Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh

Ai đã đến Hà Tĩnh mà chưa ăn bánh mướt cuốn với ram thì thật là uổng phí. Ram làm từ miến, thịt, ớt tiêu, nấm, lá lốt cuốn với bánh ram làm từ bột gạo… rán vàng. Khi ăn ta cuốn ram với bánh mướt chấm với nước mắm tỏi ớt, hương vị không thể chê vào đâu được. 

Theo cách dùng từ của người Hà Tĩnh, ram tức là nem rán, là món ăn nổi tiếng, góp phần làm nên hương vị ẩm thực Việt Nam. Nhưng ăn ram ở Hà Tĩnh, sẽ cảm nhận một hương vị thật khác. Bánh mướt là cách gọi khác của bánh cuốn, bánh ướt, ưa dùng ở Hà Tĩnh.

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh

Ảnh: Tung XichLo

Ram bánh mướt là sự kết hợp hài hòa giữa bánh mướt mềm dẻo, thanh mát và ram rán giòn tan, thơm lừng, là món ăn vừa giản dị, vừa tinh tế của người Hà Tĩnh.

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh

Ảnh: Tung XichLo

Để làm món ram bánh mướt ngon, người dân Hà Tĩnh đã rất công phu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, cách thức chế biến, đến cách cuốn ram, rán, pha nước chấm ăn kèm...

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh

Bánh mướt phải làm từ gạo tẻ trắng ngần, ngâm trong nước 6-8 tiếng đồng hồ. Vốn dĩ ngâm lâu như vậy là để bánh ngon hơn, mềm mịn hơn. Bánh được tráng từng lớp thật mỏng, nóng hổi, nhanh tay cuốn cùng ram rán giòn tan, chấm cùng nước mắm pha riêng, bạn sẽ không thể ngừng ăn cho đến khi bụng no đẫy.

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh

Cái thú của món này chính là ở cảm giác khi nhai. Cái giòn rụm của ram kết hợp với độ dai dai, mềm mềm của bánh mướt, vừa thanh đạm lại vừa ngậy béo.

Còn món bánh cặp thì sao? Người ta đặt hai chiếc bánh mướt trắng nõn lên tấm bì cói, tiếp đó là một chiếc bánh tráng (bánh đa) nhỏ và cuối cùng là một lớp bánh mướt nữa, rồi gập lại, "cặp" vào với nhau, đập cho hai loại bánh dính chặt, thế là thành món "bánh cặp" (còn gọi là "bánh đập"). Món bánh này ăn kèm cùng với giò, chả và rau sống.

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh

Ảnh: Tung XichLo

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh

Ảnh: Tung XichLo

Bánh tráng phải dày, ủ nóng, giòn tan và bùi ngậy. Bánh mướt phải tráng mỏng, ngọt đậm và dậy mùi thơm. Hai thứ bánh này khi đập kết dính vào nhau, giòn mà không bị khô, đậm đà mà không ngán.

Đặc biệt, bánh cặp ngon chính là nhờ ở bát nước chấm. Nước mắm để pha phải là loại nước mắm chắt, vàng óng và thơm lừng, khi nếm còn có vị ngọt đậm ở đầu lưỡi. Nước mắm ngon đã đành, nhưng phải pha không nhạt, không mặn vừa đủ vị ngọt thơm, lại có vị cay nồng của ớt, của tỏi, chấm bánh mới mê. 

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh

Ảnh: Tung XichLo

Khi ăn cũng có cảm giác thật khác lạ. Sự kết hợp tuyệt với giữa hai món bánh quen thuộc của người dân Việt Nam trở thành đặc sản của cả vùng Hà Tĩnh. Người con xa quê thì luôn nhớ về, còn du khách ghé thăm ăn một lần mãi không quên.

Mỗi đặc sản của một vùng nơi đây góp phần tăng thêm vẻ đặc sắc của văn hóa ẩm thực Hà Tĩnh. Những món ăn bình dị nhưng nó cũng có sức hấp dẫn riêng đối với mỗi du khách, ai chưa được thưởng thức những món đặc sản Hà Tĩnh xin một lần ghé qua, mọi người có thể mua để làm quà cho bạn bè, người thân và chắc chắn sẽ chẳng ai có thể quên được hương vị mộc mạc, dân dã còn đọng lại mãi trong từng món ăn ở nơi đây.

>> XEM TIẾP:

Độc - dị - ngon chính là những đặc sản ở An Giang

Theo Hà Mi (Tổng hợp) (Khám Phá)

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh
Người Nghệ ai cũng biết món bánh mướt.

Bên cạnh cháo lươn Vinh, ram Hà Tĩnh, thì bánh mướt phải được xem là một đặc sản ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Người dân ở đây sáng rất hay dùng bánh mướt ăn sáng hoặc đôi khi làm món chính trong giỗ, tiệc hay mùa cấy giặt lúa để tiết kiệm thời gian.

Nếu tìm kiếm cách làm bánh mướt chúng ta sẽ thấy hàng loạt cách làm khác nhau. Nhưng ngon nhất phải học cách làm của người Nghệ An. Đặc biệt, với ai sành ăn bánh mướt thì nhớ đến vùng Diễn Châu nơi có nhiều gia đình làm bánh mướt truyền thống từ nhiều đời. Dưới đây là những nguyên liệu cần có.

  • Gạo tẻ (tiếng Nghệ gọi là gạo lòn): 200 gram
  • Hành lá: 1 nắm
  • Hành khô (chọn hành tăm mới ngon): 8 củ

Lưu ý: Trong cách làm bánh mướt người Diễn Châu họ rất chú trọng việc chọn gạo. Ngày xưa người dân nơi đây chọn loại gạo Vê (ở huyện Quỳnh Lưu) về làm bánh mướt. Nay loại gạo này ít nên họ chuyển qua gạo lòn bình thường.

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh
Món vánh mướt xáo lòng ngon đúng điệu.


Để làm bánh mướt Nghệ An cần thực hiện theo các bước như sau:

2.1. Ngâm gạo

  • Đem gạo ngâm 3 tiếng. Sau đó đem xay nhỏ rồi ngâm thêm 3 - 6 tiếng để gạo đủ "độ chín".
  • Tiếp tục đem gạo xay thành bột nước sau đó để lắng. Thông thường quá trình lắng bột phải mất 2 tiếng. Công đoạn này rất cần thiết để bánh mướt dai, mịn, phồng.

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh
Cần ngâm gạo ít nhất 3 tiếng trước khi tráng bánh.

2.2. Tráng bánh

  • Cho nước vào gần đầy nồi tráng bánh. Sau đó bọc lên một lớp vải mịn trên miệng nồi.
  • Đưa nồi tráng lên bếp và đun sôi nước. Khi nước sôi, múc từng muỗng bột gạo mới xay trải mỏng đều lên lớp vải mịn. Sau đó đậy vung lại như cách làm bánh ướt ở trong Nam.
  • Cán đều cho bánh vừa ăn, thêm hành lá.
  • Sau cùng dùng đũa bếp nhấc bánh lên đặt ra ngoài và cuốn lại.

Lưu ý: Ở bước tráng này phải làm đều tay để tránh bánh không quá dày hay mỏng. Ngoài ra bếp phải luôn đun lửa lớn để nồi sôi, hơi nước bốc lên mạnh để căng miếng vải tráng bánh.

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh
Bột làm bánh mướt.

2.3.  Làm hành phi

  • Hành tăm rửa sạch, sau đó thái mỏng.
  • Cho dầu ăn lên chảo đun nóng. Khi dầu sôi già thì cho hành tăm vào phi đến khi vàng ươm thì vớt ra. Lưu ý vàng hành là được, không để cháy nhé.

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh
Công đoạn tráng bánh mướt cần khéo léo.

3. Một số bí quyết trong cách làm bánh mướt ngon ở Nghệ An

Với người Diễn Châu, khi làm bánh mướt họ có một số bí quyết riêng như sau.

  • Người dân lấy chắt lấy nước cốt của chậu bột ngâm hôm trước để tráng bánh.
  • Vải mịn để tráng phải đạt yêu cầu về độ mịn màng.
  • Họ luôn để lửa to, nước thật sôi.
  • Dùng môi để múc từng lớp bột tráng lên, sau đó đậy vung lại.
  • Khi bánh chín thì kéo ra nhanh, cuộn tròn và cho vào lá chuối.

Cách làm bánh mướt Hà Tĩnh
Món bánh mướt ăn với gà xáo Thanh Chương.

Người Nghệ Tĩnh ăn bánh mướt với nước mắm, thêm chút chanh và ớt tươi là đủ ngon. Nếu kỳ công họ làm thêm chút rau chuối để ăn kèm. Hoặc ngon nhất là ăn với xáo lòng, bò hầm, thịt gà nấu xáo Thanh Chương...

Nếu bạn muốn làm bánh mướt xáo lòng thì cần làm bánh mướt như hướng dẫn trên. Và bước tiếp theo làm xáo lòng bạn làm như sau nhé:

  • Mua lòng heo tươi ngon nhất.
  • Sơ chế sạch sau đó cho vào đảo với dầu ăn đã phi thơm hành tăm. Nêm nếm gia vị.
  • Đổ nước vào xâm xấp, đun sôi hai lần là dùng được.

Muốn làm xáo ngon, các nguyên liệu mua về phải còn tươi. Sau khi sơ chế, tất cả được đảo cho săn lại trên chảo dầu đã phi hành thơm từ trước, thêm các loại gia vị cho vừa miệng. Bước cuối cùng là đổ thêm nước vào, đợi đến khi sôi lại là có thể dùng được.

Cách làm bánh mướt khá cầu kỳ và tốn công sức. Nhưng món ăn này rất ngon và đậm đà vị xứ Nghệ. Nếu không có thời gian làm bạn có thể ghé nhiều hàng quán trong bán ở các chợ Nghệ An, Hà Tĩnh ăn thử nhé. Hoặc ngay cả ở Sài Gòn cũng có bán bánh mướt xứ Nghệ nữa đấy.