Cách hãm say rượu

Thuốc giải rượu không giải được rượu như ta nghĩ

Theo PGS.TS.BS Bùi Quang Huy, trên thị trường có nhiều loại thuốc giải rượu nhưng hầu như thường kết hợp 2 trong 1 theo hai cơ chế. Thứ nhất, thuốc làm môn vị dạ dày (một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non) đóng lại trước khi uống rượu. Theo đó, rượu sẽ nằm trong dạ dày, không bị đi xuống ruột non và khiến người uống có cảm giác không say.

Đến một thời gian nhất định sau khi uống, môn vị dạ dày cần mở ra, rượu sẽ ồ ạt chảy xuống dưới khiến mức độ ảnh hưởng lớn hơn. Lượng rượu trong máu quá cao nên đa số những người uống thuốc giải rượu không thể dậy nổi vào sáng hôm sau.

Thứ hai, thuốc giải rượu góp phần làm chuyển hóa rượu. Về điều này, chuyên gia nhấn mạnh trên thực tế, không có bất cứ loại thuốc nào giúp chuyển hóa rượu nhanh hơn như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Những loại thuốc giải rượu được bán ở thị trường, thành phần chính là vitamin nhóm B, vitamin PP, B1, B2, B6. Chúng có thể giúp chuyển hóa nhưng đó là chuyện sau này, không phải tức thì khi uống rượu.

Khi uống thuốc, thuốc sẽ nằm ở dạ dày cùng rượu nên rất khó để hấp thu. Kể cả khi đã được hấp thu, chúng chỉ có tác dụng làm chuyển hóa thuận lợi hơn chứ không phải nhanh hơn. Do đó, trông đợi vào thuốc giải rượu và các loại vitamin là sai lầm.

Riêng vitamin B1, PGS Huy cảnh báo, B1 chỉ được tiêm vào bắp nhưng không phải để giải rượu cho người say mà chỉ tiêm để bệnh nhân thật đau và nhớ, sau không uống rượu nữa. Một lưu ý khác là nếu tiêm B1 qua đường tĩnh mạch sẽ gây sốc và tử vong.

Cách hãm say rượu

Theo PGS.TS.BS Bùi Quang Huy, Trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện 103), để cắt cơn say đơn giản nhất là nên móc họng nôn ra. Ảnh: minh họa

Móc họng để cắt cơn say nhanh chóng

PGS Huy khuyến cáo các đấng mày râu nên hạn chế uống rượu, nếu uống thì trước đó nên ăn (nhất là các chất đạm, chất béo).

Nếu trót đã uống nhiều thì biện pháp đơn giản nhất để giải rượu là móc họng nôn và uống nước lọc, nếu cảm thấy khó, có thể pha nước chè, nước đường cho dễ uống. Mục đích của việc này là để đi vệ sinh nhiều thải hết rượu ra.

Ở phương Tây, các bác sĩ thường cho uống nước máy trực tiếp để giải rượu cho bệnh nhân. Chỉ cần để qua đêm, lượng rượu sẽ được chuyển hóa hết mà không cần làm gì.

Theo lý giải của PGS. Huy, khi rượu vào máu, thời gian phân hủy là 2 giờ, cứ sau mỗi 2 giờ, nồng độ rượu trong máu giảm đi một nửa. Chúng thải ra bằng các cách chuyển hóa hết ở gan, hô hấp hoặc nước tiểu (10% nguyên vẹn qua nước tiểu).

Cách hãm say rượu

Giải rượu bằng các loại nước củ, quả

PGS.TS.BS Bùi Quang Huy cũng đưa ra một vài cách giải rượu bằng các loại nước hoa quả như sau:

Lấy lá rau cần rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Loại nước này không chỉ giã rượu mà còn giảm đa đầu một cách hiệu quả.

Dùng 100-200 g lá dong (lá dùng gói bánh chưng) giã nát, lấy nước cốt pha đường uống.

Trà búp 5 g, 16 g quất tươi thái vụn (có thể thay bằng quất khô) hãm nước sôi uống.

Uống bột sắn dây có vắt chanh, một lúc sau sẽ tỉnh.

Giã nát củ cải trắng, thêm chút đường, uống nhiều lần.

Ăn các món ăn từ đậu xanh, có thể giã cả vỏ nấu cùng đường.

Lấy quả chanh tươi vắt nước uống, hoặc thái lát mỏng ngậm từ từ.


Thanh Loan (ghi)

Hãy trữ ít lê trong tủ lạnh và ép lấy nước uống, trước khi đi nhậu. Theo các nhà nghiên cứu tại Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung của Úc, chỉ cần uống hơn 200 ml nước ép lê là đủ để làm dịu cơn say rượu bia. Các nhà khoa học giải thích rằng nước ép lê tương tác với các enzyme giữ vai trò phá vỡ rượu, tăng tốc quá trình trao đổi chất, giúp cho cơ thể hấp thu lượng cồn ít hơn.

Cần lưu ý: Phải uống nước ép lê trước khi uống bất cứ thứ gì khác mới có hiệu quả.

2. Nghe nhạc

Bất cứ ai từng say bí tỉ đều biết rằng âm thanh là kẻ thù. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghe nhạc có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu, cũng như chứng đau đầu do say rượu bia. Miễn là âm nhạc dễ chịu và phù hợp với sở thích của bạn, nó sẽ giúp xoa dịu cơn say, theo MF.

3. Uống nước điện giải

Một trong những lý do khiến bạn mệt nhừ vào buổi sáng sau khi uống rượu bia, đó là mất nước. Rượu có tác dụng lợi tiểu, nó khiến đi tiểu nhiều hơn.

Nếu nguồn nước trong cơ thể bị cạn kiệt khi đi ngủ, bạn có thể thức dậy với cảm giác lảo đảo, đau đớn và rã rời. Uống nước là cách đơn giản nhất để khắc phục tình trạng mất nước, nhưng đối với những trường hợp cực đoan, nên uống dung dịch điện giải. 

Dung dịch điện giải được xem là một phương pháp "chữa cháy" khi say rượu bia. Nó chứa các chất dinh dưỡng, natri và các chất điện giải mà có thể cần khi bị mất nước.

4. Ăn trứng

Trứng có khả năng chống say bia rượu nhờ một thành phần đặc biệt. Đó là cysteine, một loại a xít amin có trong trứng, chất này có khả năng phá vỡ sản phẩm phụ acetaldehyd sản sinh ra khi uống rượu bia. Vì vậy, hãy kèm trứng vào bữa tiệc của bạn, theo MF.

5. Mật ong

Theo Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh, uống mật ong vào sáng hôm sau có thể giúp giảm bớt các triệu chứng say rượu. Mật ong cung cấp natri, kali và fructose mà cơ thể cần khi say rượu bia.

Chuối cũng là một nguồn dồi dào kali - một chất điện giải bị cạn kiệt khi say rượu bia. Mật ong giúp lượng đường tăng vọt trong máu và làm tăng nguồn năng lượng giúp bạn hồi phục sau cơn say.

6. Uống thuốc kháng viêm

Không phải vô cớ mà nhiều người chữa say bằng viên aspirin. Thuốc kháng viêm có thể ngăn chặn các triệu chứng như giảm đau. Ngoài việc giảm đau đầu và đau cơ, chúng có thể trực tiếp chống lại tác dụng viêm của rượu.

Cần lưu ý là không bao giờ được dùng thuốc gốc Acetaminophen trong hoặc sau khi uống rượu, vì sẽ làm cho gan khó hồi phục sau khi uống rượu, theo MF. 

7. Mẹo cuối cùng: Uống ít

Một bài báo đăng trên BMJ, đã xem xét 15 nghiên cứu về những mẹo chữa say rượu bia, đã lưu ý rằng vì có quá ít thử nghiệm được tiến hành, nên vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy phương pháp nào là hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa hoặc chữa cơn say bia rượu.

Vì vậy, cách hiệu quả nhất để tránh say bia rượu là uống ít, theo MF. Và tốt nhất là không bao giờ lái xe khi đã uống rượu bia.

Tin liên quan

Là những người thường xuyên tham gia vào các cuộc nhậu, ắt hẳn chúng ta đều phải thừa nhận rằng “dù bạn có tửu lượng mạnh tới đâu, nôn mửa luôn là nỗi ám ảnh kinh niên sau mỗi cuộc nhậu”. Không những thế, nôn nhiều và liên tục dẫn tới rối loạn nước điện giải hoặc xước niêm mạc dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Với 07 mẹo chữa buồn nôn say rượu mà iSofHcare chia sẻ chắc chắn sẽ giúp bạn xốc lại tinh thần sau những cơn say.

Nôn bản chất là một phản ứng có lợi của cơ thể giúp tống xuất những chất gây hại ra bên ngoài. Nên khi sử dụng lượng bia rượu quá mức, gan không thể chuyển hóa hết Acetaldehyde thì lượng dư thừa sẽ kích thích cơ thể gây nôn. Ngoài ra, rượu bia có khả năng kích ứng dạ dày hoạt động quá mức dẫn tới nôn liên tục hoặc nặng hơn là nôn nhiều ngày sau đó.

Nôn sẽ giảm khi dạ dày trở lại quy chế hoạt động bình thường hay nói cách khác là cơ thể đã đào thải gần như toàn bộ các chất độc ra bên ngoài. Chính vì vậy, khi say bạn nên để nôn một cách tự nhiên. Tuy nhiên nếu nôn quá nhiều và thường khi đã nôn hết phần thức ăn trong dạ dày, người say vẫn tiếp tục nôn khan, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên việc áp dụng các biện pháp chữa buồn nôn say rượu lúc này mới là hợp lý.

Bác sĩ ơi! - Chương trình hỗ trợ người bệnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Tải ứng dụng ISOFHCARE để nhận tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ trực tuyến miễn phí qua video call với các bác sĩ hàng đầu.

Cách hãm say rượu

Những mẹo chữa buồn nôn say rượu hiệu quả

1. Hãy uống nhiều nước lọc

Cảm giác khát và khô họng khi say đến từ việc rượu làm hệ thống tiêu hóa nóng và háo nước, tăng nhanh khả năng thẩm thấu cồn vào thành mạch. Việc uống nước sẽ nhanh chóng làm loãng nồng độ cồn trong ruột và dạ dày. Từ đó làm giảm nhanh sự xâm nhập của rượu vào các mạch máu giúp cải thiện nhanh trạng thái buồn nôn. Đây là phương pháp nhanh và dễ thực hiện nhất bởi nước lọc luôn là thứ dễ dàng có trong mỗi gia đình

2. Trà quất và mật ong

Trà quất mật ong với hương vị thơm ngon cùng nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ như bổ sung dưỡng chất, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, giải độc, làm mát cơ thể hiệu quả... từ lâu đã trở thành thức uống được rất nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt với khả năng thanh lọc, giải độc, phục hồi thể trạng cực kỳ tốt khiến trà quất mật ong là lựa chọn hàng đầu trong việc giải rượu và giảm nhanh các triệu chứng của say rượu như buồn nôn, đau đầu...

Chuẩn bị nguyên liệu

- Lá chè xanh: 100g, bạn cũng có thể sử dụng trà túi lọc atiso, trà lipton, trà xanh cho tiện dụng. Nhưng lá chè xanh tươi sẽ giúp cho cách pha chế món trà quất mật ong ngon hơn, tốt cho sức khoẻ hơn

- Quất tươi: 200g

- Mật ong: 150 ml

- ¼ thìa muối nhỏ

Cách pha chế

- Rửa sạch từng lá chè xanh, cho vào 1-2 lít nước đun sôi.

- Lọc lấy nước chè ( khoảng 300 ml).

- Chắt lấy nước từ quất tươi, thêm mật ong rồi cho vào lượng nước chè mới hãm.

- Sử dụng nóng sẽ tốt hơn vì lưu giữ được nguyên bản các khoáng chất tốt.

3. Chanh muối

Nước chanh muối có tính kiềm nên sẽ nhanh chóng trung hòa axit trong rượu. Đồng thời lượng vitamin và muối sẽ giúp kích thích dạ dày, hỗ trợ nhanh quá trình tiêu hóa lượng cồn trong khoang chứa. Chanh chứa các thành phần giúp lợi tiểu, làm sạch đường ruột, cung cấp chất bổ cho gan để đào thải độc tố…

Vì vậy uống nước chanh khi say rượu sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, đào thải cồn ra ngoài nhanh hơn thông qua việc đi tiểu.Từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt. Tuy nhiên không nên dùng khi bụng đói sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày

Cách chuẩn bị và pha chế:

- 1 thìa đường, ¼ thìa muối, 250ml nước ấm (khoảng 40 độ C)

- 1 quả chanh tươi

- Cho muối, đường vào nước khuấy đều cho tan hết

- Cắt và chắt nước quả chanh, lọc bỏ hạt rồi cho vào hỗn hợp nước vừa quấy

- Nên sử dụng liền vì để lâu sẽ đắng và giảm tác dụng

Cách hãm say rượu

4. Gừng tươi

Gừng tươi còn được gọi là sinh khương, có vị cay, mùi thơm, tính hơi ấm, tác động vào kinh tỳ vị và phế. Người ta dùng gừng để tán hàn, ôn trung, giải biểu, ôn phế, hóa đàm, chỉ ấu, giải độc. Người bị say rượu thường có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Thành phần của gừng tươi có vị cay nên có công dụng giúp lưu thông mạch máu tốt hơn, giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa, chống say rượu từ đó làm hóa giải nhanh chóng chất cồn có trong cơ thể.

Nguyên liệu và pha chế:

- 60g gừng tươi

- ½ quả chanh

- 1 muỗng cà phê mật ong

- 1 cốc nước nóng

- Rửa sạch gừng tươi, thái mỏng hoặc giã

- Chắt lấy nước chanh rồi cho vào cốc nước đã chuẩn bị cùng với cà phê và mật ong rồi khuấy đều. Tiếp đến cho gừng vào, dùng nắp đậy kín trong vòng 7 đến 10 phút và uống ngay

5. Nước rau cần tây

Trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng như calcium, photpho, sắt. Quả chứa tinh dầu có mùi thơm limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid giúp chống đầy hơi, sình bụng, kích thích sự bài tiết, làm tăng lượng nước tiểu. Chính vì vậy nước ép từ rau cần mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng trong việc giảm nhanh các triệu chứng như buồn nôn, ói mữa

6. Các loại thảo mộc

Thảo mộc vốn nổi tiếng với công dụng thanh lọc cơ thể, đào thải nhanh những tạp chất có hại ra khỏi cơ thể. Vậy nên không có gì lạ khi chúng được người tiêu dùng ưa chuộng và xếp vào top những thực phẩm tốt cho cơn say. Khi sử dụng, thảo mộc làm ấm bụng, kiềm chế hoạt động quá mức của dạ dày từ đó làm giảm cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra, thảo mộc cũng có nghĩa là tự nhiên nên bạn có thể an tâm khi sử dụng cho người say. Một số loại thảo mộc hay dùng như dầu hoa anh thảo, hạt tiểu hồi, vỏ cây liễu...Bạn có thể pha chế chúng giống như trà và ngon nhất khi sử dụng nóng.

7. Súp nóng

Sau cơn say, cơ thể cần nhất là năng lượng. Song việc sử dụng các thực phẩm dầu mỡ khiến tình trạng buồn nôn càng nặng nề hơn. Vậy nên sử dụng một chén súp nóng có thể giúp làm ấm bụng, trung hoàn lượng acid dịch vị tăng tiết do rượu bia, giảm nhanh cảm giác buồn nôn.

Khi chế biến súp, nên lựa chọn những thực phẩm dễ ăn, ít có mùi nặng để tránh kích thích gây nôn. Có thể kết hợp với các loại rau củ tươi để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng cảm giác ngon miệng khi sử dụng.

Nếu bạn là người thường xuyên phải sử dụng rượu bia, có thể là vì công việc hoặc đơn giản là những cuộc vui thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bởi rượu bia là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh lý viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, viêm gan, xơ gan...

Cẩm nang iSofHcare cung cấp cho bạn các bài viết Y học thường thức và Hướng dẫn khám bệnh với những thông tin tin cậy, chính xác và dễ hiểu nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!