Các phương pháp dạy học môn khoa học tự nhiên

“Môn Khoa học tự nhiên bao gồm 3 môn Lý, Hóa và Sinh và nếu bây giờ triển khai một thầy cô dạy cả 3 môn thì cũng khá khó khăn cho giáo viên, bởi trong một khoảng thời gian rất dài họ được đào tạo đơn môn, và cũng đã dạy đơn môn khá lâu.

Một điều nữa là các thầy cô trong nhóm lớn tuổi thì động lực học tập, khả năng thích ứng,... sẽ bị chậm hơn, sức ỳ cũng là một vấn đề cần quan tâm.

Để khắc phục tình trạng này, theo tôi, các nhà trường cũng cần có các giải pháp cụ thể. Ở cấp trung học cơ sở thì môn Khoa học tự nhiên dễ dàng hơn bởi lượng kiến thức chưa nhiều, nên các thầy cô có thể tham gia vào các khóa học bổ trợ, bồi dưỡng kiến thức,…để có thể tham gia dạy môn tổ hợp Khoa học tự nhiên.

Đối với chương trình Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học phổ thông thì kiến thức rất nhiều và khó hơn nên việc dạy được cả 3 môn sẽ rất khó khăn, vậy nên bắt buộc phải có giải pháp nào đó như: Cùng một môn Khoa học tự nhiên, các nhà trường có thể phân bổ thời lượng thế nào để các thầy cô đơn môn có thể dạy trong tổ hợp đó.

Có thể hiểu là hình thành một “bộ” giáo viên trong trường để triển khai dạy được các nội dung của tổ hợp đó, như vậy vẫn tận dụng được nguồn nhân lực, và giai đoạn đầu triển khai các thầy cô sẽ không bị bỡ ngỡ”.

Thầy Nguyễn Thành Công - Giáo viên dạy môn Sinh học Trường Trung học phổ thông Chuyên (Đại học Sư phạm Hà Nội) đã chia sẻ khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Các phương pháp dạy học môn khoa học tự nhiên
Theo thầy Công: "Các thầy cô cần phải có ý thức cao độ trong việc tự làm mới mình, tự học hỏi, cập nhật chuyên môn, có như vậy mới thích ứng được với điều kiện giảng dạy mới". Ảnh: NVCC.

Theo thầy Công: “Các thầy cô phải được đi học, được bồi dưỡng để đạt được các chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hơn nữa bản thân các thầy cô cũng phải tự học thật nhiều để có thể dạy được chứ không chỉ trông chờ vào kiến thức ở lớp bồi dưỡng.

Ngay cả môn chính các thầy cô đã được đào tạo 4 năm ở trường đại học thì lượng kiến thức có được đều là trong quá trình các thầy cô thực dạy, khi các thầy cô còn là sinh viên thì kiến thức được học cũng chỉ là một phần mà thôi, sau này khi các thầy cô công tác giảng dạy cũng học được thêm nhiều kĩ năng, nhiều kinh nghiệm để bài giảng hay và hấp dẫn, lượng kiến thức cũng “chín” hơn.

Còn nếu bây giờ các thầy cô đi học, mà cũng chỉ học ở mức chứng chỉ, thậm chí là học thời gian rất ngắn, kiến thức không được sâu, không được kĩ, chẳng hạn như vậy thì rất cần các thầy cô phải tự học tập, tự trau dồi tìm hiểu thêm kiến thức, phải được thực hành nhiều hơn thì phương pháp kĩ năng những môn “tay trái” mới được đảm bảo chất lượng kiến thức trong quá trình giảng dạy thực tế trên lớp”.

3 thầy cô dạy song song liệu có đạt chuẩn yêu cầu?

Thầy Công nói: “Hiện nay có một số trường triển khai 3 thầy cô cùng dạy song song môn Khoa học tự nhiên, theo tôi cái được ở đây là các trường tận dụng được ngay các thầy cô đang công tác, và cũng ít gây xáo trộn tới việc phân lịch thời khóa biểu, cũng như đội ngũ nhân lực của nhà trường.

Nhưng có điểm chưa được là, theo yêu cầu của môn Khoa học tự nhiên ở chương trình mới là một môn tích hợp, không đơn thuần là tách riêng 3 môn ra. Bây giờ các trường triển khai theo hướng 3 giáo viên dạy song song 3 môn thì cũng tạm được, nhưng theo tôi đó là mang tính chất ứng phó tạm thời, bắt buộc mọi người phải thích ứng và trong đó có học sinh, giáo viên và cơ sở giáo dục.

Ví dụ: Lúc đầu các thầy cô chưa dạy được 3 môn thì có thể dạy 2 môn, dần dần tích hợp, nâng dần năng lực bản thân sẽ tốt hơn. Chương trình Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở thì Lý, Hóa, Sinh cũng chưa quá khó, quá phức tạp, nên các thầy cô tự học hỏi, mầy mò, tự đào tạo hoặc tham gia các khóa học để có thể đảm nhiệm dạy cả 3 môn thì cũng rất là tốt cho học sinh.

Còn ở chương trình cấp Trung học phổ thông thì đòi các thầy cô phải có một quá trình đào tạo bài bản hơn trong một thời gian dài, hoặc được đào tạo dạy môn Khoa học tự nhiên.

Theo một lộ trình trong tương lai thì các cơ sở đào tạo đại học, nhất là các trường Đại học Sư phạm có đào tạo giáo viên dạy tích hợp cả 3 môn thì học sinh sẽ là người hưởng lợi, bởi kiến thức môn này theo tính thống nhất.

Tôi thấy, nếu ở các trường đại học, Đại học Sư phạm hiện nay đang đào tạo sinh viên khoa Lý, Hóa thì sinh viên có thể đồng thời học thêm các văn bằng khác của khoa Sinh hoặc ngược lại để có thể đạt được trình độ dạy môn tích hợp, đây cũng là hướng để sinh viên hoặc các thầy cô có thể đi theo, đồng thời các cơ sở giáo dục Sư phạm cũng nên hướng tới trong tương lai ”.

Các phương pháp dạy học môn khoa học tự nhiên
Thầy cô và các em học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên (Đại học Sư phạm Hà Nội). Ảnh: NVCC.

Sách giáo khoa mới nhưng dạy theo kiểu cũ?

Thầy Công nêu quan điểm: “Nếu dạy đúng logic liền mạch kiến thức theo chương trình sách giáo khoa mới là tốt nhất, bởi cả 3 môn nằm trong một tổng thể thống nhất là môn Khoa học tự nhiên.

Còn trong trường hợp phải tách ra dạy riêng 3 môn, theo tôi ở một khía cạnh nhỏ nào đó vẫn có thể đảm bảo được, nhưng điều quan trọng là “bộ” giáo viên trong nhà trường phải cùng thảo luận, thống nhất được với nhau, quá trình cùng phối hợp dạy các môn như thế nào để truyền tải kiến thức tốt nhất cho học sinh. Nếu không vẫn dạy 3 môn khác nhau thì cũng như trước đây, khi đó vẫn là 3 môn riêng rẽ, vậy là không đổi mới.

Nhìn chung, các thầy cô phải tự “làm mới” mình để thích ứng với điều kiện mới, thời kì giảng dạy theo chương trình mới, ai cũng vậy thôi. Nếu không tự học hỏi, cập nhật kiến thức mới, không thích ứng thì sẽ bị đào thải.

Các phương pháp dạy học môn khoa học tự nhiên

Chúng tôi đã mạnh dạn triển khai 1 giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên

Tôi biết hiện nay có một số trường phổ thông, mặc dù giáo viên chưa được đi dự các lớp bồi dưỡng tín chỉ dạy môn Khoa học tự nhiên, nhưng ban giám hiệu nhà trường đã mạnh dạn để các thầy cô trong tổ Khoa học tự nhiên bồi dưỡng cho nhau, tự học hỏi các môn trong tổ hợp, và vừa dạy vừa rút kinh nghiệm để một thầy cô đảm nhiệm dạy cả 3 môn trong tổ hợp, tôi thấy phương pháp này cũng khá hợp lí.

Điều quan trọng nhất trong quá trình đào tạo lại này là ý thức của người học và cách giáo viên truyền đạt. Còn việc các thầy cô tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, hay dài hạn nhưng nếu không tự ý thức phải học một cách nghiêm túc, có sẵn thái độ học tập không tốt mang tính ứng phó thì cũng sẽ không hiệu quả.

Nếu các thầy cô tự ý thức cao, tự xây dựng được chương trình học, tự bồi dưỡng cho nhau để tạo ra những giáo viên có thể dạy được cả 3 môn trong tổ hợp Khoa học tự nhiên thì theo tôi đó là điều rất tốt, sau này các thầy cô trong quá trình giảng dạy sẽ dần chỉnh sửa cho phù hợp, đảm bảo truyền đạt kiến thức hiệu quả, cộng với việc đi học thêm các lớp bồi dưỡng tín chỉ.

Thầy cô cần phải có ý thức cao độ trong việc tự làm mới mình, tự học hỏi, cập nhật chuyên môn, có như vậy mới thích ứng được với điều kiện giảng dạy mới, sau đó chuẩn hóa bằng các chứng chỉ theo quy định để có thể đạt tiêu chuẩn tham dự vào các quá trình dạy học trong giai đoạn mới”.

Tùng Dương

Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 2 môn Khoa học tự nhiên THCS

Câu hỏi

Ngoài các phương pháp dạy học đã được giới thiệu trong Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực quý Thầy/Cô còn biết các phương pháp dạy học nào khác để phát triển phẩm chất và năng lực trong môn Khoa học tự nhiên?

Trả lời:

Để phát triển năng lực phẩm chất trong dạy học môn KHTN ngoài 4 phương pháp chủ đạo trên còn có các phương pháp khác là:

  1. Phương pháp trực quan.

  2. Phương pháp thuyết trình (thông qua làm việc nhóm).

  3. Phương pháp dạy học nhóm.

  4. Phương pháp đóng vai.

  5. Phương pháp trò chơi.

  6. Phương pháp bàn tay nặn bột.

  7. Phương pháp dạy theo góc.

Khoa học tự nhiên là môn học mới trong nội dung đào tạo lớp 6. Thạc sĩ Dương Thị Thu Hà cho biết, khác với chương trình trước đây, chương trình giáo dục phổ thông 2018 xuất hiện môn Khoa học tự nhiên từ lớp 6. Đây là môn học đặc biệt vì xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp nền tảng kiến thức của nhiều môn gồm: Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái đất.

Bên cạnh đó, môn này còn lồng ghép một số nội dung giáo dục như giáo dục kỹ thuật, sức khoẻ, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững...

Những điểm nên chú ý về môn Khoa học tự nhiên 6

Về nội dung học, cô Dương Thu Hà chia sẻ, trong chương trình môn Sinh học trước đây, lớp 10, học sinh mới tiếp cận kiến thức về cấu tạo tế bào - đơn vị cấu tạo cơ bản của thế giới sống, giới sinh vật, virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, nay ở lớp 6, môn Khoa học tự nhiên đã tích hợp các kiến thức quan trọng này, làm nền tảng để học sinh tiếp cận nội dung của lớp trên.

Thạc sĩ Dương Thị Thu Hà, giáo viên tại Hệ thống giáo dục HOCMAI.

Ngoài ra, chương trình Khoa học tự nhiên 6 có sự lồng ghép các tiết thí nghiệm thực hành khám phá thế giới tự nhiên như quan sát tế bào vảy hành, cà chua, sinh vật trong môi trường nước... Học sinh được hướng dẫn cách vận dụng kiến thức tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng thực tiễn như làm sữa chua, muối dưa hay trồng nấm rơm. Từ đó, việc tiếp cận kiến thức trở nên dễ dàng và mỗi giờ học trở nên thú vị hơn so với trước đây.

Không chỉ thay đổi hướng tiếp cận nội dung trong lĩnh vực sinh học, kiến thức cơ bản ở lĩnh vực vật lý, hóa học, khoa học trái đất cũng bổ sung vào môn học, giúp học sinh hiểu rõ bản chất sinh học và có khả năng tự liên hệ ở các lĩnh vực liên quan. Nhờ vậy, học sinh dễ dàng vận dụng nhiều kiến thức khác nhau để giải thích một hiện tượng tự nhiên, đưa ra giải pháp khi gặp vấn đề trong cuộc sống.

Về phương pháp học, cô Hà chỉ ra, trước đây, việc học tập chủ yếu thông qua hình thức nghe - nhìn, thầy cô hỏi - trò đáp. Hiện tại, để đáp ứng các yêu cầu cần đạt của môn Khoa học tự nhiên 6 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh cần thực sự hoạt động, thực hành trong các giờ học. Qua đó, các em mới bộc lộ năng lực, phẩm chất, điểm mạnh, yếu; nhận ra sở thích, sở trường của bản thân, từng bước định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Đồng thời, giáo viên có căn cứ để giúp học sinh cải thiện năng lực học tập.

Phương pháp học môn Khoa học tự nhiên 6

Bước vào lớp 6, học sinh phải đối mặt với nhiều khó khăn do thay đổi về môi trường học tập, thầy cô, bạn bè. Năm học 2021-2022 cũng là năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 6. Do đó, cô Hà khuyên học sinh nên có phương pháp và kế hoạch học tập phù hợp ngay từ hè để sớm thích nghi với những đổi mới trong chương trình học.

Theo cô Hà, để học tốt môn học này, học sinh nên trang bị kỹ năng tự học, sáng tạo. Đặc thù của môn là khoa học về thế giới nên các em cần có sự yêu thích và chủ động khám phá thế giới xung quanh thông qua việc quan sát sự vật, hiện tượng hoặc thông qua việc làm thí nghiệm, thực hành do các thầy cô giáo hướng dẫn hoặc thông qua việc nghiên cứu tài liệu.

Trong quá trình này, phụ huynh nên đóng vai trò là người đồng hành giúp con tìm hiểu kiến thức, cùng lên kế hoạch học tập, hướng dẫn tự học và giải đáp một số thắc mắc. "Ngoài ra, cha mẹ có thể cùng con thực hiện các thí nghiệm đơn giản tại nhà để tạo động lực và hứng thú cho con khám phá tri thức mới", cô Hà nêu thêm.

Để hỗ trợ học sinh nhanh chóng thích nghi với chương trình Khoa học tự nhiên lớp 6 tới đây, phụ huynh có thể tham khảo chương trình Học Tốt 6 - môn Khoa học tự nhiên do đội ngũ chuyên gia của Hệ thống giáo dục HOCMAI nghiên cứu và phát triển.

Học tốt Khoa học tự nhiên 6 tại HOCMAI có nội dung bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, dạy học theo định hướng phát triển năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hơn hết, chương trình không đáp ứng theo một bộ sách giáo khoa cụ thể, thay vào đó, cung cấp đầy đủ các đơn vị kiến thức, bao trùm toàn bộ chương trình Khoa học tự nhiên của lớp 6. Chất liệu cho các bài học kết hợp từ sách giáo khoa mới và các chương trình học quốc tế. Điều này giúp học sinh lớp 6 tiếp cận với kho kiến thức tiên tiến, đa dạng hơn.

Các bài giảng của trong chương trình giảng dạy dưới dạng hình chiếu (slides). Xen kẽ bài học là phần thực hành do giáo viên trực tiếp thực hiện. Ngoài ra, chương trình cũng ứng dụng hệ thống mô phỏng thí nghiệm PhET nổi tiếng trên thế giới. Giáo viên tận dụng các mô phỏng thí nghiệm phù hợp, giúp bài giảng trở nên phong phú và sinh động.

Giáo viên HOCMAI tận dụng các mô phỏng thí nghiệm phù hợp, giúp bài giảng trở nên phong phú và sinh động.

Mỗi video bài giảng có thời lượng tối ưu chỉ từ ba đến bảy phút, giải quyết dứt điểm một nội dung. Xen giữa các video bài giảng, học sinh sẽ nhận được những câu hỏi trắc nghiệm tương tác. Các em có thể trả lời bằng cách bấm trực tiếp và tương tác với video, việc học sẽ trở nên dễ dàng và thư giãn.

Sau mỗi bài giảng, học sinh sẽ được giao các nhiệm vụ: bài tập tính toán tự luyện, dự án nghiên cứu, thí nghiệm nhỏ... Đội ngũ phát triển khóa học đã tính toán các nhiệm vụ này để học sinh trên mọi miền đất nước đều có đủ điều kiện thực hiện. Qua đó, các em dễ dàng hiểu sâu kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn.

Thiên Minh
Ảnh: HOCMAI