
  • Cuối cùng, bố mẹ dùng khăn ấm để lau lại mũi cho bé là xong.

Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không?

Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh?

Thực chất, mũi của trẻ sơ sinh đều có chất dịch nhờn tự nhiên. Lượng chất nhờn này giúp bảo vệ niêm mạc mũi của bé trước vi khuẩn và bụi bẩn.

Tuy nhiên, trong một số thời điểm đặc biệt như thời tiết trở lạnh, hanh khô hoặc bé ốm, bệnh. Lượng chất nhờn trong mũi sẽ được tiết ra nhiều hơn. Việc chất nhờn được tiết ra nhiều hơn này sẽ làm hình thành gỉ mũi trong mũi của trẻ sơ sinh.

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên thường xuyên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh. Việc làm này sẽ giúp cho trẻ sơ sinh được hô hấp dễ dàng hơn, không phải hít thở khò khè vì gỉ mũi đọng lại trong mũi. Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không? Câu hỏi này chắc chắn bố mẹ đều đã biết đáp án là có rồi nhé!

Mong rằng với bài viết này, sẽ giúp các bố mẹ trả lời được câu hỏi: “Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không?”. Cũng như giúp bố mẹ biết thêm các cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Hy vọng các bố mẹ sẽ áp dụng thành công các cách lấy gỉ mũi này để chăm trẻ sơ sinh thật tốt.

Xem thêm:

1. Vì sao phải vệ sinh mũi? 

Mũi có chức năng lịc, làm ẩm và ấm không khí, Khi bị viêm, niêm mạc mũi bị phù nề cản trở trẻ hít thờ, ngủ, ăn uống. Trẻ nhỏ không dễ dàng tự vệ sinh mũi, hơn nữa trẻ không thể xì mũi ra một cách hiệu quả. Vì vậy, trẻ cần sự hỗ trợ của bố mẹ để giúp cho trẻ thở dễ dàng hơn. 

2. Lợi ích của vệ sinh mũi? 

Vệ sinh mũi với dung dịch nước mũi sẽ giúp loại bỏ  chất tiết và các hạt nhỏ ( bụi, phấn hoa, lông động vật...). Điều này sẽ làm giảm nghẹt mũi, làm ẩm mũi và ngăn ngừa chảy máu mũi và cũng giúp trẻ: 

- Bú tốt hơn và ngủ ngon hơn

- Ít bị cảm lạnh

- Ít bị viêm tai, viêm xoang và ho

- Ít sử dụng kháng sinh

- Đối với những trẻ bị hen. kiểm soát  tốt hơn tình trạng của chúng

- Giảm thời gian nghỉ học, nghỉ làm

3. Thời gian rửa mũi bao lâu?

Thời gian khuyến cáo nên bắt đầu vệ sinh mũi từ lúc sinh cho đến khi trẻ 7-8 tuổi hoặc thậm chí lâu hơn nếu cần. Thực hiện vệ sinh mũi mất khoảng 5-10 phút mỗi ngày. 

4. Dùng dung dịch gì để rửa mũi? 

Nước muối sinh lý NaCl 0,9% nên làm ấm dung dịch ở nhiệt độ cơ thể khoảng 37 độ C trước khi dùng.

Thể tích dung dịch nước muối khuyến cáo theo từng lứa tuổi. 

Trẻ sinh non 1- 3 ml cho mỗi lỗ nũi
<6 tháng 3-5 ml cho mỗi lỗ mũi
> 6 tháng 5-10 ml cho mỗi lỗ mũi

5. Hướng dẫn cách vệ sinh mũi

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Bước 1: Rửa tay sạch trước và sau khi thực hiện vệ sinh mũi.

Bước 2: Đổ đầy dung dịch nước muối vào xy-lanh.

Bước 3: Đặt trẻ nằm nghiêng và lót 1 khăn lau dưới mũi trẻ, rửa lỗ mũi ở phía trên bằng cách bơm nhanh dung dịch ở trong xy-lanh. Dịch có thể tràn ra cả 2 lỗ mũi và cũng có thể cả miệng. 

Bước 4: Sau đó cho trẻ nghiêng về bên đối diện và lập lại kĩ thuật tương tự. 

Bước 5: Nếu trẻ không thể tống dịch mũi ra thì lau bằng giấy. Nếu cần thiết, lặp lại bước 2,3,4.

Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi

Bước 1: Có thể dễ dàng hơn nếu bạn quấn trẻ trong 1 chiếc khăn lớn. Sau đó, đặt trẻ ngồi trên đầu gối của bạn trong tư thế đứng thẳng ( không nghiêng về phía trước hoặc phía sau). Bạn có thể đặt 1 chiếc khăn cho trẻ để ngăn trẻ bị ướt. 

Bước 2: Bạn có thể đặt tay lên hàm của trẻ để cố định trẻ, sau đó áp má của bạn vào má của trẻ để trẻ không thể cử động trong khi thực hiện kỹ thuật này. 

Bước 3: Giữ xy-lanh bằng tay kia của bạn. Đưa đầu xy-lanh vào một lỗ mũi. Cúi nhẹ người về phía trước. 

Bước 4: Nhanh chóng bơm dung dịch trong xy-lanh vào lỗ mũi, Dịch có thể chảy ra cả 1 lỗ mũi cũng như miệng. 

Bước 5: Dùng kỹ thuật tương tự đối với lỗ mũi còn lại. 

Bước 6: Nếu trẻ không thể xì mũi, hãy lau sạch bằng khăn giấy. Nếu cần, lặp lại bước 2,3,4

Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi

Bước 1: Rửa tay trước và sau khi vệ sinh mũi,

Bước 2: Đổ đầy dung dịch nước muối sinh lý vào bình rửa mũi

Bước 3: Đặt trẻ trước bồn rửa, đầu nghiêng về phía trước và miệng mở

Bước 4: Đặt chặt đầu chai vào lỗ mũi

Bước 5: Ấn vào chai cho đến khi dung dịch chảy ra lỗ mũi bên đối diện

Bước 6: Yêu cầu trẻ xì mũi từng lỗ mũi một

Bước 7: Lặp lại các bước 4,5,6 cho lỗ mũi còn lại. 

Tài liệu tham khảo: 

Nasal Hygien - LE CENTRE HOSPITALIER UNIVERSITAIRE

Video liên quan

Chủ đề