Các phương pháp điều chỉnh pháp luật

Nếu đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các QHXH mà ngành luật đó tác động lên thì phương pháp điều chỉnh là cách thức mà ngành luật đó, hay trực tiếp hơn là các QPPL của ngành luật đó tác động lên đối tượng điều chỉnh của mình.?

Các phương pháp điều chỉnh pháp luật

Phương pháp điều chỉnh luôn song hành với đối tượng điều chỉnh như hai yếu tố quyết định tới việc xác định một ngành luật độc lập. Tuy nhiên, để phân biệt một ngành luật độc lập, tính đặc thù của phương pháp điều chỉnh có thể không tuyệt đối như tính đặc thù của đối tượng điều chỉnh. Bên cạnh các phương pháp đặc thù của mình, một ngành luật độc lập vẫn có thể sử dụng phương pháp điều chỉnh giống như phương pháp điều chỉnh của ngành luật khác.

Phương pháp điều chỉnh nổi bật nhất của ngành LHP là xác lập những nguyên tắc chung cho các chủ thể khi tham gia vào các mối quan hệ mà ngành luật này điều chỉnh. Ví dụ điển hình về phương pháp này là quy định tại khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Với quy định này, ngành LHP điều chỉnh một mối quan hệ cơ bản trong lĩnh vực chính trị, đó là quan hệ về bản chất của Nhà nước Việt Nam. Để làm điều đó, ngành LHP không quy định cụ thể những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể mà chỉ quy định những tư tưởng, quan điểm định hướng – những nguyên tắc mà các chủ thể – như các cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản, các tổ chức chính trị – xã hội và các chủ thể có liên quan khác phải tôn trọng khi tham gia vào các mối quan hệ cụ thể trong lĩnh vực tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Ngành LHP có rất nhiều quy định áp dụng phương pháp này để tác động lên các QHXH mà chúng điều chỉnh, đặc biệt là các quy định ở Chương I, Chương II và Chương III Hiến pháp năm 2013. Tất nhiên, trong những trường hợp nhất định thì ngành LHP cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể tham gia quan hệ, đặc biệt là các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, hoặc các quy định cụ thể trong lĩnh vực bầu cử… Tuy nhiên, phương pháp chủ đạo vẫn là xác định nguyên tắc cho các chủ thể khi tham gia các mối quan hệ.

Các phương pháp điều chỉnh pháp luật
Hình minh họa. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp

Bên cạnh phương pháp đặc thù trên đây, ngành LHP cũng sử dụng một số phương pháp điều chỉnh khác như phương pháp trao quyền, phương pháp cấm và phương pháp bắt buộc. 

– Phương pháp trao quyền là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật quy định cho các chủ thể một phạm vi quyền hạn hoặc một quyền cụ thể, tương ứng là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải tôn trọng việc thực hiện quyền của các chủ thể được trao quyền. Ngành LHP sử dụng phương pháp này chủ yếu để quy định quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, ví dụ Quốc hội có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật;’ Chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;? Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ v.v..” 

– Phương pháp cấm là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật áp đặt nghĩa vụ lên chủ thể tham gia quan hệ không được thực hiện một hành vi cụ thể. Ngành LHP sử dụng phương pháp này chủ yếu để bảo vệ các quyền tự do cơ bản không bị xâm hại bởi các cơ quan, tổ chức hay cá nhân, ví dụ các quy định: “không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”; “không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng để điều chỉnh một số mối quan hệ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ “việc kéo dài nhiệm kì của một khoa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh”, “không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không hợp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.? 

– Phương pháp bắt buộc là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật áp đặt một nghĩa vụ xử sự, hay nói cách khác là nghĩa vụ thực hiện một hành vi nhất định lên các chủ thể tham gia quan hệ. Ngành LHP sử dụng phương pháp này để quy định các nghĩa vụ cơ bản của người dân, ví dụ “mọi người ... có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”; “công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc”;o “mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”… Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến để quy định về một số khía cạnh hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ: “khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc”, “người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kì họp hoặc tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kì họp Quốc hội”. 

Ba phương pháp trên đây là những phương pháp điều chỉnh mang tính chất quyền uy, nghĩa là các bên phải tuyệt đối tuân thủ phạm vi quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định mà không được tự thoả thuận thêm. Các phương pháp này không những được ngành LHP sử dụng mà còn đồng thời được sử dụng bởi một số ngành luật khác như ngành luật hành chính, luật hình sự, luật tố tụng hình sự v.v..

 Quan hệ dân sự là một quan hệ chủ yếu thường xuyên diễn ra trong đời sống xã hội. Bằng việc điều chỉnh các quan hệ dân sự bằng các văn bản luật đã đưa các quan hệ này vào một vòng trật tự nhất định, ứng xử của các chủ thể trong các giai dịch dân sự đã tuân theo các quy định của pháp luật.

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm gọi chung là quan hệ dân sự.

1. Luật dân sự là gì?

Luật dân s là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.

2. Khái niệm phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự:

2.1. Phương pháp điều chỉnh:

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật là tổ hợp các phương tiện, biện pháp, cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh.Thông qua đó, pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội một cách đồng bộ làm nảy sinh, xác lập, bảo vệ, phát triển hoặc phòng ngừa, ngăn cấm, hạn chế đến sự nảy sinh, tồn tại, phát triển các quan hệ xã hội mà nhà cầm quyền mong muốn trong các lĩnh vực hoạt động nhất định của Nhà nước, xã hội và công dân. Phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh là căn cứ để phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật.

Phương pháp điều chỉnh được sử dụng trong luật dân sự là tôn trọng sự bình đẳng. Thoả thuận của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Sự bình đẳng của các chủ thể dựa trên cơ sở sự độc lập về mặt tài sản và tổ chức. Việc xác lập và giải quyết những quan hệ về tài sản, quan hệ nhân thân chủ yếu do ý chí và lợi ích chính các chủ thể là cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ đó. Bởi không có sự ràng buộc về tài sản và tổ chức nên các chủ thể đều có tư cách pháp lý ngang nhau. Cho nên Nhà nước khuyến khích sự thoả thuận giữa các chủ thể trong khuôn khổ quy định của pháp luật. 

2.2. Đối tượng điều chỉnh:

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là Những quan hệ xã hội trong một lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc những nhóm quan hệ xã hội có tính chất giống nhau, gần gũi với nhau do một ngành luật điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh là căn cứ để phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật. Đối tượng điều chỉnh được ghi ngay đoạn đầu các bộ luật hoặc văn bản luật.

Các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự . Các chủ thể tham gia quan hệ độc lập, bình đẳng, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và chịu trách nhiệm tài sản. Đối tượng điều chỉnh Luật dân sự bao gồm các nhóm quan hệ sau:

Quan hệ tài sản:  Các quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua một tài sản nhất định

 Thứ nhất, Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự đa dạng, phong phú:

+ Đa dạng về lĩnh vực: Bao gồm các quan hệ trong trạng thái “tĩnh” (quan hệ xác định một tài sản thuộc về ai? – Quan hệ sở hữu) và trong trạng thái “động” (tài sản là đối tượng các quan hệ trong quá trình trao đổi của giao lưu dân sự – mua bán, tặng cho, thuê, gửi giữ, vận chuyển, gia công…);

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự

+ Đa dạng về đối tượng: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản; tài sản hiện tại, tài sản hình thành trong tương lai; tài sản vô hình, tài sản hữu hình…

+ Đa dạng về chủ thể: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước; chủ thể mang quốc tịch Việt Nam, chủ thể mang quốc tịch nước ngoài.

– Thứ hai, Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự mang tính ý chí

+ Phản ánh và ghi nhận ý chí của các chủ thể trong quan hệ tài sản: trong xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ;

+ Chịu tác động bởi ý chí của nhà nước – Tính phù hợp với qui định của BLDS: mỗi quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự đều chịu một qui chế pháp lý từ nhà nước (quan hệ có đối tượng là tài sản cấm lưu thông, hạn chế chế lưu thông, tự do lưu thông; có đối tượng là bất động sản…).

– Thứ ba, quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự mang tính chất giá trị và tính được bằng tiền  Tính chất hàng hóa – tiền tệ:

+ Đối tượng của quan hệ tài sản là hàng hóa có giá trị và được xác định thông qua sự trao đổi hàng hóa, chịu sự chi phối của qui luật giá trị;

+ Tính chất hàng hóa của tài sản cũng phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Ví dụ: Quyền sử dụng đất lại chịu những qui định riêng…

Xem thêm: Đặt cọc là gì? Đặt cọc và phạt cọc theo Bộ luật dân sự 2015?

– Thứ tư,  Quan hệ tại sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự có tính chất đền bù tương đương trong trao đổi

+ Chủ thể trong một quan hệ tài sản cụ thể để hưởng dụng một tài sản thì phải chấp nhận một sự đền bù ngang giá trị – Đổi một giá trị tương đương và ngược lại;

+ Cùng một tài sản nhưng trong những quan hệ khác nhau, chủ thể khác nhau mức đền bù ngang giá trị là khác nhau;

+ Một số quan hệ tài sản không mang tính chất đền bù ngang giá (không phổ biến): tặng cho, mượn…

Quan hệ nhân thân: Các quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tình thần gắn liền với một cá nhân hoặc một tổ chức

– Thứ nhất, quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự luốn gắn liền một chủ thể xác định theo qui định của pháp luật và có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán;

– Thứ hai, về nguyên tắc các quan hệ nhân thân không mang tính giá  trị, không tính được thành tiền;

– Thứ ba, các giá trị tinh thần là đối tượng của quan hệ nhân thân về nguyên tắc không là đối tượng để trao đổi, chuyển dịch;

Xem thêm: Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất áp dụng năm 2022

* Các nhóm quan hệ nhân thân:

– Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: là các quan hệ nhân thân không mang lại cho chủ thể bất kỳ một lợi ích vật chất nào: danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên họ…

– Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: là các quan hệ mang lại cho chủ thể những lợi ích vật chất nhất định: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống, cây trồng vật nuôi

3. Đặc điểm của các phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự:

– Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự có đặc điểm đặc trưng là khi điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự thì luôn đảm bảo sự bình đẳng về địa vị pháp lý và độc lập về tổ chức và tài sản.

+  Bình đẳng về địa vị pháp lý: Tức là không có bất kỳ sự phân biệt nào về địa vị xã hội, tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc… giữa các chủ thể.

+ Độc lập về tổ chức và tài sản:

Tổ chức: Không có sự phụ thuộc  vào  quan  hệ cấp trên – cấp dưới, các quan hệ hành chính khác.

Tài sản: Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với nhau, không có sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa tài sản của cá nhân với tài sản của tổ chức…

Xem thêm: So sánh năng lực pháp luật dân sự của cá nhân và pháp nhân

+ Các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có quyền tự định đoạt và pháp luật bảo đảm cho họ thực hiện quyền.

Tự định đoạt là tự do ý chí và thể hiện ý chí khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.

Biểu hiện của quyền tự định đoạt trong quan hệ pháp luật dân sự là: chủ thể tự lựa chọn quan hệ mà họ muốn tham gia; chủ thể tự lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ dân sự với mình; được tự do lựa chọn biện pháp, cách thức để thực hiện, quyền và nghĩa vụ: Biện pháp và cách thức là những phương thức mà  các  bên  sử dụng để thực hiện nghĩa vụ của mình cho bên có quyền; các chủ thể tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cách thức xử lý tài sản khi có sự vi phạm.

Các phương pháp điều chỉnh pháp luật

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

-Trách nhiệm tài sản là điểm đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự:

Mặc dù  pháp luật dân sự điều chỉnh cả quan hệ nhân thân với quan hệ tài  sản nhưng các quan hệ tài  sản chiếm phần lớn, đại đa số. Các quan hệ tài  sản này  mang tính chất hàng hóa tiền tệ nên sự vi phạm của một bên thường dẫn đến sự thiệt hại về tài sản của bên còn lại.

Nên bên cạnh các loại trách nhiệm khác như cải chính, xin lỗi công  khai…thì  trách  nhiệm tài  sản là  loại trách nhiệm phổ biến nhất trong phương pháp điều chỉnh của luật dân sự. Bên  vi  phạm nghĩa vụ thường bị bên  bị xâm phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại để khôi phục tình trạng tài sản như lúc chưa bị vi phạm và thông  thường  được  hưởng  một  khoản  tiền  bồi  thường,  hoặc  một  tài  sản  cùng  loại …(dựa trên thỏa thuận của các bên).

 -Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là tự thỏa thuận và hòa giải:

+ Tự thỏa thuận và hòa giải được luật hóa tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 “Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật dân sự 2015 “Nguyên tắc hòa giải” trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

+ Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp này xuất phát từ chính tính chất của các quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ dân sự là sự bình đẳng và tự định đoạt nên các  chủ thể thường lựa chọn phương pháp thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, chỉ có phương pháp thỏa thuận và hòa giải giữa các bên tham gia quan hệ dân sự mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích giữa các bên.

Với phương pháp này sẽ tạo điều kiện các bên dung hòa được lợi ích của mình  với lợi ích của chủ thể kia. Khi lợi ích được dung hòa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế mà đảm bảo cho lợi ích của bên kia.