Cách phòng tránh sùi mào gà ở miệng

Ngày nay, tỉ lệ mắc sùi mào gà ở miệng ngày càng tăng. Một trong những nguyên nhân là do xu hướng quan hệ tình dục bằng miệng ngày càng phổ biến. Vậy biểu hiện của bệnh, cũng như cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Mời bạn cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này qua bài viết sau đây.

Bệnh sùi mào gà ở miệng là gì?

Sùi mào gà còn được biết đến với tên gọi là mụn cóc sinh dục hoặc mồng gà. Đây là căn bệnh chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn, rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Virus gây bệnh sùi mào gà là Human Papillomavirus (HPV). Bệnh thường gặp ở cả nữ lẫn nam. Khoảng 80% người bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Nhiều người trong số họ không gây ra bất kỳ vấn đề nào và sẽ tự khỏi.

Sùi mào gà ở miệng thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Điều này làm người bệnh khó nhận ra mình đang nhiễm và hạn chế thực hiện các bước cần thiết để giảm sự lây lan. Đặc trưng của bệnh những nốt sần (mụn cóc). Sùi mào gà ở miệng thường phát triển mụn cóc ở trong miệng hoặc cổ họng.

Các nốt sùi có thể mọc thành đám ở vùng miệng khi bị sùi mào gà ở miệng

Bệnh có thể biến chứng thành ung thư hầu họng, nhưng tỉ lệ rất thấp. Nếu bạn bị ung thư hầu họng, các tế bào ung thư hình thành ở giữa cổ họng, bao gồm amidan, lưỡi và thành hầu. Các tế bào này có thể phát triển từ virus HPV ở miệng. Biểu hiện ban đầu của ung thư hầu họng như:

Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ có nguy cơ nhiễm HPV, hãy đặt lịch để gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân mắc bệnh sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng xảy ra khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, thường qua vết thương nhỏ bên trong miệng. Tình trạng này có nguy cơ cao khi quan hệ tình dục bằng đường miệng.

Sùi mào gà ở miệng có thể lây cho nhau bằng các con đường:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng: Tiếp xúc với bộ phận sinh dục của người bệnh bằng miệng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan qua miệng; gây ra sùi mào gà ở lưỡi và miệng.
  • Hôn môi với người bệnh: Điều này tạo điều kiện cho HPV lây từ người này sang người khác.
  • Lây qua các vật dụng trung gian: Sử dụng chung đồ cá nhân như khăn tắm, khăn mặt,… có chứa dịch nhầy, máu mủ mang theo mầm bệnh HPV. Đây cũng là nguyên nhân có thể khiến virus được phát tán.

Xem thêm: Sùi mào gà ở bao quy đầu – nỗi lo “thầm kín” của nam giới

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng bao gồm:

  • Quan hệ tình dục bằng đường miệng: Bằng chứng cho thấy việc quan hệ qua đường miệng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, nam giới có nguy cơ cao hơn, đặc biệt nếu họ hút thuốc.
  • Đa quan hệ: Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình có thể làm tăng nguy cơ. Theo Cleveland Clinic, có hơn 20 bạn tình trong suốt cuộc đời của bạn có thể làm tăng khả năng nhiễm HPV ở miệng lên tới 20%.
  • Hút thuốc lá: Điều này được chứng minh giúp thúc đẩy sự xâm nhập của virus HPV. Hít phải khói thuốc lá nóng dễ làm tổn thương niêm mạc trong miệng, tăng nguy cơ phát triển ung thư miệng.
  • Uống rượu bia: Điều này đã được chứng minh tăng nguy cơ nhiễm HPV. Nếu bạn hút thuốc và uống rượu bia, nguy cơ nhiễm càng cao.
  • Hôn mở miệng: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là một yếu tố nguy cơ. Bởi vì điều này có thể tạo cơ hội truyền virus từ miệng này sang miệng kia. Tuy nhiên, điều này cần nhiều bằng chứng hơn để khẳng định có làm tăng nguy cơ nhiễm HPV ở miệng không.
  • Giới tính: Đàn ông có nguy cơ bị lây nhiễm sùi mào gà ở miệng cao hơn phụ nữ.
  • Tuổi tác: Đây cũng là một trong những tác nhân liên quan đến việc gây ung thư hầu họng. Tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn bởi bệnh có nhiều năm hơn để phát triển.
  • Hệ miễn dịch yếu: Tạo điều kiện cho virus HPV tăng trưởng và các mầm bệnh khác.
Quan hệ tình dục bằng miệng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà

Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng

Chẩn đoán

Không có xét nghiệm nào để xác định xem bạn có bị nhiễm HPV ở miệng hay không. Bác sĩ hoặc nha sĩ của bạn có thể phát hiện ra các tổn thương qua tầm soát ung thư, hoặc bạn có thể nhận thấy các tổn thương và đặt lịch hẹn khám.

Nếu bạn có tổn thương ở vùng miệng, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết để xem liệu đó có phải là ung thư hay không. Họ cũng có thể sẽ kiểm tra các mẫu sinh thiết để tìm virus HPV. Nếu có HPV, ung thư có thể đáp ứng nhiều hơn với điều trị.

Điều trị

Hầu hết các loại HPV ở miệng đều tự biến mất trước khi chúng gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Nếu bạn có mụn cóc phát triển ở miệng do HPV, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ chúng bằng cách:

  • Phẫu thuật cắt bỏ.
  • Phẫu thuật lạnh: Dùng nitơ lỏng để đóng băng mụn cóc.
  • Tiêm interferon alfa-2B (Intron A, Roferon-A).

Ngoài ra có thể dùng thuốc bôi, tuy nhiên việc này khó điều trị chấm dứt bệnh.

Trong trường hợp, bệnh phát triển thành ung thư hầu họng. Việc điều trị và tiên lượng phụ thuộc vào giai đoạn, vị trí của bệnh ung thư, và nguyên nhân gây bệnh có phải do HPV hay không. Điều trị ung thư hầu họng do HPV ít tái phát hơn so với nguyên nhân khác. Các phương pháp điều trị như xạ trị, phẫu thuật, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.

Cách phòng ngừa sùi mào gà ở miệng

Hầu hết các tổ chức y tế và nha khoa không khuyến nghị sàng lọc HPV ở miệng. Xây dựng lối sống hợp lý là một trong những cách dễ dàng nhất để giúp ngăn ngừa HPV. Sau đây là một số mẹo để phòng ngừa bệnh:

Quan hệ tình dục an toàn

  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ làm giảm nguy cơ lây nhiễm HPV và các bệnh lây qua đường tình dục khác. Một nghiên cứu cho thấy sử dụng bao cao su khi giao hợp giảm nguy cơ bệnh đến 70%.
  • Quan hệ một vợ một chồng: Chỉ quan hệ với một bạn tình không mắc mụn cóc sinh dục giúp giảm nguy cơ nhiễm HPV. Đôi khi người ấy có thể không biết họ bị nhiễm HPV; vì bệnh có thể không biểu hiện triệu chứng nào.
  • Nếu quan hệ tình dục qua miệng thì bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau khi quan hệ.

Xem thêm: Dùng bao cao su có an toàn không? Sử dụng thế nào cho đúng cách?

Sử dụng bao cao su khi quan hệ giúp giảm nguy cơ lây bệnh sùi mào gà

Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa

Hạn chế thực phẩm làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh

  • Thịt đỏ.
  • Sữa, ngô, đậu nành, chất phụ gia…
  • Các chất kích thích khác như rượu, bia, thuốc lá, hay caffeine…
  • Bánh mì trắng, mì ống,…
  • Thực phẩm chế biến cùng chất béo chuyển hóa.

Tăng sức đề kháng

  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
  • Tăng cường luyện tập thể thao thường xuyên.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và đúng giờ.
  • Tránh căng thẳng, áp lực.

Tiêm vắc xin

Tiêm phòng HPV bao gồm việc tiêm hai mũi cách nhau từ 6 đến 12 tháng dành cho đối tượng ở độ tuổi từ 9 đến 14. Những người có độ tuổi từ 15 trở lên sẽ tiêm 3 mũi trong vòng 6 tháng. Bạn sẽ cần phải tiêm tất cả các mũi của mình để vắc xin có hiệu quả.

Thuốc chủng ngừa HPV là một loại vắc xin an toàn và hiệu quả có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh liên quan đến HPV.

Loại vắc xin này trước đây chỉ được cung cấp cho những người chưa đến tuổi 26. Các hướng dẫn mới cho rằng những người trong độ tuổi từ 27 đến 45 chưa được chủng ngừa HPV trước đây có đủ điều kiện để tiêm vắc xin Gardasil 9.

Trong một nghiên cứu năm 2017, tỷ lệ nhiễm HPV ở miệng thấp hơn 88% ở những người trẻ tuổi được tiêm ít nhất một liều vắc xin HPV. Các loại vắc xin này giúp ngăn ngừa ung thư hầu họng liên quan đến HPV.

Tiêm vắc xin HPV giúp phòng ngừa các bệnh lý do virus này gây ra

Hy vọng bài viết trên đây của ThS.BS Trần Quốc Phong đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về sùi mào gà ở miệng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nhiễm HPV, bạn hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn và tiếp nhận phương pháp điều trị hiệu quả.

Video liên quan

Chủ đề