Cách ghi chép khi đọc sách

Người biết đọc sách không phải là người đọc được bao nhiêu cuốn sách mà là người biết đọc sách hiệu quả và áp dụng được những gì học được.

Ngày nay, khi mà kiến thức được đăng tải rộng rãi khắp các kênh phương tiện thông tin đại chúng thì văn hoá đọc sách và kỹ năng đọc sách cần phải đặc biệt chú trọng hơn. Chưa chắc nhiều người bỏ tiền ra mua sách đã biết được cách đọc sách hiệu quả. Tác giả James Clear - chuyên gia về tâm lí hành vi – đã có một bài viết chia sẻ phương pháp đọc sách hiệu quả mà ông áp dụng.

Đọc hết một cuốn sách thì rất dễ nhưng để hiểu và nắm được nội dung mới là điều khó.

Trong những năm gần đây, tôi đã tập trung xây dựng thói quen đọc sách và học cách để đọc được nhiều sách hơn. Nhưng chìa khóa không phải đơn thuần chỉ là đọc nhiều hơn mà là đọc hiệu quả hơn. Với hầu hết mọi người, mục tiêu cuối cùng của việc đọc một cuốn sách về người thật việc thật là để cải thiện cuộc sống bằng cách lĩnh hội những kiến thức mới, kỹ năng mới, hiểu rõ một vấn đề quan trọng hay nhìn nhận cuộc sống theo con mắt khác. Điều quan trọng là phải đọc sách nhưng nhớ và áp dụng được những điều đã đọc cũng quan trọng không kém.

Với ý nghĩ đó, tôi muốn chia sẻ 3 chiến lược đọc hiểu giúp cho việc đọc sách hiệu quả hơn. 

1. Tạo ra những ghi chú và khiến chúng dễ tìm kiếm

Có những ghi chú dễ dàng tìm kiếm về cuốn sách là một điều cần thiết để giúp bạn có thể tìm lại được những ý tưởng đã lĩnh hội được một cách dễ dàng. Chúng sẽ làm tăng khả năng bạn có thể áp dụng những gì đã đọc vào cuộc sống. Một ý tưởng được coi là hữu ích chỉ khi nào bạn có thể tìm thấy nó khi bạn cần.

Tôi lưu trữ những ghi chép của mình trong Evernote bởi 3 lý do: 1) Dễ dàng tìm kiếm, 2) có thể sử dụng và đồng bộ với nhiều thiết bị và 3) bạn có thể ghi chép ngay cả khi không có kết nối mạng.

Có 3 cách ghi chép vào Evernote:

Trước tiên, nếu là nghe audiobook, tôi sẽ tạo ghi chú trong khi nghe. Thường tôi sẽ chỉnh tốc độ đọc lên 1.25 và sẽ dừng khi nào cần phải viết ghi chú. Tốc độ đọc nhanh và tốc độ ghi chậm sẽ cân bằng và cuối cùng tôi vẫn hoàn thành cuốn sách trong cùng một khoảng thời gian với thời gian đọc sách giấy bình thường.

Thứ hai, nếu đọc một cuốn sách giấy, tôi sẽ làm theo cách hoàn toàn tương tự nhưng với một thay đổi nhỏ. Việc vừa cầm sách đọc vừa ghi chú có thể khiến bạn có chút bất tiện khi cứ phải bỏ sách xuống rồi lại cầm sách lên đọc. Tôi thích đặt sách lên giá đỡ sách.

Với ebook, bạn có thể dễ dàng chắt lọc ý tưởng từ sách và copy&paste vào Evernote của mình. 

2. Tích hợp những bài học từ cuốn sách với những ý tưởng đã có trong đầu

Khi bạn tới thư viện, tất cả các cuốn sách sẽ được chia làm nhiều hạng mục khác nhau: tiểu sử, lịch sử, khoa học, tâm lý học,…Trong cuộc sống thực lại khác, kiến thức không được phân chia ra thành những lĩnh vực tách biệt mà chúng được kết nối với nhau một cách mạnh mẽ.

Những hiểu biết hữu ích nhất thường được phát hiện tại nơi giao nhau của những ý tưởng khác nhau. Vì lý do đó, tôi luôn cố gắng xem xét làm sao cuốn sách mình đang đọc có thể kết nối với những ý tưởng đã có sẵn trong đầu mình. Bất cứ khi nào có thể, tôi sẽ cố gắng tích hợp các bài học từ cuốn sách với những ý tưởng trước đó.

Ví dụ: Khi tôi đọc cuốn Mastery của George Leonard, tôi nhận ra rằng cuốn sách nói về quá trình của sự tiến bộ nhưng đồng thời nó cũng làm sáng tỏ mối liên hệ giữa di truyền học và hiệu suất làm việc.

Và tất nhiên tôi đã ghi chép lại vào ghi chú của mình. Quá trình tích hợp và kết nối các ý tưởng này không chỉ cần thiết trong việc khiến những ý tưởng mới khắc sâu vào não bộ mà còn là cách để hiểu được thế giới như một chỉnh thể thống nhất. 

3. Tóm tắt quyển sách trong một đoạn văn ngắn

Ngay khi đọc xong một cuốn sách, tôi thường thử thách bản thân mình bằng việc tóm tắt nó trong chỉ 3 câu. Đây chỉ là một thử thách cho bản thân nhưng tôi thấy đó là một bài tập bổ ích bởi chúng buộc tôi phải xem lại các ghi chú của mình và xem xét đâu là nội dung cốt yếu của toàn bộ cuốn sách.

Tôi phải mô tả cuốn sách đó cho bạn bè như thế nào? Đâu là những ý tưởng chính? Nếu tôi sẽ thực hiện một ý tưởng trong đó, đâu là sự lựa chọn tốt nhất?

Trong nhiều trường hợp, tôi nhận thấy rằng tôi có thể lấy được nhiều thông tin hữu ích từ đoạn tóm tắt và các ghi chú như việc tôi đọc lại cuốn sách đó vậy. 

Nguồn Trí thức trẻ/ Theo James Clear

Giữa cuộc sống xô bồ hôm nay, việc đọc sách trở thành một thú tiêu khiển xa xỉ với nhiều người, khi các công cụ giao tiếp mới, máy tính bảng, điện thoại thông minh, mạng xã hội, công việc, v.v… ngày càng trở nên phổ biến, chiếm hầu hết thời gian giải trí của mọi người. Tuy nhiên, văn hóa đọc chậm vẫn lan tỏa nhiều nơi trên thế giới.

Ảnh: F. Martin Ramin/ The Wall Street Journal

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích của việc đọc sách – đặc biệt là việc đọc chậm (khác biệt so với việc đọc nhanh, đọc lướt tin tức):

  • Tăng cường khả năng tập trung, giảm stress và khiến chúng ta suy nghĩ, lắng nghe và thông cảm sâu sắc hơn.
  • Giảm tỷ lệ mất trí nhớ nếu duy trì việc đọc chậm là một thói quen thường xuyên.
  • Giúp con người hiểu biết hơn về trạng thái tâm lý, niềm tin khác nhau của những người khác – một kỹ năng quan trọng cần có trong việc xây dựng các mối quan hệ.

Nếu bạn là một người muốn thay đổi thói quen tiếp nhận tin tức kiểu mì ăn liền, thay vào đó, bạn muốn quay lại với văn hóa đọc chậm truyền thống, thì đây là một số chia sẻ giúp bạn đọc chậm hiệu quả:

  • Tìm đến những nơi yên tĩnh, khiến bạn khó phân tâm. Hãy tắt hết điện thoại và máy tính.
  • Hãy ghi chú những gì bạn tâm đắc khi đọc chậm. Chúng sẽ giúp bạn có suy nghĩ sâu sắc hơn với nội dung quyển sách và tác giả.
  • Hãy xem việc đọc như là tập thể dục, và bạn phải dành thời gian cho nó.
  • Chọn lấy một quyển sách in, thay vì sách ebook. Bạn có thể cảm nhận được quyển sách, sờ trực tiếp vào từng trang sách, biết được mình đang ở đâu khi đọc sách, và một quyển sách giấy in cũng nhắc nhở bạn phải đọc chúng.
  • Hãy dành 30-45 phút liên tục để đọc, và không để việc nào khác xen vào khoảng thời gian đó.

Nghiên cứu dựa trên 2 nhóm người:

+ Nhóm A: đọc 10 trang sách lặp đi lặp lại 4 lần liên tiếp, cố gắng nhớ kiến thức những gì chúng mang lại.

+ Nhóm B: đọc 10 trang sách một lần, sau đó gấp sách lại, và những người ở nhóm này được yêu cầu viết một trang tóm tắt những gì mình đã đọc được.

=> Kết quả: Nhóm B có khả năng ghi nhớ nội dung lâu hơn 50% so với nhóm A.

Điều này được giải thích dựa trên những quy tắc nền tảng của việc thực hành sâu: Việc học là tiếp cận. Khi chúng ta đọc thụ động (nhóm A) thì những kiến thức nhanh chóng bị lãng quên, vì ít tiếp cận (tự hệ thống và ghi ra kiến thức đã nắm) đồng nghĩa với việc học khó khăn hơn.

Vì vậy, sau khi đọc một quyển sách, bạn hãy:

1. Xác định những ý chính nào bạn cần phải nắm (bước tiếp cận ban đầu).

2. Xử lý và tổ chức ý tưởng sao cho hợp lý từ những ý chính trên (tiếp cận sâu hơn).

3. Viết các ý này trên giấy (bước tiếp cận xa nhất, thông qua việc lặp lại ý khoa học hơn).

Như thế, bạn sẽ nhớ ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Đọc tích cực là hoạt động tương tác với văn bản, đây cũng là kỹ năng tối cần thiết đối với sự thành công trong học tập và công việc, cũng như sự phát triển trí tuệ của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy những sinh viên có cách đọc chủ động sẽ lưu giữ thông tin lâu hơn.

Nhưng làm cách nào để tập thói quen đọc tích cực, đọc và tư duy sâu, dưới đây là 6 thói quen được trường Harvard chỉ ra để giúp đỡ người đọc trong việc luyện tập thói quen đọc sao cho hiệu quả nhất. Có thể bước đầu bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là bạn không còn chỉ phải đưa ánh mắt để đọc con chữ mà còn nhiều vấn đề khác nữa. Những sẽ nhanh chóng trở thành thói quen, nếu bạn chịu khó tuân thủ những nguyên tắc sau, và bạn sẽ thấy được sự tiến bộ:

1. Xem trước

Nhìn  » xung quanh  » văn bản trước khi bạn bắt đầu đọc.

Bạn có thể đã có dịp đọc một phiên bản trước đây, nhờ đó cố gắng định ra khoảng thời gian cần thiết để đọc xong. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về bố cục, “sứ mạng” của văn bản đó. Việc xem trước cho phép bạn cải thiện suy nghĩ về văn bản sắp đọc, liệu rằng tác giả muốn gửi gắm gì? Những ấn tượng đầu tiên sẽ hỗ trợ cho quá trình đọc chuyên sâu của bạn.

Ví dụ:

– Sự xuất hiện của những tiêu đề, các khái niệm trừu tượng, hoặc các tài liệu bổ sung khác cho bạn biết được điều gì?

– Bạn có biết tác giả này chưa? Nếu rồi thì cũng thông tin trước đây có ảnh hưởng đến nhận thức cảu bạn về những gì bạn sắp đọc hay không? Nếu tác giả không quen thuộc, vậy thì tác giả đó được giới thiệu như thế nào, về tiểu sử, các công trình, sản phẩm nghiên cứu.

– Bố cục của văn bản như thế nào? Có phải tài liệu được chia thành nhiều đề mục, các chương, phần hoặc như thế nào khác? Liệu các phần của đoạn có giúp bạn hiểu rõ về những quan điểm, ý đồ của tác giả, của tác phẩm hay không?

– Liệu văn bản có được bố cục theo một chuẩn nhất định? Ví dụ, các bài viết báo, tạp chí có những đặc điểm dễ nhận ra, sách giáo khoa hay các bài tiểu luận sẽ được tổ chức nội dung hoàn toàn khác.

2. Chú giải

Chú thích yêu cầu bạn phải tích cực trong quá trình đọc, đây có thể coi là hành động “đối thoại” với tác giả, đưa ra những vấn đề hay ý tưởng bạn gặp phải khi đọc tài liệu. Nó cũng là một cách để có một cuộc trò chuyện với chính bản thân người đọc khi bạn đọc giở từng trang, ghi lại những điều bạn suy nghĩ.

Làm cho bạn đọc suy nghĩ chuyên sâu, đây là cách :

– Vứt bỏ bút dạ quang (highlighter) của bạn : việc bạn highlight dường như là một chiến lược đọc tích cực nhưng thực sự có thể làm xao lãng việc đọc hiểu của bạn. Những vạch màu vàng sáng trên một trang giấy sẽ khiếp bạn khó hiểu ở lần đọc lại tiếp theo. Bút hoặc bút chì sẽ là một lựa chọn tốt hơn, cho phép bạn làm được nhiều trong việc ghi chú thêm vào.

– Đánh dấu bên lề văn bản của bạn với các từ và cụm từ : ý tưởng nảy ra trong đầu bạn, lưu ý về những điều mà dường như quan trọng với bạn, nhắc nhở như thế nào vấn đề này. Loại tương tác này duy trì tiềm thức của bạn trong quá trình đọc. Sau này khi đọc lại, những ghi chú này sẽ kích thích bộ nhớ lại cho bạn.

– Đưa ra những ký hiệu biểu tượng riêng của bạn: ví dụ, dấu (*) là một ý tưởng quan trọng, hoặc sử dụng một dấu chấm than cho đáng ngạc nhiên, vô lý, kỳ lạ ( !). Tính cá nhân trong việc ký hiệu tượng hình như vậy sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình đọc, cũng như hữu ích khi bạn tìm kiếm lại những tài liệu, nội dung cần thiết cho nghiên cứu sau này.

– Tập thói quen đưa ra câu hỏi cho chính mình: “Điều này có ý nghĩa là gì?” “Tại sao phải đọc văn bản này?” Ghi câu hỏi ra lề ở đoạn văn, ở đoạn đầu hoặc đoạn cuối của phân mục. Đó là một “lời nhắc nhở” cho bạn về việc phải nghiên cứu, tìm tòi thêm để trả lời cho những câu hỏi đó.

Xem thêm: Cách ghi chú khi đọc sách

3. Phác thảo, tóm tắt, và phân tích

Phác thảo, tổng kết, phân tích: phân tích những thông tin đượ cung cấp và cố gắng giải thích theo ngôn ngữ dễ hiểu nhất đối với bạn.

Phác thảo lại các ý của văn bản là một cách chú thích khác, bắt đầu bằng những chữ số La Mã. Phác thảo cho phép bạn nắm được sườn bài : luận điểm, các điểm bổ sung, giải thích, bằng chứng và ví dụ, cũng như là kết luận. Với bài đọc mang nặng tính chuyên sâu, thì bạn phải tìm được bộ khung dàn ý mới nắm rõ được vấn đề cần truyền tải.

Hành động tổng kết, tóm ý sẽ kết nối các ý tưởng lại với nhau một cách rõ ràng rành mạch, yêu cầu bạn phải nắm vững được vấn đề.

Phân tích là việc thêm vào tư duy của người đọc trong quá trình tổng kết ý, không chỉ là việc ghi chép lại những ý đã diễn đạt của tác giả, mà kết hợp thêm ý tưởng, phân tích logic, nhận định, cảm nhận của người đọc. Trả lời cho những câu hỏi:

– Tác giả muốn đánh giá vấn đề gì?

– Người đọc phải tin và chấp nhận những luận điểm nào của tác giả?

– Lý do và bằng chứng đưa ra đã đủ thuyết phục tôi? Bằng chứng mạnh mẽ nhất và hiệu quả nhất tác giả cung cấp là gì – và tại sao nó hấp dẫn?

4. Tìm kiếm những chỗ lặp và phân tích ngôn ngữ sử dụng

Cách ngôn tữ được chọn lọc, sử dụng và đặt trong văn bản cũng là một vấn đề quan trọng, thể hiện trình độ của tác giả vì tác giả hy vọng bạn thu lượm được từ lập luận của mình. Nó cũng có thể cho người đọc thấy được ý thức hệ, sự ẩn ý hay thành kiến của tác giả. Tìm những thứ sau:

– Hình ảnh được sử dụng nhiều

– Những từ ngữ được lặp đi lặp lại, cụm từ, các loại ví dụ, hoặc hình minh họa

– Cách nhất quán trong việc tạo đặc trưng riêng cho người, các sự kiện, hoặc các vấn đề.

5. Đặt trong bối cảnh

Một khi bạn đã đọc xong tích cực và chú thích, hãy dành thời gian để đặt tác phẩm vào một quan điểm nào đó. Khi đặt trong một bối cảnh cụ thể, về cơ bản là bạn “xem lại” dưới một góc độ có thể khác đi bởi hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, tài liệu hoặc trí tuệ của mình.

Liệu yếu tố này thay đổi hoặc ảnh hưởng như thế nào bạn xem một phần của vấn đề?

Cũng nên xem và đọc qua lăng kính kinh nghiệm của riêng bạn. Sự hiểu biết của bạn về vấn đề đó và tầm quan trọng của họ luôn luôn được định hình bởi những gì bạn đã biết và giá trị sống trong một thời gian.

6. So sánh và tương phản

Đặt các đoạn văn với nhau để xác định được mối quan hệ của nó (ẩn hoặc rõ ràng).

– Mục đích của việc hành văn đoạn văn này là gì?

– Liệu đoạn văn này có đóng góp gì cho ý tưởng toàn tác phẩm?

– So sánh với những khái niệm, quan điểm của những văn bản trước đây như thế nào? Nó tiếp tục, chuyển hướng hay mở rộng trọng tâm của tác phẩm trước đó?

Cách ghi chú khi đọc sách

Hãy nhớ rằng: Việc ghi chú khi đọc phụ thuộc vào 2 yếu tố:
(1) thứ mà bạn đang đọc và
(2) tại sao bạn đọc nó.

Dưới đây là quy trình hướng dẫn bạn ghi chú khi đọc sách. FGate mong rằng cách này sẽ có giá trị cho bạn trong những lần đọc sách vở, tài liệu sắp tới.

BƯỚC 1

Điều đầu tiên tôi làm là khi cầm một quyển sách lên là đọc lời tựa, mục lục, và thông tin giới thiệu về cuốn sách ở bìa sách. Thông thường, tôi sẽ cũng nhìn lướt qua các chỉ mục.

Bước này không quá lâu, và nó thường giúp tôi tiết kiệm khá nhiều thời gian, vì rất nhiều quyển sách không có cấu trúc như tôi vừa trình bày để người đọc lựa chọn. Có thể thông qua bước này, quyển sách không chứa đựng nội dung mà tôi đang quan tâm. Nếu đã thực hành xong bước này mà tôi không thấy thông tin hấp dẫn lắm, tôi sẽ lật ngẫu nhiên vài trang để xác minh thêm.

Cách làm này là một hình thức đọc lướt có hệ thống. Đây là cách mà Mortimer Adler, người đã viết quyển sách bày chúng ta cách đọc nghĩ ra. Adler cho rằng có bốn mức độ đọc khác nhau. Tôi thường kết hợp lối đọc tìm kiếm với cách đọc phân tích cho hầu hết các sách mà tôi đọc.

Khi tôi bắt đầu đọc, tôi hình thành trước trong đầu ý tưởng quyển này nói về vấn đề gì, những tranh luận chính mà nó sẽ giải quyết, và một vài thuật ngữ có liên quan. Như thế, tôi sẽ biết trước tác giả đang đưa tôi đến đâu khi đọc đến một nội dung nào đó, và những vấn đề mà phần đó sẽ đề cập và giải quyết.

Khi đọc, tôi ghi chú. Tôi khoanh tròn những từ tôi cần tìm kiếm. Tôi lướt những điểm quan trọng tôi cần lối suy nghĩ phản biện để tranh luận với tác giả. Tôi gạch dưới những chỗ làm tôi ngạc nhiên, thích thú. Tôi còn bình luận như một người bị điên trên các rìa biên của trang sách. Tôi cố phân tích các giả định, v.v…

Thông thường, tôi luôn cố tham gia vào một cuộc tranh luận tưởng tượng do tôi đặt ra với tác giả.

Có thể những câu hỏi của tôi sẽ được trả lời ở trang kế tiếp hoặc chương tiếp theo. Hoặc tôi phải tìm một quyển sách khác có thể giúp tôi giải đáp những chỗ còn bỏ ngỏ. Ai mà biết được, nhưng tôi sẽ ghi chúng ra giấy để lưu ý sau đó.

Vào cuối mỗi chương, tôi sẽ làm một vài gạch dòng để tóm tắt những gì tôi vừa đọc xong. Khi hoàn thành, tôi sẽ để quyển sách ở đó, trên bàn, và không đụng vào nó từ vài ngày đến một tuần.

BƯỚC HAI

Khi tôi đọc lại quyển sách đã đọc xong, tôi sẽ đọc lại những chỗ tôi viết nguệch ngoạc, những chỗ tôi gạch dòng, và những bình luận tôi đã ghi chú, với giả định tôi vẫn có thể tiếp tục đọc những ghi chú tôi đã viết ra.

Tôi không phải với suy nghĩ cũ như lần đầu khi tôi đọc lại quyển sách. Có hai điều đã thay đổi trong tôi: (1) Tôi đã đọc hết quyển sách và (2) Tôi có cơ hội thiếp đi nếu ở lần đọc một, có những thứ từng làm tôi thích thú vô cùng, thì giờ đây, có thể chúng trở nên hết sức bình thường.

Nếu một điều gì đó vẫn khiến tôi rất hào hứng, tôi sẽ viết ra một ghi chép nhỏ trên vài trang đầu tiên của quyển sách, bằng ngôn ngữ của mình, về chủ đề đó. Thường thì đây là một đoạn tóm tắt nhưng  ở dạng chúng có thể ứng dụng kiến thức đó vào thực tế như thế nào. Tôi đánh dấu thêm chỉ mục số trang cho phần này trong quyển sách.

Đôi khi, tùy vào quyển sách tôi đọc, tôi có thể sắp xếp lại những phần tóm tắt tranh luận chính do tôi đặt ra khi đọc, và những điểm mà tôi chưa có lời giải đáp. Đôi khi tôi liên kết những phần này với những quyển sách khác.

BƯỚC BA (Có thể là lựa chọn thêm)

Đợi trong một vài ngày. Rồi đọc lại toàn quyển sách, ghi chép những trích đoạn bằng tay mà bạn tâm đắc, rồi cho chúng vào hồ sơ lưu trữ tư liệu của bạn. Hãy tin rằng nhiều điều thú vị bạn sẽ nghiêm ra sau này từ những gì bạn đã làm, thông qua quá trình ghi chép này.

“Một quyển sách phải thú vị thì nó mới có thể lôi cuốn một người đọc chú tâm vào nó tại một thời điểm nhất định.”

Theodore Roosevelt có lẽ là một trong những tổng thống đọc nhiều nhất thế giới. Một ngày bình thường của ông bắt đầu bằng việc đọc một quyển sách trước bữa sáng, và hai quyển khác vào thời điểm cuối ngày. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đọc hàng ngàn quyển sách.

Đây là 10 nguyên tắc đọc sách của ông:

  1. Sự lựa chọn luôn có giới hạn, nên theo ông, sẽ thật vô lý nếu cố tạo ra các danh mục sách được cho là hấp dẫn đến những  nhà tư tưởng vĩ đại nhất. Đó là lý do vì sao ông không bao giờ cảm thấy đồng tình với các danh mục sách như « Một trăm quyển sách hay nhất », hay « Thư viện cao 5 foot » (~1.5m) (1 cách gọi danh sách đọc Harvard Classics). Mỗi người đều có quyền giải trí bằng việc tự tạo nên danh mục hàng trăm quyển sách hay cho riêng bản thân. Nhưng không có thứ gọi là một trăm quyển sách tốt nhất cho mọi người, hoặc cho một người ở mọi thời điểm cuộc đời.
  2. Một quyển sách phải thú vị thì nó mới có thể lôi cuốn một người đọc chú tâm vào nó tại một thời điểm nhất định.
  3. Những quyển sách cố tổng thống học được nhiều nhất có lẽ là những quyển sách được ông đọc trong vui sướng. Nghĩa là ông đọc vì ông yêu thích chúng, vì ông thích đọc chúng, và lợi ích đến từ việc tận hưởng khi đọc.
  4. Người đọc sách hay người yêu sách buộc phải thỏa mãn các nhu cầu của mình mà không cần quan tâm người khác nghĩ họ nên đọc gì.
  5. Người đọc sách không cần phải giả vờ thích thứ mà quả thực anh ta không thích
  6. Những quyển sách cũng giống như những người bạn. Không có một cách sử dụng thống nhất khi nói về các quy luật chung giữa chúng. Một số đáp ứng được nhu cầu đọc của một người, và một số khác đáp ứng nhu cầu đọc của người khác. Mỗi người nên nhận thức được những cản trở ở một người khi đọc sách, điều mà Ngài Edgar Allan Poe gọi là “sự kiêu hãnh điên rồ của trí tuệ,” khi cảm thấy tiếc cho những ai không thích đọc các quyển sách mà mình thích.
  7. Khi được hỏi về những quyển sách một chính khách nên đọc, câu trả lời của Theodore Roosevelt là thơ và tiểu thuyết, bao gồm cả các truyện ngắn.
  8. Tủ sách gia đình ông ra đời không phải để trở thành một thư viện. Mỗi quyển sách được mua là do ai đó trong gia đình ông muốn đọc chúng. Ông cho biết các thành viên trong gia đình mình không chú tâm quá nhiều vào hình thức, mà điều họ thật sự quan tâm là nội dung của quyển sách.
  9. Chúng ta cần biết nhiều hơn về bản chất và tâm hồn của con người, và không đâu tuyệt vời hơn khi hiểu thêm về những điều này thông qua các nhà văn giàu trí tưởng tượng, dù các tác phẩm của họ là văn xuôi hay thơ ca đi chăng nữa.
  10. Mỗi quyển sách đều có vẻ đẹp riêng của nó, và ông cảm thấy yêu mến nhất khi đọc chúng ở Đồi Sagamore; nhưng trẻ em lại càng tuyệt vời hơn những quyển sách.

Kỹ năng take-note (ghi chú) là một kỹ năng khó hoàn thiện. Vấn đề ở khả năng tạo ra những bản ghi chú dễ hiểu, xúc tích, thu hút và tạo cảm hứng cho chủ nhân của nó. Không nhất thiết phải cần đến những sản phẩm sổ tay cao cấp của Moleskine hay Field Notes.

Bạn chỉ cần tập trung vào kỹ năng sắp xếp, tổ chức!

Mời bạn đến với sản phẩm ngốn gần 10 năm phát triển của nhà thiết kế web Ryder Caroll để hiểu rằng kỹ năng sắp xếp, tổ chức sẽ quyết định sự hiệu quả việc note-taking của bạn.

Bullet Journal không phải là một cuốn sổ tay “thật”. Chỉ sử dụng hiệu ứng giấy trắng và kết hợp những gạch đầu dòng, những hình họa để đánh dấu (như dấu chấm, vòng tròn…) để tạo ra sự khác biệt trong việc phân loại. Bạn sẽ bắt đầu từ “tháng”, sau đó là “mục lục”, “checklist”, cho đến khi hoàn thành một “cuốn sổ tay” hoàn chỉnh.

Caroll chia sẻ, Bullet Journal tạo động lực cho ông, giúp vượt qua những vấn đề trong cuộc sống, hỗ trợ ông việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

Caroll tin tưởng rằng phương thức thay đổi tư duy về note-taking hiệu quả hơn nhiều so với những ứng dụng (app, bạn có thể tham khảo một số app: WunderList, Any.Do…) trên các smartphone đang có hiện nay trong thị trường, dù app có hiệu quả đến đâu thì quan trọng vẫn là ở người dùng.

Cùng tìm hiểu sâu vào Bullet Journal nhé!

“For the list-makers, the note-takers, the Post-It note pilots, the track-keepers, and the dabbling doodlers. Bullet journal is for those who feel there are few platforms as powerful as the blank paper page. It’s an analog system for the digital age that will help you organize the present, record the past, and plan for the future.”

Logging

Phương pháp mà Bullet Journal đưa ra gọi là “Rapid Logging”, cho phép bạn ghi chép và chia công việc/ vấn đề một cách nhanh chóng, xoay quanh những công việc thường nhật. Kỹ thuật này có thể giúp bạn xác định được đâu là vấn đề quan trọng, xóa bỏ những tiểu tiết không cần thiết. Tập trung thời gian và năng lượng bạn có để công việc/cuộc sống trở nên hiệu quả hơn. Đó là sự khác nhau những “bận rộn” và “hiệu quả”.

Những vấn đề bạn đưa vào Bullet Journal được gọi là “entry”. Để bắt đầu một entry, bạn mở cuốn sổ của mình với 2 mặt giấy trắng, ghi vào lề trên mặt giấy  bên trái một đoạn mô tả nhỏ về “entry”. Nếu chủ đề cụ thể bạn có thể dễ dàng liệt kê những nội dung quan trọng. Và nếu chủ đề phức tạp hơn thì nên làm rõ bằng những “chủ đề phụ – subtopic”. Có thể những chủ đề không hoàn toàn liên quan đến nhau nên bạn cần một trang để làm Danh mục – Index, liệt kê chủ đề cũng như đánh số trang.

Gạch đầu dòng

Vấn đề lớn nhất trong khi ghi chú chính là nó khiến bạn mất thời gian. Chủ đề/công việc càng phức tạp thì bạn càng phải dành nhiều thời gian để làm rõ và đưa ra đầu nhiệm vụ. Điều này lại vô tình tạo ra nhiều công việc lặt vặt khiến bạn cảm thấy chán và mất cảm hứng với cuốn sổ tay của mình. Kỹ thuật “Rapid Logging” đã đề cập ở trên tập trung vào những gạch đầu dòng ngắn gọn (hay gọi là Bullet). Bullet Journal hướng dẫn bạn phân loại thành 3 thành phần: Công việc (Task), Ghi chú (Note) và Sự kiện (Event).

  • Công việc (Task) được đại diện bởi ô checkbox (hình vuông), sau khi hoàn thành thì bạn sẽ đánh dấu vào ô đó. Những công việc đòi hỏi nhiều công việc nhỏ phụ (sub-task) thì sẽ được liệt kê dưới công việc chính (master task) và lùi vào một khoảng. Công việc chính chỉ được đánh dấu hoàn thành khi tất cả các công việc phụ (sub-task) hoàn thành.
  • Ghi chú (Note) được đại diện bởi chấm tròn. Ghi chú gồm: ý tưởng, quan sát, hay những điều bạn muốn lưu lại mà không phải thực hiện ngay lúc đó.
  • Sự kiện (Event) được đại diện bởi hình tròn nhỏ. Là một ghi chú về một việc/hành động sẽ xảy ra trong một ngày cụ thể. Kỹ thuật Rapid Logging lưu ý rằng mục Sự kiện nên càng khách quan và ngắn gọn càng tốt.

Bạn có thể tùy biến theo sở thích cá nhân, đây chỉ là một đề xuất cho bạn để dễ dàng cho việc sắp xếp.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng những ký hiệu đánh dấu đặc biệt để làm nổi bật:

Tính ưu tiên: sử dụng ngôi sao cho những công việc cần được ưu tiên trước, dễ dàng để bạn nhận thấy được việc cần làm trước tiên.

Khám phá: sử dụng hình ảnh con mắt để đánh dấu những vấn đề bạn muốn tìm hiểu sau, để bạn không bị bỏ sót

Cảm hứng: sử dụng dấu ! để đánh dấu một ý tưởng đặc biệt mà bạn muốn tiếp tục triển khai khi bạn không thể thực hiện nó lúc hiện tại.

Khác: sử  dụng dấu mũi tên để lưu ý những công việc liên quan đến một việc khác, giúp bạn kiểm soát được quá trình xuyên suốt bằng sổ tay của mình.

*Gạch ngang công việc nếu đã quá thời gian, hoặc không còn ý nghĩa để thực hiện.

Đánh số trang

Đánh số trang là một công việc quan trọng mà bạn không được bỏ sót. Vì bạn sẽ phải ghi số trang vào Danh mục ở trang đầu để dễ dàng cho việc tìm kiếm lại sau này khi có ý tưởng triển khai công việc cũ.

– Mục lục liệt kê những chủ đề cùng số trang. Chủ đề có thể liên tục với số trang được đánh liên tục (5-10), hoặc có thể là một chủ đề riêng lẻ (15-16). Đừng quên “subtopic” với những chủ đề phức tạp.

– Lịch hàng tháng (Monthly Calendar): giúp bạn nhóm những công việc, sự kiện để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về công việc trong tháng. Lịch hàng tháng sẽ được tạo vào đầu mỗi tháng, bạn nên dành 2 trang  trắng liên tục, 1 trang để liệt kê các ngày trong tháng, một trang để tổng hợp những công việc cần phải làm. Bạn có thể tùy chỉnh theo ý mình hoặc sử dụng những gợi ý đã có ở trên.

– Tổng hợp: khi bạn sử dụng Bullet Journal thường xuyên thì sẽ có chủ đề được lặp lại thường xuyên, bạn nên làm một danh sách tổng hợp về chủ đề (ví dụ những người nơi cần phải đi…).  Các bước:

1. Lật trang tiếp theo, ghi chủ đề

2. Đánh dầu chủ đề tổng hợp ở trang Danh mục, đánh số trang

3. Tìm những đầu dòng liên quan đến chủ đề và liệt kê bảng tổng hợp.

4. Đánh dấu mũi tên (nhớ lại phần Gạch đầu dòng!!) ở các công việc.

Đây là cách thức hữu hiệu giúp bạn sắp xếp lại các nội dung cùng chủ đề và cập nhật những điều mới.

Tham khảo: //bulletjournal.com – Ryder Carroll

Còn gì tuyệt vời hơn khi mà khoảng thời gian đầu năm mới, bạn bắt tay vào việc lập cho mình một cuốn sổ về quản lý công việc, cuộc sống. Cuốn sổ này sẽ đi cùng với bạn trong thời gian dài và có thể giúp ích được bạn.

Video liên quan

Chủ đề