Các câu hỏi về đại học ngân hàng

Sau khi trở thành sinh viên Đại học Ngân Hàng, đây là câu hỏi mà BUH-er nào cũng băn khoăn “Đại học Ngân hàng có gì hot? Học đại học ngân hàng có tốt không?”

Bài viết này này sẽ cho bạn những manh mối về điều bạn cần tìm ở ngôi trường “có nhiều cái nhất” này. Và điều đó sẽ được bật mí thông qua Những câu hỏi, những “câu phán” mà BUH-er nào cũng gặp phải khi đám bạn trường khác biết mình là sinh viên Ngân hàng. Dù gái hay trai, chỉ BUH-er là hiểu!

EBIV1. “Ngành ngân hàng ra trường khó xin việc lắm nhỉ”

Ngân hàng có lẽ là ngành hot nhất trong những năm 2008, 2009, cũng chính vì điều đó mà những thế hệ sau này, những người mong ngóng mình cũng được làm trong ngành hot, “ngành hot hẳn lương cao với việc đếm tiền ai mà chả thích...”, họ đã đổ ào ạt vào ngân hàng và ra trường ngậm đắng nuốt cay trong khâu xin việc. Đây hẳn là tâm lý của các bạn học sinh cuối cấp, những sinh viên các trường học các ngành liên quan đến kinh tế, tài chính.

Nhưng nhìn chung, dù bạn đang học ngành gì, học trường gì, thì khi ra trường vẫn có khả năng làm trái ngành, trái nghề (dù không khuyến khích nhưng sự thật có một số người đã rất thành công khi làm vậy!), và quan trọng hơn cả, các bạn có thể bắt đầu thay đổi bản thân từ bây giờ, điển hình như trau dồi tiếng Anh, chú tâm hơn với nghiệp vụ ngành đang học, nếu được có thể học thêm một ngôn ngữ khác...

Các câu hỏi về đại học ngân hàng
Là sinh viên trường nào thì cũng phải cố gắng hết mình mới thành công (Nguồn: az616578)

Cố gắng đạt được những điều đó, bạn sẽ khác rất nhiều so với những người cùng trang lứa, thậm chí không cần phải lo toan về tuyển dụng khi bạn đã hiểu rõ những giá trị của bản thân, từ đó cũng sẽ có những công ty đưa ra “mức giá” phù hợp với bạn.

EBIV2. “Học ngân hàng ra làm rất nhiều mà chẳng được bao nhiêu”

Khác hẳn với những báo cáo, thông tin được công bố rộng rãi trên mạng, phải gọi là chỉ người trong cuộc mới hiểu. Mức lương “khủng” được công bố có lẽ là lương của các trưởng phòng, những “cán bộ thâm niên, nhiều năm kinh nghiệm, có nhiều đóng góp cho công ty” ấy nhỉ. Câu chuyện lên đến cao trào sau một bài viết trên Vnexpress với tựa đề “Nhân viên ngân hàng bỏ việc vì không chịu nổi áp lực kinh doanh”, đã khiến không chỉ sinh viên ngân hàng, mà cả sinh viên kinh tế cũng hoang mang về con đường phía trước của mình.

Vẫn là phương pháp trên, trước khi thay đổi thế giới, hãy nỗ lực thay đổi chính mình. Để bản thân “có giá” hơn trong mắt người tuyển dụng, nó không chỉ cho bạn quyền được chọn công việc mà mình muốn dấn thân, mà điều khác biệt chính là đề xuất mức lương tương xứng với công sức đã bỏ ra.

EBIV3. “Đừng trông mong vào trai ngân hàng”

Không biết đây hiện là mốt hay sao nhưng câu nói này không chỉ dành riêng các bạn nam BUH, mà còn cả Kinh tế, Bách khoa, Kiến trúc... Điển hình là các cụm từ “đàn bà”, “tính toán”, “nhỏ nhen” mà các chị em sinh viên hay dùng để ám chỉ các “đấng nam nhi đang trong vòng nghi vấn”. Điều này đã gây bức xúc cho các bạn nam BUH đến nỗi từng có một bạn bày tỏ nỗi lòng của mình trên trang Confession của trường.

Các câu hỏi về đại học ngân hàng
Nỗi lòng mấy ai hiểu (Nguồn: nostrofiglio)

Bên cạnh khủng hoảng các kiểu trên nền kinh tế thế giới, khủng hoảng ngập lụt trong những ngày nắng hoặc có mưa tại Sài Gòn, cuộc sống này đã quá nhiều màu tối rồi, các bạn cần có cái nhìn sáng suốt, khách quan hơn khi đánh giá ai đó, đặt niềm tin về tương lai ngày mai tương sáng, nhé các nữ!

EBIV4. Chuyện tình yêu của các cặp BUH nhiều “trăn trở”

Nguyên nhân sâu xa có lẽ là hiện tượng “âm thịnh dương suy” ở hầu hết các trường đại học trên địa bàn TP.HCM. Và trong môi trường như thế, các bạn nam luôn được vây quanh bởi “một rừng” nữ sinh, chuyện sẽ không sao đâu nếu bạn chưa có bồ (mà thật ra còn có lợi cho các bạn nam nữa chứ!).

Nhưng với những người đã có cặp, có đôi, việc bạn trai mình thường xuyên tiếp xúc trong công việc với nhiều vệ tinh đến vậy, thường mang lại nhiều rắc rối trong chuyện tình cảm. Bình thường cô ấy đã hay giận hờn vu vơ, sáng nắng chiều mưa, nay còn thêm một vấn đề như thế nữa, không dễ thương nhau trong thời đại này đâu nhỉ.

EBIV5. “ĐH Ngân hàng có cái Thư viện đẹp lắm đúng không?”

Đây là một trong những điều tự hào nhất của BUH-er, thư viện đẹp trong mơ, nhưng hẳn đôi lúc các bạn cũng thấy phiền khi gặp hoài những câu hỏi như thế phải không. Trên thực tế, có một số bạn dù là sinh viên của trường đó, nhưng chưa từng bước vào đây một lần, thường lý do là lười, không có việc để đến đó, hoặc có đến để sống ảo với ngoại thất tuyệt đẹp mà thôi.

Các câu hỏi về đại học ngân hàng
Thư viện BUH đẹp long lanh (Nguồn: library.buh)

Nhưng lời khuyên chân thành, khi bạn là một phần của môi trường nào đó, hãy cố gắng khám phá mọi ngõ ngách của nơi đó đi, thật “quê” nếu không biết nhiều về nơi mình đã từng làm việc tại đó.

Kết: Bạn là một sinh viên BUH, những điều trên có đúng với những gì bạn gặp không? Đại học Ngân Hàng TP.HCM còn có những "chuyện chưa kể" nào nữa? Hãy "kể" ngay cho chúng tôi thông qua đánh giá đại học Ngân hàng TP.HCM để những tân sinh viên tham khảo, chuẩn bị tâm lý trước nhé!

Hồng Ngọc / Edu2Review Team

Hãy liên hệ với Edu2Review để được tư vấn về trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm ngoai ngữ, đào tạo kỹ năng mềm,...Đừng ngại ngần không hỏi, bởi vì: "Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng."

*** Edu2Review - No.1 Education Review ***

Tags

Sinh viên

Các câu hỏi về đại học ngân hàng


Các câu hỏi về đại học ngân hàng

Your browser isn’t supported anymore. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

  • Các câu hỏi về đại học ngân hàng
  • Các câu hỏi về đại học ngân hàng
  • Các câu hỏi về đại học ngân hàng
  • Các câu hỏi về đại học ngân hàng
Remind me later

Các câu hỏi về đại học ngân hàng

Những câu hỏi hay về ngành tài chính ngân hàng là một trong các nội dung được rất nhiều người quan tâm. Nếu chuẩn bị tốt cho các câu hỏi này thì bạn có thể tự tin đi xin việc với cơ hội trúng tuyển cao. Cùng khám phá qua bài viết chi tiết dưới đây của Đại học Đông Á nhé.

Những vị trí việc làm của ngành tài chính ngân hàng

Các câu hỏi về đại học ngân hàng
Các vị trí công việc trong ngành này cũng khá đa dạng.

Làm việc trong ngành Ngân hàng là mơ ước của rất nhiều người. Bởi lẽ đây là một trong những ngành có sức hút lớn với môi trường làm việc hiện đại và mức lương thưởng hấp dẫn. Các vị trí công việc trong ngành này cũng khá đa dạng. Ứng viên có thể nộp hồ sơ cho các các vị trí sau:

  • Teller là vị trí Giao Dịch Viên
  • Sales Executive là vị trí Nhân Viên Kinh Doanh /Telesales
  • Operations Officer là vị trí Nhân Viên Vận Hành
  • Risk Management Officer là vị trí Nhân Viên Quản Lý Rủi Ro
  • Credit Approval Officer là vị trí Nhân Viên Tín Dụng Ngân Hàng
  • Vị trí Chuyên Viên Thanh Toán Quốc Tế
  • Financial Analyst là vị trí Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính
  • Wealth Specialist là vị trí Chuyên Viên Tư Vấn Đầu Tư

Những câu hỏi hay về ngành tài chính ngân hàng cần tham khảo

Cùng tham khảo những câu hỏi hay về ngành tài chính ngân hàng để có thêm những kinh nghiệm xin việc tốt nhất nhé.

Các câu hỏi về đại học ngân hàng
Những câu hỏi hay về ngành tài chính ngân hàng cần tham khảo

Các câu hỏi phỏng vấn chung – Những câu hỏi hay về ngành tài chính ngân hàng

Những câu hỏi phỏng vấn chung này xuất hiện cho bất kỳ cuộc phỏng vấn xin việc ở ngành nghề nào. Đây được gọi là những câu hỏi khuôn mẫu. Thường thì các bạn sẽ được hỏi những câu hỏi.

Giới thiệu về bản thân

Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhà tuyển dụng sẽ đặt ra dành cho những người đi xin việc. Đây là câu hỏi đầu tiên và bạn cần phải gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy cho thấy những điểm mạnh của bản thân để nhà tuyển dụng hứng thú và muốn tìm hiểu thêm về bạn. Nội dung giới thiệu về bản thân cần đảm bảo được một số nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin cá nhân về tên, tuổi, nơi ở
  • Những ưu điểm của bạn trong công việc
  • Khái quát ngắn gọn kinh nghiệm và quá trình làm việc của bạn
  • Thái độ của bạn với công việc ứng tuyển, mục đích của bạn khi ứng tuyển công việc này

Bí kíp cho những câu hỏi chung này đó là trả lời thật ngắn gọn tất cả các ý trên trong vòng 1-2 phút.

Nêu những điểm mạnh điểm yếu của bạn

Bạn hãy nêu ra những điểm mạnh phù hợp với công việc đang ứng tuyển. Lưu ý về cách trả lời sao cho thuyết phục mà không quá khoa trương, tự cao. Tông giọng khi nói về điểm mạnh nên ở tông trung tính, tránh lên cao giọng tạo cảm giác khó chịu cho người tuyển dụng. 

Về những yếu điểm thì bạn có thể nêu những điểm yếu không ảnh hưởng đến năng lực bản thân. Ví dụ như: Trong công việc có tính hơi quá cầu toàn nên có thể khiến cộng sự cảm thấy mình khắt khe.

Bạn kỳ vọng gì vào công việc này?

Chắc chắn trong buổi tuyển dụng sẽ có câu hỏi về sự kỳ vọng của bạn trong công việc. Với công việc này thì bạn cần thẳng thắn bày tỏ những mong muốn của bản thân. Tuy nhiên hãy biết cách dùng từ một cách khéo léo nhé. Nếu bạn muốn có chế độ và mức lương hấp dẫn có thể nói: “Khi ứng tuyển vào vị trí này của công ty, tôi mong muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp có đủ chế độ dành cho người lao động và mức đãi ngộ xứng đáng.”

????  Xem thêm: Các trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng

Sau đây là  những câu hỏi hay về ngành tài chính ngân hàng và cách ứng xử hợp lý để “ghi điểm” với nhà tuyển dụng.

Tại sao bạn lại chọn ngân hàng chúng tôi?

Thực tế, câu hỏi này dùng để kiểm tra mức độ hiểu biết của ứng viên về ngân hàng. Các bạn cần có sự tìm hiểu trước những thông tin về ngân hàng, từ lịch sử, văn hóa cho tới báo cáo tài chính… Sau đó bạn có thể sử dụng một trong những lý do trên để lựa chọn ngân hàng này. Một trong số những thông tin này có thể trở thành lý do bạn lựa chọn ngân hàng này thay vì ngân hàng khác. 

Bạn biết gì về vị trí ứng tuyển?

Chắc chắn đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn. Để trả lời tốt, các bạn cần phải đọc kỹ bản mô tả công việc để nắm được những đầu việc, nhiệm vụ của vị trí này. Ngoài ra, để nhà tuyển dụng chú ý thì bạn cần thể hiện quan điểm cá nhân về vị trí ứng tuyển. Ví dụ bạn ứng tuyển vào vị trí teller, hãy nêu cách hiểu về bản chất vị trí này: “Theo tôi thì vị trí giao dịch viên là bộ mặt quan trọng của ngân hàng, là đại diện cho ngân hàng giao dịch và tiếp xúc với khách hàng. Giao dịch viên phải chuyên nghiệp thì hình ảnh ngân hàng trong mắt khách hàng mới uy tín.”

????  Tham khảo ngay: Học tài chính ngân hàng có dễ xin việc không?

Những câu hỏi tình huống cũng thường được nhà tuyển dụng sử dụng để chọn được các ứng viên chất lượng.

Câu 1: Khách hàng đến nộp tiền vào tài khoản và họ đã không theo dõi quá trình kiểm đếm số tiền. Khi đếm tiền thì bạn phát hiện ra bị thiếu 1 tờ tiền so với số tiền mà khách hàng khai báo. Vị khách luôn khăng khăng họ đã đếm rất kỹ và không có chuyện nhầm lẫn được. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết ra sao? 

Gợi ý cách trả lời hay: Trước tiên, tôi cho rằng lỗi ở đây là do người giao dịch viên đã không thông báo và yêu cầu khách hàng phải nhìn vào máy kiểm đếm. Tôi sẽ hạn chế để không mắc phải lỗi này. Tuy nhiên, nếu xảy ra sự việc không may này thì tôi sẽ xin lỗi khách vì trải nghiệm dịch vụ chưa tốt và mời khách vào phòng làm việc riêng để giải quyết. Việc này nhằm tránh ảnh hưởng tới khách hàng khác. Sau đó tôi sẽ nhờ bộ phận kỹ thuật trích xuất camera ở quầy giao dịch cho khách xem. Như vậy vừa khiến khách hàng hiểu được nguyên nhân và không làm mất mặt khách trước đông người. 

Câu 2: Nếu khách hàng đến mở tài khoản nhưng chứng minh thư của khách có dấu hiệu bị bong tróc, bạn sẽ xử lý tình huống này ra sao?

Gợi ý cách trả lời: Tùy thuộc vào mức độ bong tróc của chứng minh thư mà tôi sẽ có những hướng giải quyết khác nhau. Nếu chứng minh thư không có dấu hiệu bị chỉnh sửa hay là số bị nhòe mờ thì tôi sẽ tiếp tục giải quyết mở tài khoản cho khách. Nếu tình trạng bong hở nặng, số không còn rõ ràng thì tôi sẽ gợi ý khách sử dụng hộ chiếu theo quy định của ngân hàng. Nếu khách không đồng ý thì tôi sẽ mời cấp trên xuống xử lý để khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc với lãnh đạo dù khả năng cao là họ cũng không thể mở được tài khoản.

Câu 3: 1 khách hàng rút tiền ở ATM thì bị cây “nuốt” thẻ, họ đến phòng giao dịch và yêu cầu rút tiền bằng chứng minh thư. Tuy nhiên, CMT người này xuất trình ra là chứng minh mới được làm lại trong khi CMT mở tài khoản là chứng minh cũ. Theo nguyên tắc, bạn không thể thực hiện giao dịch này, vì vậy khách hàng đã rất tức giận và cho rằng ngân hàng ăn chặn tiền của họ. Bạn sẽ giải quyết thế nào?

Trong trường hợp này, tôi sẽ trấn an khách hàng để tránh làm họ tức giận và ảnh hưởng đến những khách hàng xung quanh. Tiếp đó, tôi sẽ nhẹ nhàng yêu cầu khách xuất trình giấy điều chỉnh thông tin trên chứng minh thư do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giải thích cho khách hàng hiểu rõ đây là chính sách bảo mật để bảo vệ tài sản tốt nhất cho khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chia sẻ kinh nghiệm khi đi phỏng vấn ngành ngân hàng

Ngoài việc tìm hiểu những câu hỏi hay về ngành tài chính ngân hàng thì khi đi phỏng vấn xin việc trong ngành này, các bạn cần phải ghi nhớ một số kinh nghiệm sau:

Cần mang theo những gì khi đi phỏng vấn

  • Bản CV in sẵn.
  • Nếu có báo cáo tài chính của ngân hàng, hãy mang theo.
  • Bản mô tả công việc
  • Nước uống.
  • Bút và giấy hoặc sổ để ghi chép.

Chú ý cách ăn mặc

Ngân hàng là môi trường công sở điển hình, do đó hãy chọn trang phục nghiêm túc, nhã nhặn và lịch sự. Bạn có thể mặc sơ mi kiểu cách đơn giản kết hợp cùng quần âu hoặc chân váy dài ít nhất là cách đầu gối 5cm. Nam thì đi kèm giày tây, nữ đi giày cao gót khoảng 5-7 cm.

???? Xem thêm: Học ngành tài chính ngân hàng ra làm gì?

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về những câu hỏi hay về ngành tài chính ngân hàng. Hy vọng bài viết mang đến cho các bạn những kinh nghiệm bổ ích để có buổi phỏng vấn hiệu quả nhất.