Phần tích bản yêu sách của nhân dân An Nam

Bản yêu sách của nhân dân An Nam là tiếng nói lịch sử đầu tiên của dân tộc Việt Nam đối với các nước đế quốc trên thế giới về một dân tộc nhỏ bé dù đang chịu nhiều áp bức, bốc lột của đế quốc thực dân nhưng phải luôn được tôn trọng và tự do về mọi mặt. Dù không được hội nghị Versailles đề cập đến nhưng chính Bản yêu sách đòi quyền tự do dân tộc của nhân dân An Nam và tác giả của nó – chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc – chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại muốn cho cả thế giới biết rằng ở một nơi xa xôi của Châu Á, có một dân tộc đã chịu quá nhiều bất công đang vươn mình lớn lên, học hỏi, trang bị và sẵn sàng đánh bại bất cứ kẻ thù xâm lược nào đặt gót chân đô hộ lên quê hương của mình.

Hoàn cảnh ta đời Bản yêu sách lịch sử của nhân dân An Nam

Sau quá trình bôn ba qua nhiều nước trong chuyến hành trình ra nước ngoài trên con tàu Amiral La Touche De Tréville từ ngày 5/6/1911. Cuối tháng 7/1917, Nguyễn Tất Thành đặt chân trở lại Pháp lần thứ ba [Lần thứ nhất Người đến cảng Marseilles năm 1911; Lần thứ hai, năm 1913 trở lại cảng Le Havre sau đó tiếp tục sang Anh hoạt động]. Tại đây, Nguyễn Tất Thành gặp được những nhân sĩ trí thức yêu nước đang hoạt động ở Pháp lúc bấy giờ là Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường cùng những người Việt Nam yêu nước khác đang hoạt động tại Paris. Sau một thời gian hoạt động, cuối năm 1917, Người tập hợp và đoàn kết họ lại trong một tổ chức gọi là Nhóm người Việt Nam yêu nước.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), ngày 18/01/1919, các nước phe Hiệp ước cùng nhau họp tại Paris (còn gọi là Hội nghị hòa bình Paris) để giải quyết hệ quả chiến tranh và phân chia lại tài nguyên, thị trường và thuộc địa trên thế giới. Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Woodrow Wilson tham dự hội nghị đã đưa ra chương trình 14 điểm nhằm tái thiết nền hòa bình thế giới sau chiến tranh (1) để làm cơ sở thảo luận và đưa ra hòa ước Versailles. Tham dự hội nghị ngoài các nước thắng trận phe Hiệp Ước gồm Mỹ, Pháp, Anh, Ý , còn có các phái đoàn ngoại giao của hơn 32 nước, trong đó có sự tham gia của hội những người yêu nước ở các nước Trung Quốc, Ai Cập, Triều Tiên với mong muốn đưa yêu sách đến hội nghị mong được xem xét giải quyết quyền lợi cho quốc gia của mình.

Phần tích bản yêu sách của nhân dân An Nam

Hội nghị hòa bình Paris 1919 sau Thế chiến lần 1 (1914-1918) (Nguồn:www.cliohistory.org)

Trong chương trình 14 điểm của Tổng thống W. Wilson, có điểm thứ 5 được Nguyễn Tất Thành chú ý đến, đó là: Điều chỉnh một cách tự do, công bằng quyền yêu sách của các thuộc địa, đặt mối quan tâm tới quyền lợi của những người dân bị tác động ngang hàng với lợi ích của các chính phủ liên quan tới yêu sách. Thay mặt hội những người Việt Nam yêu nước đang sống tại Pháp lúc bấy giờ, Nguyễn Tất Thành gửi đến cho các đại biểu tham dự hội nghị Bản yêu sách 8 điểm (2) của nhân dân An nam để được xem xét giải quyết quyền lợi của quốc gia dân tộc. Bản yêu sách 8 điểm này được trí thức, luật sư Phan Văn Trường dịch sang tiếng Pháp, gửi đến hội nghị ngày 18/6/1919 và được ký tên phía dưới với tên gọi Nguyễn Ái Quốc,. Đây là lần đầu tiên cái tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện.

Nội dung của Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam:

            1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;

            2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;

            3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;

            4. Tự do lập hội và hội họp;

            5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;

            6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;

            7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

            8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

Tuy nhiên, Bản yêu sách của Nguyễn Ái Quốc không được Hội nghị xem xét đến, dù sau đó phái đoàn ngoại giao Mỹ và hầu hết các nước tham dự đều có thư trả lời. Sau sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ “chủ nghĩa Wilson chỉ là một trò bịp bợm lớn...” (3). Người nhận thức một điều sâu sắc đó là: “Trong cuộc đấu tranh giành độc lập thì phải dựa vào sức mình để giải phóng mình, đừng bao giờ hy vọng trông chờ vào sự “ban ơn” của chính quyền tư sản. Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng bản thân mình” (4).

Sau hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã viết bản yêu sách bằng hai ngôn ngữ khác nhau: một bản viết bằng chữ Quốc ngữ theo thể văn vần tựa đề Việt Nam yêu cầu ca và một bản tiếng Hán với tựa đề An Nam thỉnh nguyện thư và được in thành 6000 bản tại nhà in Charpendier số 70 phố Gobelins. Những bản yêu sách này được Bác cùng với những người Việt Nam yêu nước ưu tú khác đang hoạt động ở Pháp như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường phân phát ở từng con  ngõ ở thủ đô Paris, trong các buổi hội họp, mittinh hay sinh hoạt câu lạc bộ và gửi về nước qua các thủy thủ và hành khách trên những chuyến tàu về An Nam. Điều này đã được Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Maurice Long trong một bức điện gửi Bộ Thuộc địa Pháp cho biết: ''Tôi báo để ông rõ một người Bắc Kỳ hồi hương bị bắt trong người có mang theo truyền đơn ''Quyền các dân tộc'' của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Nhân đạo [L’Humanité]. Người đó khai rằng tờ truyền đơn này được phân phát ở cảng Marseilles cho từng người trong số 50 người bản xứ hồi hương lúc tàu sắp khởi hành” (5).

Sự lo ngại từ phía chính quyền Pháp đối với Bản yêu sách và tác giả của nó

Từ khi Nguyễn Ái Quốc đưa Bản yêu sách đòi quyền lợi cho nhân dân An Nam đến Hội nghị hòa bình Paris (Hội nghị Versailles) đã gây sự chú ý lớn đến các đại biểu tham dự hội nghị và tạo tiếng vang lớn đến các nhà yêu nước của các nước trên thế giới đang hoạt động ở Paris cũng như trong dư luận ở Pháp và ở Đông Dương. Điều này đã được mật thám Pháp để ý đến và tìm cách khai thác thông tin về người viết Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Ngược lại, sự chú ý và theo dõi của mật thám Pháp đối với Nguyễn Ái Quốc cũng như tìm mọi cách để biết được mối quan hệ của người thanh niên này với các nhà trí thức có tiếng khác đang hoạt động tại Pháp càng làm tăng thêm sự chú ý của dư luận.

Sự chú ý và lo ngại đầu tiên của chính quyền Pháp đối với Nguyễn Ái Quốc được viết trên tờ báo Le Courrier Colonial (Thư tín thực dân) với nhan đề “Giờ phút nghiêm trọng” ra ngày 27/6/1919 do Camile de Villa viết với những lời lẽ đầy mùi thực dân: “Làm sao một người dân thuộc địa lại có thể dùng bản yêu sách của nhân dân để tấn công chính phủ Pháp. Thật là quá quắc. Cứ theo đà này thì bọn dân thuộc địa sẽ lên ngang hàng với người Pháp chúng ta và trở thành ông chủ của chúng ta. Không được, phải kìm giữ chúng mãi mãi trong vòng nô lệ” (6). Ngay sau só, Bác cũng đã viết lại một bài đáp trả, phê phán và vạch trần “Tâm địa thực dân” [tựa đề bài viết của Bác] của chúng.

Ngoài ra, những thông về Nguyễn Ái Quốc trong hội những người Việt yêu nước và các mối quan hệ của người thanh niên này với các lãnh đạo yêu nước khác cũng được mật thám khai thác. Các tư liệu của chính quyền Pháp cũng đã đề cập đến việc này, như trong Báo cáo tháng 10 năm 1919 của mật thám Pháp có viết: “Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh đã từng bị bắt vì tội chống lại nền an ninh quốc gia. Do đó, họ vẫn giữ vai trò lãnh đạo nhóm một cách không chính thức, nhưng thực tế thì chính Nguyễn Ái Quốc đảm nhiệm” (7). Sự hoạt động năng nổ, nhiệt tình và đầy can đảm của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc trong những ngày tại Paris cũng đã làm cho bọn chính quyền thực dân cảm nhận được mối lo lắng từ những hành động của người thanh niên này, tên mật thám Paul Arnoux chuyên theo dõi người Việt sống tại Paris, trong một lần chứng kiến Nguyễn Ái Quốc đi phát truyền đơn, tuyên truyền yêu sách đã phải thốt lên: “con người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người sẽ đặt chữ thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương” (8).

Trong khi đó, ở xứ Đông Dương, nơi thuộc địa của thực dân Pháp, khi Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam được tuyên truyền về nước đã gây sự hoang mang cho bọn chúng, lần đầu tiên kể từ khi Pháp đặt chân gót chân xâm lược lên xứ An Nam có một người dám đến tận “Bộ chỉ huy đầu não” của chúng đưa yêu sách đòi quyền lợi, trong khi những hoạt động mang tính chất chống đối lại chính quyền thực dân ở An Nam lần lượt bị dập tắt trong sự kiêu hãnh của chúng. Điều này đã khiến bọn chỉ huy ở xứ Đông Dương lo lắng và gửi điện về Bộ Thuộc địa yêu cầu cho biết thông tin người viết bản yêu sách. Kể từ khi Nguyễn Tất Thành gửi bản yêu sách đến Hội nghị Versailles đến khi chính quyền Pháp cho mật thám theo dõi tìm kiếm và kết luận được thông tin chính xác về người viết bản yêu sách thì cũng mất đến 8 tháng (18/6/1919 - 8/2/1920) để viên Toàn quyền Đông Dương mới khẳng định được với Bộ Thuộc địa Pháp là “Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Tất Thành chỉ là một người”(9).

Ý nghĩa của Bản yêu sách 8 điểm đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam

Việc Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Versailles đã tạo tiếng vang lớn không chỉ trong giới chính trị mà còn ảnh hưởng đến mọi tầng lớp nhân dân lao động ở Pháp lúc bấy giờ và nhân dân Việt Nam đang chịu sự ách đô hộ của thực dân Pháp. Nhà sử học Pháp Charles Fourniau đã viết về sự kiện này như sau: “Từ ngày Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến Hội nghị thì Việt kiều hướng cả về Anh…Việt kiều tìm đến với Nguyễn Ái Quốc để được Anh khuyên bảo, giao nhiệm vụ… và vạch cho họ thấy cần phảI đi theo con đường nào. Vậy từ Paris, Nguyễn Ái Quốc đã gieo hạt giống cho cách mạng khắp bốn phương trời”. Và chính hạt giống cách mạng này với một phương pháp gieo mầm và chăm sóc chuẩn bị được Nguyễn Ái Quốc tìm ra đã gây dựng được một tổ chức và thế hệ cách mạng mới trên quê hương mình với mục đích đánh đổ ách đô hộ, xâm lược của bọn đế quốc, thực dân.

Phần tích bản yêu sách của nhân dân An Nam

Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam (Nguồn:www.hoc24.vn)

Trong xã hội Pháp lúc bấy giờ, bản yêu sách cũng đã tác động lớn đến dư luận nước này. Một người Việt khi đó đang sống ở Paris với nghề thủy thủ là Bùi Lâm nhớ lại: ''Người Pháp coi cuộc đấu tranh đó là một ''quả bom'' làm chấn động dư luận nước Pháp. Còn người Việt Nam cho đó là tiếng sấm mùa xuân. Tiếng sấm ấy đã xua tan màn sương mù vây bọc chúng tôi, làm nảy sinh những mầm nằm sâu trong lòng chúng tôi. Người mình ra ngoài kiếm ăn, nói chung yêu nước, mong nước độc lập. Bây giờ ngay tại Thủ đô nước Pháp, trên diễn đàn quốc tế có một người Việt Nam ngang nhiên đứng ra đòi quyền lợi chính đáng cho dân tộc mình, dư luận thế giới xôn xao bàn tán ai mà không kính, không phục. Độ ấy, người mình ở Pháp gặp nhau đều nói độc lập, tự quyết, đều nói đến Nguyễn Ái Quốc. Chính cái tên Nguyễn Ái Quốc, bản thân nó có sức hấp dẫn kỳ lạ” (10).

Đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam, việc gửi Bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Versailles của Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện những ý nghĩa sau:

            - Lần đầu tiên có một người Việt Nam yêu nước dám đứng lên đưa yêu sách của nhân dân thuộc đến hội nghị của những tên đế quốc thắng trận đòi quyền lợi cho dân tộc mình. Chính điều này đã đánh thức tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong nước vốn một thời gian dài bị lắng xuống khi các phong trào yêu nước lần lượt bị dập tắt và bế tắc về mặt đường lối, phương pháp đấu tranh.

            - Tác động lớn đến tinh thần yêu nước, niềm tin đấu tranh của nhân dân trong nước đang sống trong giai đoạn đen tối nhất dưới chế độ thực dân Pháp cai trị kể từ sau thất bại của các phong trào yêu nước diễn ra từ cuối thế kỷ XIX đến khi Đảng cộng sản Việt Nam chính thức ra đời.

            - Khẳng định với thế giới dù là một dân tộc nhỏ bé đang sống trong cảnh bị đô hộ và chịu nhiều áp bức, bốc lột của hai tầng áp bức nhưng dân tộc và con người Việt Nam vẫn sẽ luôn giữ vững ý chí đấu tranh vì quyền lợi, tự do của dân tộc mình. Sự kiện này cũng là tiếng ngân vang báo hiệu cho cả thế giới biết rằng một dân tộc nhỏ bé đang vươn mình trở dậy và hoàn toàn có thể làm nên điều kỳ diệu trong cuộc chiến với đế quốc thực dân mạnh hơn gấp nhiều lần.

            - Kích thích phong trào đấu tranh trong nước, dù đã bị dập tắt nhưng vẫn còn diễn ra với vài phong trào lẻ tẻ của nhiều đảng phái thuộc các tầng lớp khác nhau. Nêu cao chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam trước những nước lớn trên thế giới, chủ nghĩa yêu nước được hình thành hơn 1000 năm kể từ thời Bắc thuộc với nhiều chiến công hiển hách.

Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam là một dấu mốc đánh dấu quá trình dấn thân vào những hoạt động yêu nước và tìm kiếm một con đường cứu nước phù hợp với dân tộc của chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài. Chính từ đây, thế giới bắt đầu biết đến người thanh niên xuất thân từ một dân tộc nhỏ bé nhưng vô cùng can đảm, thông minh và đầy tài năng cùng một nhân cách cao thượng sẽ là người đem đến nguồn ánh sáng mới cho dân tộc Việt Nam và bắt đầu đặt nền móng cho sự vươn lên phá tan thành trì của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ đang trong giai đoạn hưng thịnh kể từ thế kỷ XIX. Chính quá trình hoạt động không ngừng nghỉ và tiếp cận với nhiều nguồn tri thức lý luận mới về con đường giải phóng dân tộc, đặc biệt là con đường cách mạng vô sản tháng Mười Nga đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc để làm nên những thắng lợi đi vào lịch sử nhân loại với những mốc son chọi lọi nhất về sau.

Trích dẫn:

(1) Chương trình 14 điểm ra đời trước khi Đức đưa ra thỏa thuận ngừng bắn kết thúc chiến tranh  khoảng 10 tháng. Đây được xem là một kế hoạch chi tiết cho nền hòa bình thế giới, và được thảo luận nhiều trong Hội nghị hòa bình Paris 1919 cũng như làm căn cứ để đưa ra các quy định và điều khoản hậu chiến cho các nước tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất trong Hiệp ước Versailles. Tuy nhiên Chương trình 14 điểm cuối cùng không thể thành công do vấp phải sự phản đối của Anh, Pháp, Ý về quyền lợi đạt được của các nước này và ngay cả thượng viện Mỹ cũng không thông qua. Cuối cùng Hiệp ước Vesailles được ký kết đi ngược lại rất nhiều so với chương trình tái thiết nền hòa bình thế giới (Chương trình 14 điểm) của Tổng thống Woodrow Wilson. [Phạm Thủy Tiên .(2015). Chương trình 14 điểm (Fourteen Points). Dự án Nghiên cứu quốc tế.  Truy cập từ: http://nghiencuuquocte.org/2015/03/27/chuong-trinh-14-diem]

(2),(3) Hồ Chí Minh toàn tập (tập 2). (2000). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Trang 416.

(4) Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2001). Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Trang 28.

(5),(9) Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản .(2015). Trang Thông tin điện tử Hồ Chí Minh. Truy cập từ: http://hochiminh.vn/news/Pages/news.aspx?ItemID=493&Pre=1&CateID=28

(6) Hồ Chí Minh toàn tập (tập 1). (2000). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Trang 489.

(7),(8) Phạm Thị Thu Hương. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào yêu nước của Việt Kiều tại Pháp (1917-1923). Thế giới di sản điện tử. Truy cập từ: http://thegioidisan.vn/vi/vai-tro-cua-nguyen-ai-quoc-trong-phong-trao-yeu-nuoc-cua-viet-kieu-tai-phap-1917-1923.html

(10) Vũ Anh. (1960). Bác Hồ (Hồi ký). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học. Trang 72.

Tài liệu tham khảo:

Trần Đức Tuấn (2016). Hành trình theo chân Bác. TPHCM: Nhà xuất bản Trẻ

Lady Borton (2013). Hồ Chí Minh – một hành trình. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới

Hồ Chí Minh toàn tập (tập 1: 1919 – 1924). (2000). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Hồ Chí Minh toàn tập (tập 2: 1924 – 1930). (2000). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Thái Hân - DH16SU


Page 2

Trang 1 / 16


Page 3


Page 4


Page 5


Page 6

Thứ Ba, 06 Tháng Mười Hai 2011 07:28

Những kí ức về cô tôi không còn nhớ nhiều nữa, vì đã tám năm rồi còn gì. Khi rảnh rỗi tôi hay ngồi trầm ngâm một mình, rồi lục đục tìm mớ kỉ niệm của thời áo trắng ra xem. Nào là cuốn cuốn lưu bút đã nhòe vàng, xấp hình dày cộm, hay mấy tấm thiệp chúc mừng sinh nhật, chúc Tết, Noel… do bạn bè tặng. Nhưng chẳng có bức ảnh nào có cô, cũng không có thứ gì đặc biệt liên quan đến khoảng thời gian của tám năm về trước, duy chỉ có cái băng rôn bé tí rất dễ thương mang dòng chữ “Congratulations” của nhỏ Huỳnh tặng tôi khi học kì đầu tôi được học sinh giỏi. Lúc xem, tôi cứ cười hoài, theo sau đó là những chuỗi ngày học lớp sáu ùa về với bao kỉ niệm thân thương, hình ảnh cô thấp thoáng lướt qua tâm trí tôi, tôi cố nhớ, nhớ gương mặt cô, nhớ bộ áo dài cô hay mặc khi đến lớp và tôi lặng người đi khi ngày hôm ấy, ngày biết tin cô không còn dạy nữa, nỗi xót xa bất chợt quay về.


Page 7


Page 8