Các động từ cuộn lăn rơi luồn được sắp xếp theo trật tự nào hiểu quả của cách lựa chọn trật tự ấy

Lựa chọn trật tự từ trong câu

Mục đích bài học giúp học sinh:

  • Nắm được tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu.
  • Có ý thức lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Nhận xét chung

Trong một số câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. Ví dụ:

 – Họ lại cấm chợ ngăn sông một cách tuỳ tiện, coi thường nhân dân quá đáng!

  • Cấm chợ ngăn sông, họ cậy quyền, cậy thế coi thường nhân dân một cách quá đáng.
  • Coi thường nhân dân và cậy quyền, cậy thế, họ đã ra sức cấm chợ ngăn sông.

Cách sắp xếp trật tự từ trong câu trước hết là một phương thức ngữ pháp dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ngoài ra, nó còn dùng để biểu thị những dụng ý khác của ngưòi sử dụng. Vì vậy, việc sắp xếp trật tự từ theo mỗi cách khác nhau sẽ đem đến hiệu quả diễn đạt riêng. Do đó, khi nói hoặc viết, cần phải biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu sử dụng để làm tăng hiệu quả diễn đạt.

  • Đọc đoạn trích dẫn ở SGK, trang 110 – 111 và trả lời câu hỏi.

1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm ở SGK, trang 111 mà không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu theo các cách như sau:

  • Cai lệ gõ đầu gậy xuống đất và thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
  • Bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu gậy xuống đất và thét lên.

2. Sở dĩ tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích vì:

  • Nêu được đúng trình tự của hành động.
  • Làm nổi rõ bản chất hách dịch, hống hách của cai lệ.

3. Trong văn bản nghệ thuật, nhất là trong thơ, trật tự từ rất đa dạng, biến hoá.

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.

(Tú Xương)

Sột so at gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.

(Hàn Mặc Tử)

II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ

Việc sắp xếp trật tự từ có một số tác dụng sau:

  • Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm… được nêu ra trong câu văn.

Ví dụ:

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm những cuộc khỏi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hồ Chí Minh)

  • Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi.

(Nam Cao)

  • Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

Ví dụ:

Ấy cũng may cho cô, vơ vấn mãi ngoài phô thê này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn.

Mật thám tôi củng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.

(Nguyễn Công Hoan)

  • Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. Ví dụ:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lai chen nhi vàng.

Nhi vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Ca dao)

1. Tác dụng của trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm trong những câu trích ở SGK, trang 111.

a) Cai lệ giât phắt cái thừng trong tay anh này và chay sầm sâp đến chỗ anh Dâu → thể hiện đúng trình tự của các hành động diễn ra liên tiếp nhau.

  • Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chay đến đỡ lấy tay hắn → thể hiện đúng thứ tự trước sau của hành động. Qua đó, thấy được sự biến đổi tâm lí diễn ra rất nhanh ở chị Dậu và sự phản kháng của chị.

b) Cai lệ và người nhà lí trưởng → trình bày thứ bậc quan trọng của sự vật.

  • Roi song, tay thước và dây thừng → nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật.

2. So sánh tác dụng của những cách xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm dẫn ở SGK, trang 112.

Cách sắp xếp các từ in đậm trong câu a: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín tạo cho câu văn sự hài hoà về ngữ âm, đồng thời, thể hiện rõ chủ đích của tác giả: nói lên tác dụng và sự gắn bó của cây tre với đời sống người dân. Tác giả đã đi từ cái trừu tượng khái quát (giữ làng, giữ nước), đến cái cụ thể, gần gũi (giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín). Điều đó tạo ra sự thổng nhất cho toàn văn bản.

Nếu thay đổi trật tự từ như cách (b) và (c), câu văn sẽ mất ý nghĩa và không thể hiện rõ chủ đích của tác giả.

3. Từ những điều đã phân tích, rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu. (Các em xem lại phần bài học).

Xem thêm Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

tại đây.

B. HƯỚNG ĐẪN LUYỆN TẬP

Bài tập này yêu cầu các em giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm được dẫn ở SGK, trang 112.

Cụ thể:

a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triều, Trần Hưng Đao, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh)

Trật tự từ trong bộ phận câu Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… được xếp theo trình tự thời gian, trình tự lịch sử trước sau.

b)                                           Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ổ tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

(Tố Hữu)

“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!” là câu đảo trật tự từ. Việc đảo trật tự từ trong câu này nhằm nhấn mạnh tình cảm của tác giả trước vẻ đẹp của non sông đất nước.

Trật tự từ trong bộ phận câu “hò ô tiếng hát” chính là việc bắt vần giữa “Lô và “ô ” tạo nên âm hưởng ngân nga, không dứt của tiếng hò. Việc bắt vần như vậy chính là để đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm trong câu thơ.

c) Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn.

  • Mật thám tôi cũng chả sơ, đôi con gái tôi cũng chả cần.

(Nguyễn Công Hoan)

Trật tự từ trong câu “Mật thám tôi củng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần” được sắp xếp theo cách liên kết câu trước với câu sau trong văn bản.

Các động từ cuộn lăn rơi luồn được sắp xếp theo trật tự nào hiểu quả của cách lựa chọn trật tự ấy

Các động từ cuộn lăn rơi luồn được sắp xếp theo trật tự nào hiểu quả của cách lựa chọn trật tự ấy
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

Câu hỏi thông hiểu : LẶNG LẼ SA PA
BÀI 1. Cho đoạn văn: “Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.” 1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn trên? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy? 2. Nhận xét về vai trò của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

GỢI Ý:

1. Biện pháp tu từ: nhân hóa.Tác dụng: làm cho thiên nhiên của SaPa trở nên sinh động, gần gũi. Bức tranh thiên nhiên Sa Pa đẹp và thơ mộng. 2. Thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm đồng thời thiên nhiên thơ mộng gợi vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình đầy chất thơ của Sa Pa. Sapa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người đang ngày đêm làm việc âm thầm cống hiến cho đất nước".

BÀI 2. Cho đoạn văn sau:

- “Cái gì thế? Bác lái xe xướng to -Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng các ông bà nhé. Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã: -Tôi sắp giới thiệu với bác một người cô độc nhất thế gian.Thế nào bác cũng thích vẽ hắn. Không hiểu sao nói đến đấy, bác lái xe lại liếc nhìn côgái. Cô bất giác đỏ mặt lên.” - Em có nhận xét gì về lời giới thiệu của bác lái với ông họa sĩ về anh thanh niên: “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.” ? Nhân vật anh thanh niên có phải là “người cô độc” như lời bác lái xe không ?

GỢI Ý:

- Đây là cách giới thiệu nhằm gây tượng, gây chú ý về người chuẩn bị được nói tới. - Anh thanh niên cô độc vì làm việc một mình trên núi cao Yên Sơn 2600 mét, ít cơ hội tiếp xúc với người khác. - Anh không cô độc, mặc dù làm việc một mình bởi: +Anh luôn coi công việc là bạn, công việc gắn với anh em đồng đội. +Tâm hồn cởi mở khiến anh tìm mọi cách để nói chuyện với mọi người. +Anh luôn tự tìm cho mình niềm vui trong cuộc sống: anh đọc sách, trồng hoa, nuôi gà.

BÀI 3 .Cho đoạn văn sau :

“ Anh thanh niên đang nói,dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm thấy mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trên tay, lắng tai nghe? Và vì họa sĩ đó bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định cả tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác; một nét thôi cũng đủ làm giá trị cho một chuyến đi dài.” a. Tìm các câu nghi vấn và cho biết mục đích nói của từng câu? b. Giá trị của chuyến đi mà ông họa sĩ thu nhận được là gì?

GỢI Ý:

a.Các câu nghi vấn và cho biết mục đích nói của từng câu - Và tại sao họa sĩ cảm thấy mình bối rối? => Dùng để bộc lộ cảm xúc - Vì nhác thấy người con gái nhỏ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trên tay, lắng tai nghe? => Dùng để khẳng định. b. Giá trị của chuyến đi mà ông họa sĩ thu nhận được là: Đó là bức chân dung anh thanh niên với tâm hồn đẹp, một hình mẫu lí tưởng về hình ảnh thế hệ trẻ nhiệt huyết âm thầm, lao động miệt mài cống hiến cho quê hương đất nước.

BÀI 4: Cho đoạn văn:

“Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây to sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc môt giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm”? ( Trang 184 – SGK) Giải thích vì sao người ta lại bảo nhân vật “anh” trong đoạn văn trên “là người cô độc nhất thế gian”?

GỢI Ý:

- Anh thanh niên cô độc vì làm việc một mình trên núi cao Yên Sơn 2600 mét, ít cơ hội tiếp xúc với người khác. - Anh không cô độc, mặc dù làm việc một mình bởi: +Anh luôn coi công việc là bạn, công việc gắn với anh em đồng đội. +Tâm hồn cởi mở khiến anh tìm mọi cách để nói chuyện với mọi người. +Anh luôn tự tìm cho mình niềm vui trong cuộc sống: anh đọc sách, trồng hoa, nuôi gà.

BÀI5: Cho đoạn văn sau:

Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được. (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) a. Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào? b. Lẽ sống cống hiến của nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên gợi em nhớ đến tác phẩm nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9. Cho biết tên tác giả?

GỢI Ý:

a. Đoạn văn là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ - khi anh kể về công việc và cuộc sống của mình. - Lời tâm sự của anh thanh niên giúp người đọc hình dung những khó khăn, gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần… Anh phải làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt ( phải thức dậy lúc nửa đêm, gió rét, bão tuyết…); phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình giữa cái im lặng đáng sợ của đất trời, núi rừng Sa Pa). b. Tác phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ” - Tác giả: Thanh Hải

BÀI6: Cho đoạn văn:

…” Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kính thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…” …Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy… (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2004) a. Mỗi bức tranh thiên nhiên được tái hiện vào những khoảng thời gian nào trong ngày? Dụng ý nghệ thuật của tác giả? b. Cách hiểu của em về câu văn “Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy”? c. Cảnh thiên nhiên trong đoạn văn trên được tác giả miêu tả chủ yếu bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? d. Từ bức tranh thiên nhiên Sa Pa, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ thuật?

GỢI Ý:

a. - Đoạn trích thứ nhất là bức tranh thiên nhiên Sa Pa được miêu tả vào ban ngày, đoạn trích thứ hai là bức tranh thiên nhiên Sa Pa được miêu tả vào ban đêm. - Lựa chọn những khoảng thời gian khác nhau để thể hiện dụng ý nghệ thuật: vừa miêu tả được vẻ đẹp trữ tình, nên thơ vừa khắc họa nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên Sa Pa. b. Câu văn cho ta thấy sự đối lập giữa thời tiết khắc nghiệt của Sa pa với tình yêu công việc của anh thanh niên. Có lẽ cái điều làm cho anh thanh niên không ngại khó, ngại khổ vượt qua tất cả mọi cản trở chính là cái hừng hực trong tim anh: nhiệt huyết cống hiến của anh thanh niên vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt để hoàn thành nhiệm vụ của mình. c. Biện pháp tu từ: Nhân hóa - Tác dụng : Làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi và sinh động. Thiên nhiên Sa Pa thật thơ mộng, hữu tình. d. – Trong cuộc sống phải luôn sống gắn bó và gần gũi với thiên nhiên. - Muốn sáng tạo trong nghệ thuật phải luôn gắn với thực tế cuộc sống, phải biết yêu cái đẹp.

Bài 7. Cho đoạn văn:

“Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ não vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Sách Ngữ văn 9, tập 1) 1. Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên. Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều gì đặc biệt? 2. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ?

GỢI Ý:

1. Những lời tâm sự đó giúp em hiểu: - Nhân vật anh thanh niên sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây cỏ và mây núi Sa Pa. - Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Anh lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng báo bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Công việc anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt. - Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt là: Anh thanh niên mới có hai mươi bảy tuổi, cái tuổi đang hừng hực sức sống và sự bay nhảy. Thế mà, anh đã sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. Như vậy, cái gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ có một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao. 2. Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành nhiệm vụ là: - Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia: "Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng cất nó đi cháu buồn đến chết mất". - Anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng. - Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, anh không phải là "người cô độc nhất thế gian” như lời giới thiệu của bác lái xe. Vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc: Đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh thấy cũng như có người bạn để trò chuyện. - Anh bíêt tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: Nuôi gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc

BÀI 8. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ – Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi, công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.” (SGK Ngữ văn 9, tập 1) 1. Lời tâm sự trên góp phần bộc lộ những nét đáng quý nào của nhân vật? 3. Vì sao có lúc người nói trong đoạn trích sử dụng từ “cháu” để xưng hô, lúc lại dùng từ “ta”?

GỢI Ý:

1.Anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người“…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất." 2. -Khi nói chuyện với ông họa sĩ: xưng “cháu” : giao tiếp của người bề dưới với người bề trên, lễ phép , kính trọng - Khi tâm sự về công việc: xưng “ta” – tình yêu, trách nhiệm với công việc không chỉ của riêng anh thanh niên mà nói chung tất cả mọi người

BÀI 9: Cho đoạn trích:

“Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhò có cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” 1. Em hãy chỉ ra nét độc đáo, đặc sắc của nhan đề của tác phẩm trên. 2. Em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích trên? 3. Trong đoạn trích trên, nhân vật anh thanh niên có nói: “Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc”. Em hiểu như thế nào về niềm hạnh phúc của nhân vật đó? Quan niệm của em về hạnh phúc?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Nét độc đáo, đặc sắc của nhan đề: - Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” là một nhan đề đầy ẩn ý sâu xa. + Tính từ lặng lẽ được đảo lên trước danh từ Sa Pa: Nó nhấn mạnh không khí bề ngoài của thị trấn nghỉ mát Sa Pa, nơi mà nhắc tới người ta thường nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi, thư giãn. Tính từ lặng lẽ còn để chỉ tới công việc của mỗi người nơi đây, họ đang âm thầm, lặng lẽ, miệt mài, cống hiến tuổi trẻ cho quê hương, đất nước. => Tuy nhiên, điều tác giả khám phá là Sa Pa lặng lẽ mà không hề lặng lẽ chút nào. Bởi ở đó, đằng sau vẻ yên tĩnh là tinh thần hăng say, khẩn trương lao động của nhiệt huyết tuổi trẻ, cống hiến cho quê hương, đất nước. Như vậy, dù công việc có âm thầm, lặng lẽ nhưng công việc đó có ý nghĩa lớn lao thì nó thật đáng vinh danh không hề nhỏ bé chút nào. Nhan đề đã gợi ra ý nghĩa triết lí sâu sắc ấy. - Nhan đề đã góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm ca ngợi những con người lao động bình thường mà cao cả mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đình núi cao. Chủ đề đó được thể hiện tập trung trong câu văn “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. 2. Cảm nhận được các vẻ đẹp sau của anh thanh niên: - Nhiệt tình, hăm hở cống hiến - Đóng góp tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Khiêm nhường, vô tư, hồn nhiên - Tình cảm gia đình và tình cảm yêu nước hòa quyện, gắn bó. - Có quan niệm sống tích cực. lí tưởng sống đẹp 3. Niềm hạnh phúc của anh thanh niên: - Anh đã góp phần phát hiện đám mây khô giúp không quân ta hạ máy bay phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đó là niềm vui được cống hiến, được làm việc có ích cho đất nước. - Còn một lí do nữa khiến anh vui sướng là bằng sự làm việc hăng say, nhiệt tình, anh đã lập chiến công và có thể thi đua cùng người cha đang trực tiếp tham gia chiến đấu. Niềm hạnh phúc của chàng trai trẻ là được cùng sống và làm việc với những người thân yêu nhất vì mục đích cao cả: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Từ việc cảm nhận niềm hạnh phúc của anh thanh niên trong đoạn văn trên, HS nêu quan niệm riêng của mình về hạnh phúc. Chú ý quan niệm ấy phải phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh sống hiện tại: là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, sống trong thời bình

BÀI 10: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

“Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.” Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người thanh niên đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.” 1. Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. 2.Vì sao ông họa sĩ rất bất ngờ, ngạc nhiên?

Gợi ý:

1. Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Nhà họa sĩ tưởng có khách đến bất ngờ chắc anh thanh niên chưa kịp dọn dẹp, gấp chăn màn tươm tất. 2. Ông họa sĩ bất ngờ vì: -Cách nhìn nhận đánh giá về anh thanh niên của ông họa sĩ có sự thay đổi: từ chưa hiểu đến hiểu và cảm phục. Lúc đầu, ông chưa gặp, chưa hiểu về anh thanh niên. Sau đó ông được chứng kiến, được nghe và cảm nhận về anh. -Anh còn trẻ, sống một mình nhưng rất gọn gàng, ngăn nắp, khoa học

Bài 11.

“Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.” 1. Vì sao ông họa sĩ lại có tâm trạng bối rối? 2.Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu ý nghĩa của ngôi kể? Điểm nhìn trần thuật có gì đặc biệt?

GỢI Ý:

1.Ông họa sĩ bối rối vì: -Ngỡ ngàng, bất ngờ, xúc động -Ngạc nhiên trước vẻ đẹp lạc quan, tấm lòng hiếu khách cởi mở của anh thanh niên - Đã bắt gặp được điều mà ông vẫn ước ao, anh là hình ảnh đẹp khơi gợi cảm hứng sáng tác , là nét mới mẻ trong nghệ thuật 2. Điểm nhìn trần thuật ở nhân vật ông họa sĩ * Tác dụng của điểm nhìn trần thuật: - Truyện được kể tự nhiên, khách quan, chân thực - Khắc họa vẻ đẹp của anh thanh niên với nhiều phẩm chất tốt đẹp - Thể hiện tư tưởng, chủ đề của văn bản: ca ngợi những con người lao động bình dị và ý nghĩa của công việc thầm lặng.

BÀI 12: “Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút bất lực trên từng chặng đi nhỏ của ông, nhưng nó là một quả tim nữa của ông, hay chính quả tim cũ được đề cao lên, do đó mà ông khao khát, mà ông thêm yêu cuộc sống"

1. Nhân vật ông họa sĩ có vai trò gì trong tác phẩm? 2. Hãy lí giải vì sao nhân vật ông họa sĩ "biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời". Từ sự lí giải đó, theo em, nhà văn muốn gửi gắm điều gì ở đây?

GỢI Ý:

1.Vai trò của nhân vật ông họa sĩ: - Nhân vật ông họa sĩ tuy là nhân vật phụ nhưng có vai trò quan trọng trong truyện bởi câu chuyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật này, qua đó gửi gắm tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của nhà văn. 2. - Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật bắt được cái mạch của cuộc sống, tìm được cảm hứng và nguyên mẫu của tác phẩm mình đang ấp ủ. - Nỗi suy tư, trăn trở của người họa sĩ là làm thế nào để thể hiện một cách chân thực, sinh động vẻ đẹp của con người, của cuộc đời. - Ý thức sâu sắc về sự nhọc nhằn của sáng tạo nghệ thuật và sẵn sàng đương đầu với thử thách.

BÀI 13: Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn? (Xem gợi ý phần ý nghĩa nhan đề)


BÀI 14: Tác dụng của Tình huống truyện :
GỢI Ý: - Tình huống cơ bản của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư (Tình huống truyện đơn giản, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc). -Tình huống này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa bức chân dung nhân vật chính một cách tự nhiên, hợp lí qua sự quan sát của nhân vật khác và quà lời kể của chính anh. Tuy nhiên nó cũng là một thử thách cho ngòi bút của tác giả, bởi phải làm nổi bật phẩm chất của nhân vật chính chỉ gói trọn trong một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi khoảng 30’, cái khó làm bộc lộ cái tài của Thành Long khi đã thành công với nhân vật này. Tình huống đã góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, ca ngợi người lao động bình thường đang ngày đêm âm thầm cống hiến tuổi trẻ, sức lực cho quê hương, đất nước.

BÀI 15: Tại sao các nhân vật trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” không được gọi bằng tên cụ thể?


GỢI Ý : - Tác giả không gọi tên cụ thể cho các nhân vật mà chỉ gọi họ theo nghề nghiệp, tuổi tác. Đây là 1 dụng ý nghệ thuật. Tác giả muốn khẳng định có rất nhiều con người với với những nghề nghiệp, tuổi tác khác nhau đã và đang ngày đêm lặng lẽ cống hiến cho đất nước. Họ là những con người vô danh nhưng sự cống hiến của họ là vô cùng cao đẹp, đáng trân trọng ! - Truyện ra đời trong những năm tháng kháng chiến chống giặc Mĩ xâm lược gian khổ và các liệt. Vì lẽ đó tác phẩm càng có ý nghĩa giáo dục lí tưởng cho thế hệ trẻ.

BÀI 16: Tác giả NTL có viết:"Nghĩ cho cùng, LLSP là một bức chân dung...". Em hiểu như thế nào về bức chân dung ấy? Hãy làm rõ vẻ đẹp của bức chân dung ấy?


GỢI Ý : Đó là bức chân dung đẹp đẽ - gương mặt tinh thần có sức tỏa sáng của anh thanh niên...Con người có lí tưởng sống, suy nghĩ và tình cảm đẹp, hành động đẹp, phong cách sống đẹp, tiêu biểu cho những con người lao động ở Sa Pa, chân dung những con người mới trong một thời kì lịch sử gian lao mà hào hùng của đất nước.
BÀI 17: Trong tác phẩm, tác giả để nhân vật bác lái xe giới thiệu anh thanh niên là “người cô độc nhất thế gian”. Mục đích của tác giả là gì? Em có đồng ý với ý kiến đó của bác lái xe không? Nếu được sửa lại em sẽ thay từ “cô độc” bằng từ nào?
GỢI Ý : - Mục đích tạo ấn tượng cho người đọc, giới thiệu cuộc sống đặc biệt của anh thanh niên, cũng cho thấy bác lái xe rất hiểu và thông cảm với anh thanh niên. - “Cô độc” là chỉ có một mình, tách khỏi mọi liên hệ với mọi người xung quanh. Anh thanh niên sống một mình trên núi cao, nhưng anh vẫn có mối liên hệ với xung quanh...anh không tách biệt với mọi người, với cuộc sống lao động và chiến đấu của đất nước, sống hăm hở, nhiệt tình, ý nghĩa. Do đó, việc tác giả để bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên như vậy là có dụng ý.

BÀI 18: Cảm nhận của em về tâm trạng cô kĩ sư trong đoạn văn sau:

" Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ theo cô trong chuyến đi thứ nhất...Mà còn vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng"

Gợi ý:

- Cô biết ơn anh thanh niên vì chính cuộc sống của anh, chính vẻ đẹp tâm hồn anh đã khơi dậy trong cô tình yêu cuộc sống, đã đánh thức nhiệt tình tuổi trẻ và niềm tin vào cuộc đời tưởng đã nguội tắt sau những đổ vỡ... - Bó hoa được nhắc đến trong đoạn văn vừa là bó hoa thực cô được anh thanh niên hái tặng, vừa là niềm vui sướng, nỗi xao xuyến, niềm hạnh phúc đang âm thầm nảy nở trong cô... - Sau chuyến đi Sa Pa, cuộc sống của cô hẳn sẽ hứa hẹn nhiều niềm vui, nhiều ý nghĩa mới mẻ.. Tác giả miêu tả tâm trạng cô gái để một lấn nữa ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn anh thanh niên: một vẻ đẹp bình dị nhưng có sức lan tỏa, lay động đối với những người xung quanh dù chỉ một lần gặp gỡ. Những cảm xúc của cô gái như một thứ ánh sáng rọi vào bức chân dung của anh thanh niên để làm bừng lên những vẻ đẹp bình dị mà cao cả.

BÀI 19: Theo em, các đoạn văn miêu tả thiên nhiên Sa Pa sau đây có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

- Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu....luồn cả vào gầm xe. - Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo...thấy mình rực rỡ theo.

Gợi ý:

 Chất trữ tình bàng bạc chảy suốt toàn mạch truyện, thiên nhiên thơ mộng, trong sáng như tâm hồn những người dân Sa Pa trong sáng, mộng mơ, thiên nhiên rực rỡ, nắng và hoa cũng như nhiệt huyết hừng hực của những con người trẻ tuổi nơi đây. Những con người ở tầm cao vời vợi của sự cống hiến và hi sinh. Và vẻ đẹp của cả những con người giàu xúc cảm như ông họa sĩ và cô kĩ sư... Cả con người và thiên nhiên đậm chất thơ.

BÀI 20: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là những truyện ngắn hay đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên và nhân vật Phương Định trong sự đối sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.


Gợi ý: - Cả hai nhân vật đều sống, lao động, chiến đấu trong hoàn cảnh nhiều khó khăn, thử thách. - Đều có những phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam giai đoạn lịch sủ này - Có sự giống nhau đó là do: hai tác phẩm đều được các tác giả khai thác từ hiện thực cuộc sống chiến đấu của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì ấy. Hai nhân vật đều được xây dựng từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định những con người mới, một đặc điểm nổi bật của nền văn học Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ. * Những nét riêng: - Mỗi nhân vật sống trong một hoàn cảnh thực tế khác nhau: + Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn... + Phương Định cùng đồng đội sống và chiến đấu trên một cao điểm ác liệt của tuyến đường Trường Sơn... - Hai nhân vật được tập trung khám phá ở những vẻ đẹp khác nhau: + Anh thanh niên: mộc mạc, bình dị, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, yêu lao động, có lí tưởng sống cao đẹp, khiêm tốn, thành thực, cởi mở, biết quan tâm tới mọi người.. + Phương Định: cô gái Hà Thành dũng cảm, không quản ngại hi sinh; sống gắn bó, chan hòa, yêu thương đồng chí đồng đội, hồn nhiên, lạc quan, trong sáng và mơ mộng... - Cách xây dựng nhân vật: + Nhân vật anh thanh niên: được đặt vào tình huống bất ngờ, thú vị, được soi chiếu dưới góc nhìn của các nhân vật khác; cách kể chuyện tự nhiên, sự kết hợp tự sự, trữ tình, bình luận. #ontaplanglesapa #cauhoixoayquanhlanglesapa

Chúc các bạn học tốt !

Last edited: 15 Tháng tư 2019

Reactions: baochau1112

Các động từ cuộn lăn rơi luồn được sắp xếp theo trật tự nào hiểu quả của cách lựa chọn trật tự ấy

Câu hỏi thông hiểu : LẶNG LẼ SA PA BÀI 1. Cho đoạn văn: “Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.” 1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn trên? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy? 2. Nhận xét về vai trò của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? GỢI Ý: 1. Biện pháp tu từ: nhân hóa.Tác dụng: làm cho thiên nhiên của SaPa trở nên sinh động, gần gũi. Bức tranh thiên nhiên Sa Pa đẹp và thơ mộng. 2. Thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm đồng thời thiên nhiên thơ mộng gợi vẻ đẹp lãng mạn, trữ tình đầy chất thơ của Sa Pa. Sapa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người đang ngày đêm làm việc âm thầm cống hiến cho đất nước". BÀI 2. Cho đoạn văn sau: - “Cái gì thế? Bác lái xe xướng to -Cho xe nghỉ một lúc lấy nước. Luôn tiện bà con lót dạ. Nửa tiếng các ông bà nhé. Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã: -Tôi sắp giới thiệu với bác một người cô độc nhất thế gian.Thế nào bác cũng thích vẽ hắn. Không hiểu sao nói đến đấy, bác lái xe lại liếc nhìn côgái. Cô bất giác đỏ mặt lên.” - Em có nhận xét gì về lời giới thiệu của bác lái với ông họa sĩ về anh thanh niên: “Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.” ? Nhân vật anh thanh niên có phải là “người cô độc” như lời bác lái xe không ? GỢI Ý: - Đây là cách giới thiệu nhằm gây tượng, gây chú ý về người chuẩn bị được nói tới. - Anh thanh niên cô độc vì làm việc một mình trên núi cao Yên Sơn 2600 mét, ít cơ hội tiếp xúc với người khác. - Anh không cô độc, mặc dù làm việc một mình bởi: +Anh luôn coi công việc là bạn, công việc gắn với anh em đồng đội. +Tâm hồn cởi mở khiến anh tìm mọi cách để nói chuyện với mọi người. +Anh luôn tự tìm cho mình niềm vui trong cuộc sống: anh đọc sách, trồng hoa, nuôi gà. BÀI 3 .Cho đoạn văn sau : “ Anh thanh niên đang nói,dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm thấy mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trên tay, lắng tai nghe? Và vì họa sĩ đó bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi cũng đủ khẳng định cả tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác; một nét thôi cũng đủ làm giá trị cho một chuyến đi dài.” a. Tìm các câu nghi vấn và cho biết mục đích nói của từng câu? b. Giá trị của chuyến đi mà ông họa sĩ thu nhận được là gì? GỢI Ý: a.Các câu nghi vấn và cho biết mục đích nói của từng câu - Và tại sao họa sĩ cảm thấy mình bối rối? => Dùng để bộc lộ cảm xúc - Vì nhác thấy người con gái nhỏ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trên tay, lắng tai nghe? => Dùng để khẳng định. b. Giá trị của chuyến đi mà ông họa sĩ thu nhận được là: Đó là bức chân dung anh thanh niên với tâm hồn đẹp, một hình mẫu lí tưởng về hình ảnh thế hệ trẻ nhiệt huyết âm thầm, lao động miệt mài cống hiến cho quê hương đất nước. BÀI 4: Cho đoạn văn: “Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mươi ngày nữa trở lại đây to sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc môt giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm”? ( Trang 184 – SGK) Giải thích vì sao người ta lại bảo nhân vật “anh” trong đoạn văn trên “là người cô độc nhất thế gian”? GỢI Ý: - Anh thanh niên cô độc vì làm việc một mình trên núi cao Yên Sơn 2600 mét, ít cơ hội tiếp xúc với người khác. - Anh không cô độc, mặc dù làm việc một mình bởi: +Anh luôn coi công việc là bạn, công việc gắn với anh em đồng đội. +Tâm hồn cởi mở khiến anh tìm mọi cách để nói chuyện với mọi người. +Anh luôn tự tìm cho mình niềm vui trong cuộc sống: anh đọc sách, trồng hoa, nuôi gà. BÀI5: Cho đoạn văn sau: Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được. (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) a. Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào? b. Lẽ sống cống hiến của nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên gợi em nhớ đến tác phẩm nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9. Cho biết tên tác giả? GỢI Ý: a. Đoạn văn là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ - khi anh kể về công việc và cuộc sống của mình. - Lời tâm sự của anh thanh niên giúp người đọc hình dung những khó khăn, gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần… Anh phải làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt ( phải thức dậy lúc nửa đêm, gió rét, bão tuyết…); phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình giữa cái im lặng đáng sợ của đất trời, núi rừng Sa Pa). b. Tác phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ” - Tác giả: Thanh Hải BÀI6: Cho đoạn văn: …” Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kính thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…” …Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy… (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2004) a. Mỗi bức tranh thiên nhiên được tái hiện vào những khoảng thời gian nào trong ngày? Dụng ý nghệ thuật của tác giả? b. Cách hiểu của em về câu văn “Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy”? c. Cảnh thiên nhiên trong đoạn văn trên được tác giả miêu tả chủ yếu bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? d. Từ bức tranh thiên nhiên Sa Pa, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ thuật? GỢI Ý: a. - Đoạn trích thứ nhất là bức tranh thiên nhiên Sa Pa được miêu tả vào ban ngày, đoạn trích thứ hai là bức tranh thiên nhiên Sa Pa được miêu tả vào ban đêm. - Lựa chọn những khoảng thời gian khác nhau để thể hiện dụng ý nghệ thuật: vừa miêu tả được vẻ đẹp trữ tình, nên thơ vừa khắc họa nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên Sa Pa. b. Câu văn cho ta thấy sự đối lập giữa thời tiết khắc nghiệt của Sa pa với tình yêu công việc của anh thanh niên. Có lẽ cái điều làm cho anh thanh niên không ngại khó, ngại khổ vượt qua tất cả mọi cản trở chính là cái hừng hực trong tim anh: nhiệt huyết cống hiến của anh thanh niên vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt để hoàn thành nhiệm vụ của mình. c. Biện pháp tu từ: Nhân hóa - Tác dụng : Làm cho thiên nhiên trở nên gần gũi và sinh động. Thiên nhiên Sa Pa thật thơ mộng, hữu tình. d. – Trong cuộc sống phải luôn sống gắn bó và gần gũi với thiên nhiên. - Muốn sáng tạo trong nghệ thuật phải luôn gắn với thực tế cuộc sống, phải biết yêu cái đẹp. Bài 7. Cho đoạn văn: “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ não vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung” (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Sách Ngữ văn 9, tập 1) 1. Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên. Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều gì đặc biệt? 2. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ? GỢI Ý: 1. Những lời tâm sự đó giúp em hiểu: - Nhân vật anh thanh niên sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây cỏ và mây núi Sa Pa. - Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Anh lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng báo bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Công việc anh thanh niên kể trong đoạn văn là ghi báo về những con số lúc một giờ sáng trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt. - Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt là: Anh thanh niên mới có hai mươi bảy tuổi, cái tuổi đang hừng hực sức sống và sự bay nhảy. Thế mà, anh đã sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. Như vậy, cái gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ có một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chiến đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao. 2. Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành nhiệm vụ là: - Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia: "Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng cất nó đi cháu buồn đến chết mất". - Anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng. - Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, anh không phải là "người cô độc nhất thế gian” như lời giới thiệu của bác lái xe. Vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc: Đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh thấy cũng như có người bạn để trò chuyện. - Anh bíêt tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: Nuôi gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc BÀI 8. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ – Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi, công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.” (SGK Ngữ văn 9, tập 1) 1. Lời tâm sự trên góp phần bộc lộ những nét đáng quý nào của nhân vật? 3. Vì sao có lúc người nói trong đoạn trích sử dụng từ “cháu” để xưng hô, lúc lại dùng từ “ta”? GỢI Ý: 1.Anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người“…Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất." 2. -Khi nói chuyện với ông họa sĩ: xưng “cháu” : giao tiếp của người bề dưới với người bề trên, lễ phép , kính trọng - Khi tâm sự về công việc: xưng “ta” – tình yêu, trách nhiệm với công việc không chỉ của riêng anh thanh niên mà nói chung tất cả mọi người BÀI 9: Cho đoạn trích: “Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhò có cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” 1. Em hãy chỉ ra nét độc đáo, đặc sắc của nhan đề của tác phẩm trên. 2. Em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích trên? 3. Trong đoạn trích trên, nhân vật anh thanh niên có nói: “Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc”. Em hiểu như thế nào về niềm hạnh phúc của nhân vật đó? Quan niệm của em về hạnh phúc? GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Nét độc đáo, đặc sắc của nhan đề: - Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” là một nhan đề đầy ẩn ý sâu xa. + Tính từ lặng lẽ được đảo lên trước danh từ Sa Pa: Nó nhấn mạnh không khí bề ngoài của thị trấn nghỉ mát Sa Pa, nơi mà nhắc tới người ta thường nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi, thư giãn. Tính từ lặng lẽ còn để chỉ tới công việc của mỗi người nơi đây, họ đang âm thầm, lặng lẽ, miệt mài, cống hiến tuổi trẻ cho quê hương, đất nước. => Tuy nhiên, điều tác giả khám phá là Sa Pa lặng lẽ mà không hề lặng lẽ chút nào. Bởi ở đó, đằng sau vẻ yên tĩnh là tinh thần hăng say, khẩn trương lao động của nhiệt huyết tuổi trẻ, cống hiến cho quê hương, đất nước. Như vậy, dù công việc có âm thầm, lặng lẽ nhưng công việc đó có ý nghĩa lớn lao thì nó thật đáng vinh danh không hề nhỏ bé chút nào. Nhan đề đã gợi ra ý nghĩa triết lí sâu sắc ấy. - Nhan đề đã góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm ca ngợi những con người lao động bình thường mà cao cả mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đình núi cao. Chủ đề đó được thể hiện tập trung trong câu văn “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. 2. Cảm nhận được các vẻ đẹp sau của anh thanh niên: - Nhiệt tình, hăm hở cống hiến - Đóng góp tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Khiêm nhường, vô tư, hồn nhiên - Tình cảm gia đình và tình cảm yêu nước hòa quyện, gắn bó. - Có quan niệm sống tích cực. lí tưởng sống đẹp 3. Niềm hạnh phúc của anh thanh niên: - Anh đã góp phần phát hiện đám mây khô giúp không quân ta hạ máy bay phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đó là niềm vui được cống hiến, được làm việc có ích cho đất nước. - Còn một lí do nữa khiến anh vui sướng là bằng sự làm việc hăng say, nhiệt tình, anh đã lập chiến công và có thể thi đua cùng người cha đang trực tiếp tham gia chiến đấu. Niềm hạnh phúc của chàng trai trẻ là được cùng sống và làm việc với những người thân yêu nhất vì mục đích cao cả: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Từ việc cảm nhận niềm hạnh phúc của anh thanh niên trong đoạn văn trên, HS nêu quan niệm riêng của mình về hạnh phúc. Chú ý quan niệm ấy phải phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh sống hiện tại: là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, sống trong thời bình BÀI 10: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi “Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.” Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người thanh niên đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.” 1. Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. 2.Vì sao ông họa sĩ rất bất ngờ, ngạc nhiên? Gợi ý: 1. Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Nhà họa sĩ tưởng có khách đến bất ngờ chắc anh thanh niên chưa kịp dọn dẹp, gấp chăn màn tươm tất. 2. Ông họa sĩ bất ngờ vì: -Cách nhìn nhận đánh giá về anh thanh niên của ông họa sĩ có sự thay đổi: từ chưa hiểu đến hiểu và cảm phục. Lúc đầu, ông chưa gặp, chưa hiểu về anh thanh niên. Sau đó ông được chứng kiến, được nghe và cảm nhận về anh. -Anh còn trẻ, sống một mình nhưng rất gọn gàng, ngăn nắp, khoa học Bài 11. “Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao họa sĩ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.” 1. Vì sao ông họa sĩ lại có tâm trạng bối rối? 2.Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu ý nghĩa của ngôi kể? Điểm nhìn trần thuật có gì đặc biệt? GỢI Ý: 1.Ông họa sĩ bối rối vì: -Ngỡ ngàng, bất ngờ, xúc động -Ngạc nhiên trước vẻ đẹp lạc quan, tấm lòng hiếu khách cởi mở của anh thanh niên - Đã bắt gặp được điều mà ông vẫn ước ao, anh là hình ảnh đẹp khơi gợi cảm hứng sáng tác , là nét mới mẻ trong nghệ thuật 2. Điểm nhìn trần thuật ở nhân vật ông họa sĩ * Tác dụng của điểm nhìn trần thuật: - Truyện được kể tự nhiên, khách quan, chân thực - Khắc họa vẻ đẹp của anh thanh niên với nhiều phẩm chất tốt đẹp - Thể hiện tư tưởng, chủ đề của văn bản: ca ngợi những con người lao động bình dị và ý nghĩa của công việc thầm lặng. BÀI 12: “Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút bất lực trên từng chặng đi nhỏ của ông, nhưng nó là một quả tim nữa của ông, hay chính quả tim cũ được đề cao lên, do đó mà ông khao khát, mà ông thêm yêu cuộc sống" 1. Nhân vật ông họa sĩ có vai trò gì trong tác phẩm? 2. Hãy lí giải vì sao nhân vật ông họa sĩ "biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời". Từ sự lí giải đó, theo em, nhà văn muốn gửi gắm điều gì ở đây? GỢI Ý: 1.Vai trò của nhân vật ông họa sĩ: - Nhân vật ông họa sĩ tuy là nhân vật phụ nhưng có vai trò quan trọng trong truyện bởi câu chuyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật này, qua đó gửi gắm tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của nhà văn. 2. - Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật bắt được cái mạch của cuộc sống, tìm được cảm hứng và nguyên mẫu của tác phẩm mình đang ấp ủ. - Nỗi suy tư, trăn trở của người họa sĩ là làm thế nào để thể hiện một cách chân thực, sinh động vẻ đẹp của con người, của cuộc đời. - Ý thức sâu sắc về sự nhọc nhằn của sáng tạo nghệ thuật và sẵn sàng đương đầu với thử thách. BÀI 13: Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn? (Xem gợi ý phần ý nghĩa nhan đề) BÀI 14: Tác dụng của Tình huống truyện : GỢI Ý: - Tình huống cơ bản của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư (Tình huống truyện đơn giản, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc). -Tình huống này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa bức chân dung nhân vật chính một cách tự nhiên, hợp lí qua sự quan sát của nhân vật khác và quà lời kể của chính anh. Tuy nhiên nó cũng là một thử thách cho ngòi bút của tác giả, bởi phải làm nổi bật phẩm chất của nhân vật chính chỉ gói trọn trong một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi khoảng 30’, cái khó làm bộc lộ cái tài của Thành Long khi đã thành công với nhân vật này. Tình huống đã góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, ca ngợi người lao động bình thường đang ngày đêm âm thầm cống hiến tuổi trẻ, sức lực cho quê hương, đất nước. BÀI 15: Tại sao các nhân vật trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” không được gọi bằng tên cụ thể? GỢI Ý : - Tác giả không gọi tên cụ thể cho các nhân vật mà chỉ gọi họ theo nghề nghiệp, tuổi tác. Đây là 1 dụng ý nghệ thuật. Tác giả muốn khẳng định có rất nhiều con người với với những nghề nghiệp, tuổi tác khác nhau đã và đang ngày đêm lặng lẽ cống hiến cho đất nước. Họ là những con người vô danh nhưng sự cống hiến của họ là vô cùng cao đẹp, đáng trân trọng ! - Truyện ra đời trong những năm tháng kháng chiến chống giặc Mĩ xâm lược gian khổ và các liệt. Vì lẽ đó tác phẩm càng có ý nghĩa giáo dục lí tưởng cho thế hệ trẻ. BÀI 16: Tác giả NTL có viết:"Nghĩ cho cùng, LLSP là một bức chân dung...". Em hiểu như thế nào về bức chân dung ấy? Hãy làm rõ vẻ đẹp của bức chân dung ấy? GỢI Ý : Đó là bức chân dung đẹp đẽ - gương mặt tinh thần có sức tỏa sáng của anh thanh niên...Con người có lí tưởng sống, suy nghĩ và tình cảm đẹp, hành động đẹp, phong cách sống đẹp, tiêu biểu cho những con người lao động ở Sa Pa, chân dung những con người mới trong một thời kì lịch sử gian lao mà hào hùng của đất nước. BÀI 17: Trong tác phẩm, tác giả để nhân vật bác lái xe giới thiệu anh thanh niên là “người cô độc nhất thế gian”. Mục đích của tác giả là gì? Em có đồng ý với ý kiến đó của bác lái xe không? Nếu được sửa lại em sẽ thay từ “cô độc” bằng từ nào? GỢI Ý : - Mục đích tạo ấn tượng cho người đọc, giới thiệu cuộc sống đặc biệt của anh thanh niên, cũng cho thấy bác lái xe rất hiểu và thông cảm với anh thanh niên. - “Cô độc” là chỉ có một mình, tách khỏi mọi liên hệ với mọi người xung quanh. Anh thanh niên sống một mình trên núi cao, nhưng anh vẫn có mối liên hệ với xung quanh...anh không tách biệt với mọi người, với cuộc sống lao động và chiến đấu của đất nước, sống hăm hở, nhiệt tình, ý nghĩa. Do đó, việc tác giả để bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên như vậy là có dụng ý. BÀI 18: Cảm nhận của em về tâm trạng cô kĩ sư trong đoạn văn sau: " Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ theo cô trong chuyến đi thứ nhất...Mà còn vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng" Gợi ý: - Cô biết ơn anh thanh niên vì chính cuộc sống của anh, chính vẻ đẹp tâm hồn anh đã khơi dậy trong cô tình yêu cuộc sống, đã đánh thức nhiệt tình tuổi trẻ và niềm tin vào cuộc đời tưởng đã nguội tắt sau những đổ vỡ... - Bó hoa được nhắc đến trong đoạn văn vừa là bó hoa thực cô được anh thanh niên hái tặng, vừa là niềm vui sướng, nỗi xao xuyến, niềm hạnh phúc đang âm thầm nảy nở trong cô... - Sau chuyến đi Sa Pa, cuộc sống của cô hẳn sẽ hứa hẹn nhiều niềm vui, nhiều ý nghĩa mới mẻ.. Tác giả miêu tả tâm trạng cô gái để một lấn nữa ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn anh thanh niên: một vẻ đẹp bình dị nhưng có sức lan tỏa, lay động đối với những người xung quanh dù chỉ một lần gặp gỡ. Những cảm xúc của cô gái như một thứ ánh sáng rọi vào bức chân dung của anh thanh niên để làm bừng lên những vẻ đẹp bình dị mà cao cả. BÀI 19: Theo em, các đoạn văn miêu tả thiên nhiên Sa Pa sau đây có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? - Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu....luồn cả vào gầm xe. - Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo...thấy mình rực rỡ theo. Gợi ý:  Chất trữ tình bàng bạc chảy suốt toàn mạch truyện, thiên nhiên thơ mộng, trong sáng như tâm hồn những người dân Sa Pa trong sáng, mộng mơ, thiên nhiên rực rỡ, nắng và hoa cũng như nhiệt huyết hừng hực của những con người trẻ tuổi nơi đây. Những con người ở tầm cao vời vợi của sự cống hiến và hi sinh. Và vẻ đẹp của cả những con người giàu xúc cảm như ông họa sĩ và cô kĩ sư... Cả con người và thiên nhiên đậm chất thơ. BÀI 20: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là những truyện ngắn hay đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên và nhân vật Phương Định trong sự đối sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó. Gợi ý: - Cả hai nhân vật đều sống, lao động, chiến đấu trong hoàn cảnh nhiều khó khăn, thử thách. - Đều có những phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam giai đoạn lịch sủ này - Có sự giống nhau đó là do: hai tác phẩm đều được các tác giả khai thác từ hiện thực cuộc sống chiến đấu của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì ấy. Hai nhân vật đều được xây dựng từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định những con người mới, một đặc điểm nổi bật của nền văn học Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ. * Những nét riêng: - Mỗi nhân vật sống trong một hoàn cảnh thực tế khác nhau: + Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn... + Phương Định cùng đồng đội sống và chiến đấu trên một cao điểm ác liệt của tuyến đường Trường Sơn... - Hai nhân vật được tập trung khám phá ở những vẻ đẹp khác nhau: + Anh thanh niên: mộc mạc, bình dị, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, yêu lao động, có lí tưởng sống cao đẹp, khiêm tốn, thành thực, cởi mở, biết quan tâm tới mọi người.. + Phương Định: cô gái Hà Thành dũng cảm, không quản ngại hi sinh; sống gắn bó, chan hòa, yêu thương đồng chí đồng đội, hồn nhiên, lạc quan, trong sáng và mơ mộng... - Cách xây dựng nhân vật: + Nhân vật anh thanh niên: được đặt vào tình huống bất ngờ, thú vị, được soi chiếu dưới góc nhìn của các nhân vật khác; cách kể chuyện tự nhiên, sự kết hợp tự sự, trữ tình, bình luận. #ontaplanglesapa #cauhoixoayquanhlanglesapa

Chúc các bạn học tốt !

Bạn nên light những tiêu đề hoặc cách dòng để mọi người dễ theo dỗi nha!

Reactions: Yorn SWAT