Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Trả lời: 

Bài giảng được gán vào TKB là loại bài giảng mà yêu cầu HS học đúng vào thời gian trên TKB đó mà GV gán. Nếu đúng giờ đó HS không học thì không được ghi nhận. 

Câu 2: Bài giảng trên K12Online hỗ trợ những định dạng nào?

Trả lời: 

Bài giảng trên K12Online hỗ trợ hầu hết tất cả định dạng học liệu mà giáo viên cần dùng:

- Bài học dạng video (mp4); video từ Youtube;

- Bài học dạng text;

- Bài học dạng chuẩn scorm;

- Bài tập (các câu hỏi trắc nghiệm);

- Tài liệu: PDF, Word, Excel, Powerpoint;

- Tài liệu đính kèm: PDF, Word, Excel, Powerpoint; RAR, ZIP...

Câu 3: Tại sao HS đã học hết nội dung trong bài giảng trên TKB rồi mà hệ thống vẫn lại báo hoàn thành 0%?

Trả lời: 

Bài giảng được gán vào TKB là loại bài giảng mà yêu cầu HS học đúng vào thời gian trên TKB đó mà GV gán. Nếu đúng giờ đó HS không học thì không được ghi nhận. 

Ví dụ: Bài giảng GV gán vào Tiết 1 nhưng đến Tiết 2 HS mới vào học thì không được ghi nhận do vào muộn, không tuân thủ quy định và yêu cầu học đúng giờ của GV. 

=> Trong trường hợp GV muốn tạo những bài giảng mà HS có thể học tự do, bất kỳ thời gian nào khi HS rảnh thì bật tính năng Bài giảng học tự do ở khi tạo bài giảng. 

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

- Những bài giảng dạng học tự do này thì GV không cần thực hiện thao tác gán TKB, HS sẽ có thể học bất kỳ thời gian nào cũng được, hệ thống sẽ ghi nhận sau khi HS hoàn thành.  

- HS muốn vào học các bài giảng dạng học tự do thì vào trực tiếp tính năng Bài giảng để xem:

+ Trên trình duyệt của máy tính:  Chọn menu Bài giảng => Chọn tab Bài giảng học tự do 

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

+ Trên ứng dụng K12Online trên điện thoại: Chọn tính năng Bài giảng (Bài học) => Chọn tab Bài giảng học tự do

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Câu 4: GV có thể sửa/xoá các nội dung như bài giảng, bài kiểm tra, lớp học ảo nếu đã đưa lên cho HS học không?

Trả lời:

- Các nội dung mà chưa diễn ra thì GV vẫn xoá bình thường. 

- GV đã đưa nội dung lên, nếu đang ở thời gian HS học hoặc HS đã học rồi thì không thể sửa/xoá được. Việc không sửa/xoá như vậy là để không ảnh hưởng đến báo cáo, lịch sử học tập của HS. 

=> Viettel đang check lại và bổ sung tính năng cho phép GV sửa/xoá nội dung đã diễn ra và có người học. Tuy nhiên, việc này cần check kỹ vì đã học rồi sẽ ảnh hưởng đến các báo cáo, lịch sử học tập của HS, dẫn đến không chính xác.

Câu 5: Tài liệu file Word/Powerpoint/Excel tải lên bài giảng không xem được/đợi lâu?

Trả lời: 

Tài liệu không phải định dạng PDF lên hệ thống, hệ thống sẽ mất 1 khoảng thời gian để convert file đó thành PDF. GV nên chuyển các định dạng khác thành PDF trước khi đưa lên hệ thống để hiển thị được chính xác và nhanh hơn.

II. BÀI KIỂM TRA

Câu 1: Làm thế nào để tạo bài kiểm tra trên K12Online?

Trả lời:

Xem hướng dẫn tại: https://hotro.k12online.vn/giao-vien/bai-kiem-tra.html 

Câu 2: Có những dạng bài kiểm tra nào trên K12Online?

Trả lời:

Theo cách tạo đề:

Phân theo hình thức làm bài: 

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

V. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Câu 1: Giáo viên muốn tạo nhóm học gồm các học sinh từ các lớp khác nhau thì làm như thế nào?

Trả lời:

GV vào Quản lý đào tạo => Chọn Nhóm học => Chọn Thêm mới nhóm học => Thực hiện thêm các HS của các lớp vào nhóm. 

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Câu 2: Giáo viên A được biên chế (dạy chính) ở một trường A và đã có tài khoản K12Online của trường A, nhưng cũng dạy thỉnh giảng/trợ giảng (ngoài biên chế) ở một trường B khác thì thêm tài khoản giáo viên A vào trường B như thế nào? 

Trả lời:

Trên hệ thống K12Online, Mỗi GV sẽ được định danh bằng 1 tài khoản và gắn vào 1 trường duy nhất (hay còn gọi chỉ được biên chế 1 trường). Những trường khác, nếu GV được phép dạy thì sẽ được gọi là GV ngoài biên chế của trường đó. 

Các trường muốn thêm 1 GV đã được biên chế ở trường khác vào dạy trường mình thì admin trường cần thêm GV ngoài biên đó vào hệ thống K12Online. Thao tác thực hiện như sau:

- Admin vào menu Quản lý đào tạo => Chọn GV ngoài biên chế 

- Thực hiện Thêm giáo viên

=> Sau đó nhà trường phân công giảng dạy giáo viên ngoài biên chế như GV bình thường. 

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Lưu ý: Giáo viên ngoài biên chế muốn đăng nhập vào trường ngoài biên chế thì phải truy cập vào link trực tiếp của trường đó thì mới đăng nhập được. 

Câu 3: Giáo viên chủ nhiệm khác với giáo viên bộ môn như thế nào? 

Trả lời:

Giáo viên chủ nhiệm không cần phải được phân công giảng dạy bộ môn cũng có thể quản lý thông tin lớp học được chủ nhiệm:

- Được phân nhóm học trong lớp, các giáo viên bộ môn của lớp đó khi tạo thời khóa biểu có thể sử dụng các nhóm mà GVCN đã tạo

- Được đổi mật khẩu của học sinh trong lớp 

- Được xem thời khóa biểu của cả lớp mà không cần phải được phân công giảng dạy các bộ môn tương ứng.

Câu 4: Chức năng của tổ chuyên môn trong đơn vị? 

Trả lời:

- Nếu nhà trường bật chế độ kiểm duyệt nội dung, tổ chuyên môn sẽ có quyền kiểm duyệt bài giảng của các thành viên trong tổ 

- Tổ trưởng, tổ phó có thể kiểm duyệt kế hoạch bài dạy của các giáo viên trong tổ, sau khi tổ chuyên môn kiểm duyệt xong thì nhà trường sẽ duyệt.

K12Online hiện tại có 2 dạng bài giảng để thầy/cô linh hoạt sử dụng tùy mục đích của mình: 

1. Bài giảng gán thời khóa biểu

2. Bài giảng tự do (không gán thời khóa biểu)

Cả 2 dạng này đều mục đích là giao nội dung cho học sinh tự học, tự nghiên cứu nội dung ở nhà, dưới sự hướng dẫn của giáo viên qua các nội dung mà giáo viên đưa lên. Chỉ khác nhau về hình thức hiển thị cho học sinh và thời gian mà học sinh được phép học.

- Bài giảng gán thời khoá biểu là dạng bài giảng mặc định trên K12Online. Sau khi tạo bài giảng xong, giáo viên có thể gán bài giảng này lên thời khoá biểu theo tiết cụ thể và ngày cụ thể để yêu cầu học sinh khi nào đúng tiết học đó thì mới vào học được. 

- Bài giảng được gán thời khoá biểu thì học sinh có thể nhìn thấy ngay trên cả thời khoá biểu và menu bài giảng của học sinh.

- Nếu trong tiết học đó mà học sinh chưa học hết nội dung bài giảng, học sinh có thể học sau thời gian đó, hệ thống vẫn cập nhật tiến độ hoàn thành. Trừ khi giáo viên cấu hình yêu cầu học sinh phải hoàn thành trong thời gian đó thì hệ thống mới không ghi nhận. 

- Bài giảng tự do là loại bài giảng mà giáo viên không muốn yêu cầu bắt buộc học sinh hoàn thành trong một khoảng thời gian nào. Khi tạo bài giảng tự do, học sinh có thể vào học bất kỳ khi nào nếu muốn. 

- Bài giảng tự do chỉ hiện trong menu bài giảng của học sinh, không nhìn thấy trên giao diện của phần thời khoá biểu. 

Để tạo bài giảng trực tuyến trên K12Online, giáo viên thực hiện theo các hướng dẫn sau:

Bước 1: Vào Học liệu => Chọn Bài giảng => Chọn Thêm mới => Nhập các thông tin cơ bản của bài giảng.

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Lưu ý:

  • Giáo viên có thể cấu hình yêu cầu học học lần lượt theo thứ tự các nội dung đưa lên bài giảng bằng cách bật tính năng Nội dung học theo thứ tự.
  • Giáo viên có thể cho phép học sinh vào học bài giảng bất cứ thời gian nào thì bật tính năng Bài giảng học tự do
     

Bước 2: Chọn Thêm mới chuyên đề

Mỗi một bài giảng có thể có nhiều nội dung kiến thức khác nhau. Giáo viên có thể chia nội dung đó thành nhiều chuyên đề. Mỗi chuyên đề có thể gồm nhiều bài học nhỏ để học sinh tiện theo dõi và tra cứu.

- Sau khi thêm mới bài giảng, màn hình bài giảng chi tiết hiện ra. Giáo viên chọn Thêm mới chuyên đề để thêm mới chuyên đề cho bài giảng. 
 - Nhập các thông tin cơ bản của bài giảng và nhấn Lưu lại để lưu lại thông tin bài giảng.

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Bước 3: Chọn Thêm bài học (video, text, tài liệu, bài tập…) cho từng chuyên đề

Để thêm các bài học trong chuyên đề, tại mỗi chuyên đề, click vào biểu tượng thêm mới và chọn các dạng học liệu muốn thêm vào trong chuyên đề đó.

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Dạng 1: Bài học dạng video

  • Để thêm các bài học dạng video, chọn loại Bài học dạng video
  • Chọn video cần đưa lên hệ thống bằng 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Với những video có sẵn trên máy tính, giáo viên click vào nút Chọn file cần tải lên trên máy tính tại tab Tải file video lên

Cách 2: Với những video có sẵn trên Youtube, dán đường dẫn video Youtube tại ô Link video Youtube trong tab Chọn video trên Youtube.

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Dạng 2: Bài dạng dạng text

  • Để thêm các bài học dạng text, chọn loại Bài học dạng text
  • Nhập tiêu đề bài học và soạn thảo nội dung bài học theo hướng dẫn.

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Dạng 3: Bài dạng chuẩn scorm

  • Để thêm các bài học chuẩn scorm (cái bài giảng elearning được soạn từ Adobe Presenter, iSpring…), chọn loại Bài học chuẩn scorm
  • Nén bài giảng scorm lại file .zip và đưa lên hệ thống.

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Dạng 4: Bài tập

  • Để thêm các bài tập cho học sinh ôn tập, chọn loại Bài tập
  • Nhập tiêu đề bài học và soạn thảo nội dung bài học theo hướng dẫn.

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

  • Nhập câu hỏi cho bài tập bằng cách Thêm câu hỏi mới hoặc Thêm từ ngân hàng câu hỏi

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

  • Hoặc thêm các câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi đã có sẵn bằng cách click vào Thêm từ ngân hàng câu hỏi

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Dạng 5: Tài liệu

  • Để thêm các tài liệu cho học sinh ôn tập, chọn loại Tài liệu
  • Nhập tiêu đề tài liệu và file tài liệu cần tải lên (định dạng .pdf).

Cách gắn bài kiểm tra vào thời khóa biểu trên k12

Bước 4: Xem trước trước khi gửi yêu cầu kiểm duyệt (nếu cần)

Bước 5: Xuất bản (Nếu nhà trường yêu cầu kiểm duyệt)

Bước 6: Tổ trưởng chuyên môn hoặc Nhà trường thực hiện kiểm duyệt (Nếu nhà trường yêu cầu kiểm duyệt).

III. Một số câu hỏi thường gặp về bài giảng trực tuyến trên K12Online

1. Bài giảng gán thời khóa biểu mục đích để cho giáo viên muốn học sinh đúng thời gian tiết học đó vào học. Nếu trong tiết học đó học sinh không vào học thì sẽ không được tính điểm danh, vì học sinh không vào học đúng thời gian quy định.

2. Việc điểm danh khi học bài giảng chỉ áp dụng với dạng bài giảng gán thời khóa biểu, không áp dụng với bài giảng tự do. 

3. Tính năng điểm danh khác với việc học sinh đó có học bài giảng đó hết hay không. Nó chỉ ghi nhận là thời điểm tiết học đó, học sinh có vào học. 

4. Để xem chính xác học sinh có học hoàn thành hết nội dung bài giảng hay chưa, giáo viên vào xem tại phần Báo cáo của từng bài giảng để xem chi tiết tiến độ. 

5. Bài giảng gán thời khóa biểu đã kết thúc rồi, học sinh vẫn xem lại bài giảng đó bình thường và vẫn ghi nhận tiến đọ hoàn thành cho học sinh trong trường hợp vào học ngoài tiết đó. Chỉ trừ khi giáo viên cấu hình là không ghi nhận hoàn thành khi tiết học kết thúc thì hệ thống mới không ghi nhận khi gán vào thời khóa biểu. 

6. Việc điểm danh bài giảng và tiến độ hoàn thành hoàn thành của bài giảng là 2 việc hoàn thành khác nhau. Học sinh có thể vào điểm danh bài giảng đã được gắn thời khóa biểu rồi nhưng chưa chắc đã hoàn thành hết bài giảng đó. 2 tính năng này là cung cấp thêm công cụ bổ để giúp giáo viên theo dõi quá trình học của học sinh được thuận tiện hơn.