Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số

Các bước khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số cho các hàm số bậc ba, hàm số trùng phương, hàm số nhất biến…kèm hướng dẫn chi tiết.

Các bước trong khảo sát và vẽ đồ thị hàm số.

Bước 1:Tìm tập xác định.

Bước 2:Sự biến thiên của hàm số

  • Xét chiều biến thiên của hàm số: Tínhđạo hàm y’;Tìm các điểm mà tại đó đạo hàm y’ bằng 0 hoặc không xác định;Xét dấu đạo hàm y’ và suy ra chiều biến thiên của hàm số.
  • Tìm cực trị.
  • Tìm các giới hạn tại vô cực (), các giới hạn có kết quả là vô cực () và tìm tiệm cận nếu có.
  • Lập bảng biến thiên:Thể hiện đầy đủ và chính xác các giá trị trên bảng biến thiên.

Bước 3:Vẽ đồ thị

  • Giao của đồ thị với trục Oy: x=0 =>y= ? => (0;?)
  • Giao của đồ thị với trục Ox.
  • Các điểm CĐ; CT nếu có.

Lưu ý:

  • Nếu nghiệm bấm máy tính được thì OK, nghiệm lẻ giải tay được thì phải giải ra, nghiệm lẻ không giải được thì ghi ra giấy nháp cho biết giá trị để khi vẽ cho chính xác, không ghi trong bài.
  • Lấy thêm một số điểm (nếu cần), thiếu bên nào thì lấy điểm phía bên đó, không lấy tùy tiện mất thời gian.
  • Nhận xét về đặc trưng của đồ thị. Điều này sẽ cụ thể hơn khi đi vẽ từng đồ thị hàm số.

Hàm số bậc 3: y = ax3+ bx2+ cx + d (a khác 0) .

Ví dụ: Khảo sát hàm số y = x3+ 3x2– 4.

Các bước khảo sát và vẽ hàm số như sau:

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Một sốdạng đồ thị hàm số bậc 3:y = ax3+ bx2+ cx + d (a khác0):

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Khảo sát hàm trùng phương:y = ax4+bx2+c

Ví dụ:Khảo sát hàm số y = x4– 2x2– 3.

Các bước khảo sát và vẽ hàm số như sau:

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Bốn dạng đồ thị hàm trùng phương:y = ax4+bx2+c:

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Khảo sát hàm nhất biến:y=(ax + b)/(cx+d) với tử và mẫu không có nghiệm chung

Ví dụ:Khảo sát hàm số y = (-x + 2)/(x + 1)

Các bước khảo sát và vẽ hàm số như sau:

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Một số bài tập áp dụng

Áp dụng vào các hướng dẫn và ví dụ minh họa, các bạn hãy thử làm các bài tập vận dụng sau đây:

a. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số: $y = −x^3 + 3x^2 − 4x + 2y=−x^3 + 3x^2 − 4x + 2$

b. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số: $y = x^3 – 6x^2 + 9x – 4$

c. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số: $y = (x – 1)(x^2 – 2x + 2)$

d. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số: $\displaystyle y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-{{x}^{2}}+1$

e. Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số: $\displaystyle y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-{{x}^{2}}+x+1$

Hy vọng bài viết mà Trung tâm Gia sư Hà Nội chia sẻ trên sẽ giúp các em ôn tập tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi tuyển sinh sắp đến!

Tin tức - Tags: đồ thị hàm số, hàm số, khảo sát hàm số, vẽ đồ thị hàm số
  • Chứng minh các BĐT về tổng, tích của dãy số bằng ph­­ương pháp làm trội, làm giảm, phương pháp quy nạp

  • Ví dụ tính tích phân hàm số lượng giác có lời giải

  • Cách tính Tích phân hàm số hữu tỷ

  • Hà Nội quyết định bỏ môn thi thứ 4 tuyển sinh lớp 10 năm học 2020 – 2021

  • 60 từ vựng tiếng Anh lớp 3 có phiên âm đầy đủ

  • Những câu thơ về cha mẹ hay và ý nghĩa

  • Cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Kiến thức khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số là kiến thức quan trọng trong chương trình lớp 12 vì xuất hiện thường xuyên trong bài thi THPT QG. Vậy nên hiểu rõ dạng bài sẽ giúp các em dễ dàng “ăn điểm” trong kỳ thi. Cùng VUIHOC tìm hiểu để dễ dàng giải các dạng bài tập về khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số nhé!

Cho hàm số y=$ax^{3}+bx^{2}+cx+d$

Bước 1: 

  • Tìm tập xác định có D=R

  • Tính y’ cho y’ = 0 và suy ra các nghiệm nếu có

  • Tính giới hạn $\lim_{x\rightarrow x+}f(x), \lim_{x\rightarrow x-}f(x)$

Bước 2: 

  • Trường hợp 1: Nếu y’ = 0 có hai nghiệm thì y’ sẽ có dấu là trong trái ngoài cùng. 

  • Trường hợp 2: Nếu  y’ = 0 có nghiệm kép thì y’ sẽ có có dấu là luôn cùng dấu với a trừ giá trị tại nghiệm kép. 

  • Trường hợp 3: Nếu y’ = 0 vô nghiệm thì y’ sẽ có dấu là luôn cùng dấu với a.

Bước 3: Kết luận 

Đồ thị hàm số có 6 dạng như sau nếu chọn điểm đặc biệt để vẽ đồ thị

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Ví dụ 1:   

Cho hàm số y=$x^{3}-3x+1$, xét tính biến thiên của hàm số. 

Bài giải: 

  • Tìm tập xác định có D=R, y'=$3x^{2}-3$

  • y’ = 0 <=> x = 1 hoặc x = -1

$\lim_{x\rightarrow +\infty }f(x)=+\infty $

$\lim_{x\rightarrow -\infty }f(x)=-\infty $

Ta có bảng biến thiên sau: 

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Vậy: Hàm số sẽ đồng biến trên khoảng ($-\infty,-1$) và ($1,+\infty $) nghịch biến trên khoảng (-1,1).

Hàm số đạt cực đại tại x = -1; yCĐ = 3, hàm số đạt cực tiểu tại x = 1; yCĐ = -1

Đồ thị hàm số đi qua các điểm: (0; 1), (1; -1), (2; 3), (-2; -1), (-1; 3).

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

2. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc 4

Ta có đồ thị hàm số sau: y=$ax^{4}+bx^{2}+c$

Bước 1: 

  • Tìm tập xác định D = R

  • Tính y’ và y’ = 0 (có 3 có nghiệm hoặc có 1 nghiệm và có 1 nghiệm x = 0).

  • Tính giới hạn: $\lim_{x\rightarrow +\infty }f(x),\lim_{x\rightarrow -x}f(x)$

Bước 2: Lập bảng biến thiên có: 

Ở bên phải bảng biến thiên, dấu của y’ cùng dấu với a.

Bước 3: Kết luận 

  • Tính chất đơn điệu.

  • Cực trị hàm số.

  • Giới hạn của hàm số.

  • Vẽ đồ thị bằng cách vài điểm đặc biệt.

Đồ thị sẽ có 4 dạng sau: 

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Ví dụ 2: Cho đồ thị của hàm số y=$\frac{1}{4}x^{4}-\frac{1}{2}x^{2}-\frac{3}{4}$

Bài giải: 

  • Tìm tập xác định: D = ℝ

  • y'=$x^{3}-x$

  • y'=0 <=> x = 0 hoặc x = -1 hoặc x = 1

$\lim_{x\rightarrow +\infty }f(x)=+\infty ,\lim_{x\rightarrow x-}f(x)=+\infty $

Ta có bảng biến thiên: 

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Hàm số đồng biến trên các khoảng (-1; 0) và (1; +∞), nghịch biến trên các khoảng (-∞; -1) và (0; 1).

Hàm số đạt cực đại tại x = 0 và yCĐ = $\frac{-3}{4}$, đạt cực tiểu tại x = ±1 và yCT = -1.

Đồ thị hàm số đi qua các điểm (-1, 1), (0, $\frac{-3}{4}$), (1, -1), (2, $\frac{5}{4}$), (-2, $\frac{5}{4}$).

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

3. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số phân thức bậc nhất trên bậc nhất

Ta có hàm số y=$\frac{ax+b}{cx+d}$

  • Ta có tập xác định D = R\$\left \{ \frac{-d}{c} \right \}$

  • Tính y'=$\frac{ad-bc}{(cx+d)^{2}}$ (y' hoặc dương hoặc âm) $\forall x\in D$

  • Đường tiệm cận 

Tiệm cận đứng: $x=\frac{-d}{c}$ vì $\lim_{x\rightarrow \frac{d+}{c}}=...$ và $\lim_{x\rightarrow \frac{d-}{c}}=...$

Tiệm cận ngang: y=$\frac{a}{c}$ vì $\lim_{x\rightarrow x+}y=\frac{a}{c}$

Lập bảng biến thiên: Khi $x\rightarrow +\infty $ thì y=$\frac{a}{c}$

Kết luận:

Hàm số luôn luôn nghịch biến trên từng khoảng xác định và đồng biến trên từng khoảng xác định.

Vẽ đồ thị: Đồ thị luôn luôn nhận giao điểm của hai đường tiệm cận là tâm đối xứng và sẽ có 2 dạng.

Lấy thêm điểm đặc biệt để vẽ đồ thị.

Đồ thị có 2 dạng sau:

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Ví dụ 3: 

Cho hàm số y=$\frac{2x-1}{x+1}$, khảo sát sự biến thiên

Bài toán: 

  • Tìm tập xác định D=R\{-1}

$y'=\frac{3}{(x+1)^{2}},\forall x\in D$

$\lim_{x\rightarrow (-1)^{+}}y=2;\lim_{x\rightarrow (-1)^{-}}y=+\infty =>x=-1$ TCD

$\lim_{x\rightarrow \pm x}y=2=>y=2$ TCN

Ta có bảng biến thiên

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Hàm số đồng biến trên các khoảng (-∞; -1) và (-1; +∞) và không có cực trị.

Đồ thị: Đồ thị hàm số qua các điểm (0; -1), ($\frac{1}{2}$, 0), và nhận I(-1, 2) làm tâm đối xứng.

 

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

4. Các dạng bài tập khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số

Bài 1:

Cho: đồ thị hàm số: y= $-x^{3}+3x^{2}-4$ 

Xét sự biến thiên của hàm số và vẽ đồ thị hàm số đó. 

  • Có Tập xác định : D= R.

  • Ta có: y'= $-3x^{2}+6x=-3x(x-2)$

Ta có  y’ = 0 ⇔ - 3x (x – 2) = 0 ⇔  x = 2 hoặc x = 0

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Hàm số nghịch biến trên các khoảng ($-\infty ;0$) và ($2;+\infty $), đồng biến trên khoảng (0; 2).

Giá trị cực đại của hàm số là y(2) = 0 khi hàm số đạt cực đại tại điểm x = 2 ; 

Giá trị cực tiểu của hàm số là y(0) = -4 khi hàm số đạt cực tiểu tại điểm x = 0 ;

Ta có tại vô cực giới hạn của hàm số là $\lim_{x\rightarrow -8}=+\infty ;\lim_{x\rightarrow +\infty }=-\infty $

Ta có đồ thị sau:

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Cho x = 1 ⇒ y = 0

x = 3 ⇒ y = -4

* Điểm uốn:

Ta có x = 1 do y” = - 6x + 6 = 0 

⇒ y(1) = - 2.

Từ đó suy ra điểm uốn của đồ thị là điểm I(1;-2)

Bài 2: 

Cho đồ thị hàm số y=$x^{3}+3x^{2}$, vẽ bảng biến thiên và khảo sát hàm số:

  • Xét tập xác định D=R

  • Xét chiều biến thiên:

Xét: y'= $-3x^{2}+6x=-3x(x-2)$

Ta có phương trình y'= -3x(x-2)=0 <=> x=0 hoặc x=2

Tại vô cực giá trị của hàm số là $\lim_{x\rightarrow -\infty }=+\infty ;\lim_{x\rightarrow +\infty }=-\infty $

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Hàm số nghịch biến trên các khoảng ($-\infty ;0$) và ($2;+\infty $), đồng biến trên khoảng (0; 2).

Giá trị cực đại của hàm số là y(2) = 4 khi hàm số đạt cực đại tại điểm x = 2; 

Giá trị cực tiểu của hàm số là y(0) = 0 khi hàm số đạt cực tiểu tại điểm x = 0

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Cho x = 1⇒ y(1) = 4

x = 3 ⇒ y = 0

Với  y” = - 6x + 6 = 0

Ta có x = 1 ⇒ y (1) = 4

Từ đó ta có I (1; 4) là điểm uốn.

Bài 3:

Nhận xét sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số y=$\frac{1}{3}x^{3}+2+4x$

  • Tìm tập xác định: D=R

  • Xác định chiều biến thiên

Tại vô cực hàm số có giá trị là:

$\lim_{x\rightarrow -\infty }y=-\infty ;\lim_{x\rightarrow +\infty }y=+\infty $

Ta có: y'=$x^{2}+4x+4=(x+2)^{2}\geq 0, \forall x\in R$

Trên tập R hàm số đồng biến và đồng thời không có cực trị

  • Ta có bảng biến thiên: 

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

* Đồ thị : Cho x = 0 ⇒ y(0) = 0

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

* Điểm uốn:

y”=2x4=0 ⇔ x=-2

y(-2)=$\frac{-8}{3}$

Vậy điểm uốn của đồ thị là I (-2;$\frac{-8}{3}$)

Bài 4

Ta có y=$-x^{3}+3x^{2}+1$ có đồ thị (C).

a. Khảo sát sự biến thiên của đồ thị và vẽ đồ thị hàm số.

b. Xác định phương trình tiếp tuyến.

Bài giải: 

a.

  • Tìm tập xác định: D = R

  • Xác định chiều biến thiên:

Ta có: y'=$-3x^{2}+6x=-3x(x-2)$ 

Ta có x = 2 hoặc x = 0 vì y’ = - 3x(x- 2) = 0 

Tại vô cực ta có giới hạn của hàm số: $\lim_{x\rightarrow -\infty }=+\infty ;\lim_{x\rightarrow +\infty }=-\infty $

Ta có bảng biến thiên:

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

y’ > 0 <=> x$\in $(0;2); y'<0

<=> $x\in (-\infty ;0)\cup (2;+\infty )$

Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng $(-\infty ;0)$ và $(2;+\infty )$, đồng biến trên khoảng (0; 2).

Hàm số đạt cực đại tại điểm x = 2; giá trị cực đại của hàm số là y(2) = 5

Hàm số đạt cực tiểu tại điểm x = 0; giá trị cực tiểu của hàm số là y(0) = 1

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Cho x = -1 ⇔ y = 5;

x = 3 ⇔ y = 1.

+ Điểm uốn :

y” = -6x + 6 = 0

⇔ x = 1 ⇒ y = 3. 

Do đó, điểm uốn I(1; 3).

b. Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm A(3; 1).

Ta có; y’(3) = - 9 nên phương trình tiếp tuyến cần tìm là:

y = y’(3) . (x – 3) + 1 hay y = - 9(x- 3) + 1 ⇔ y = - 9x + 28

Bài 5

Có: y=$x^{3}+3x^{2}-mx-4$, m là tham số

a. Nhận xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi m = 0.

b. Tìm  m để hàm số nghịch biến trên khoảng ($-\infty ;0$).

Bài giải: 

a. Khi m = 0 thì hàm số là y=$x^{3}-3x^{2}-4$

  • Ta có tập xác định: D = R.

  • Xét chiều biến thiên:

Tại điểm vô cực giá trị của hàm số là $\lim_{x\rightarrow -\infty }=-\infty ;\lim_{x\rightarrow +\infty }=+\infty $ 

Ta có: y'=$3x^{2}+6x=3x(x+2)$

Với y’ = 0 ⇔ 3x(x+ 2) = 0 ⇔ x = -2 hoặc x = - 0

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Hàm số đồng biến trên các khoảng ($-\infty ;-2$) và ($0;+\infty $)

Giá trị cực đại của hàm số là y(-2) = 0 khi hàm số đạt cực đại tại điểm x = -2; 

Giá trị cực tiểu của hàm số là y(0) = - 4 khi Hàm số đạt cực tiểu tại điểm x = 0.

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

y = - 4 do x = -3

X = 1 ⇒ y = 0

y” = 6x + 6 =0

⇔x = - 1 ⇒ y(-1) = - 2 suy ra điểm uốn là I(-1; -2).

b. Hàm số y=$x^{3}+3x^{2}-mx-4$ đồng biến trên khoảng ($-\infty ;0$). 

<=> y'=$3x^{2}+6x-m\geq 0, \forall x\in( -\infty ;0)$

Xét: g(x)=$3x^{2}+6x-m, \forall x\in( -\infty ;0)$

– Ta có bảng biến thiên :

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Nhìn vào bảng biến thiên ta thấy:

y'=g(x)=$3x^{2}+6x-m\geq 0, \forall x\in( -\infty ;0)$

<=> $-3-m\geq 0, \forall x\in( -\infty ;0)$

<=> $-3-m\geq 0 \Leftrightarrow m\leq -3$

Kết luận: với m ≤ -3 thì thỏa mãn yêu cầu của đề bài.

Bài 6. Ta có (C): y=$2x^{3}-9x^{2}+12x-4$ 

a. Nhận xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.

b. Để phương trình sau có 6 nghiệm phân biệt: $2\left | x \right |^{3}-9x^{2}+12\left | x \right |=m$ thì m bằng bao nhiêu?

Bài giảng: 

  • Ta có tập xác định D= R.

y'=$6x^{2}-18x+12=0\Leftrightarrow $ x=2 và x=1

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Hàm số đồng biến trên khoảng $(-\infty ;1)$ và $(2;+\infty )$

Trên khoảng (1; 2) hàm số nghịch biến.

Tại x = 1 và yCĐ = 1 hàm số cực đại

Tại x = 2 và yCT = 0 hàm số cực tiểu

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Điểm uốn:

y''=12x-18=0 <=> x=$\frac{3}{2}$ => y=$\frac{1}{2}$

Do đó, điểm uốn I($\frac{3}{2};\frac{1}{2}$).

b. Ta có:

$2\left | x \right |^{3}-9x^{2}+12\left | x \right |=m$ $\Leftrightarrow 2\left | x \right |^{3}-9x^{2}+12\left | x \right |=m$

$\Leftrightarrow 2\left | x \right |^{3}-9x^{2}+12\left | x \right |-4=m-4$

Gọi (C):  y=$2x^{3}-9x^{2}+12x-4$ và (C): $2\left | x \right |^{3}-9x^{2}+12\left | x \right |-4$

Ta thấy khi x ≥ 0 thì: (C’): y=$2x^{3}-9x^{2}+12x-4$

Lại có hàm số của đồ thị (C’) là hàm số chẵn nên (C’) vậy nên Oy là trục đối xứng.

Ta có đồ thị (C’).

Giữ nguyên phần đồ thị (C) bên phải trục Oy, ta được (C’1). 

Lấy đối xứng qua trục Oy phần (C’1) ta được (C’2).

(C’) = (C’1)$\cup $(C'2)

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Số nghiệm của phương trình:

$2\left | x \right |^{3}-9x^{2}+12\left | x \right |=m$
$\Leftrightarrow 2\left |  \right |^{3}-9x^{2}+12\left | x \right |-4=m-4$

là số giao điểm của  đường thẳng (d): y = m – 4 và đồ thị (C’). 

Vậy tử đồ thị (C’), suy ra:

⇔ 0 < m - 4 < 1 nên 4 < m < 5

Bài 7. Cho hàm số : y=f(x)=$\frac{1}{8}(x^{3}-3x^{2}-9x-5)$ có đồ thị là (C).

a. Xét sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số f(x).

b. Với hệ số góc nhỏ nhất, viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C).

Bài giảng:

a. 

  • Trên R xác định điều kiện hàm số.

  • Xét sự biến thiên của hàm số.

Tại vô cực hàm số có giới hạn $\lim_{x\rightarrow -\infty }=-\infty$ và $\lim_{x\rightarrow +\infty }=+\infty $

Ta có bảng biến thiên:

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Hàm số đồng biến trên các khoảng $(-\infty ;1)$ và $\left ( 3;+\infty  \right )$, nghịch biến trên khoảng (-1; 3).

Tại điểm x = -1 ; yCĐ = 0, hàm số đạt cực đại.

Tại x = 3 ; yCT = - 4, hàm số đạt cực tiểu.

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Ta có: y’’ = $\frac{1}{8}$(6x-6), f''(x)=0x=1. y(1)= -2

Vậy nên  I(1; -2) là điểm uốn của đồ thị.

A$(0;\frac{-5}{8})$ là giao điểm của đồ thị với trục Oy. 

Hai điểm B(-1; 0); C(5; 0) là giao điểm của đồ thị với trục Ox 

Suy ra Điểm U(1; -2), điểm uốn là tâm đối xứng.

b. Ta có:

y'=$\frac{3}{8}(x^{2}-2x-3)=\frac{3}{8}\left [ (x-1)^{2} -4\right ]\geq \frac{3}{2}$

Chỉ xảy ra với  x = 1 ⇒ y = -2.

Kết luận với góc nhỏ nhất tiếp tuyến là 

y = $\frac{3}{2}(x-1)-2=\frac{3}{2}x-\frac{7}{2}$

Bài 8. Cho hàm số y= $-x^{3}-x+2$, có đồ thị là (C).

a. Khảo sát sự biến thiên (C).

b. Cho phương trình $\left | x^{3}+x-2 \right |=m$ (1). Hãy biện luận. 

c. Khảo sát và vẽ (C).

+ Tìm tập xác định: D = R.

+ Xét sự biến thiên của hàm số đề bài.

Tại vô cực giới hạn của hàm số là: $\lim_{x\rightarrow -\infty }=+\infty , \lim_{x\rightarrow +\infty }=-\infty $

Ta có y'= $-3x^{2}-1<0, \forall x\in R$  => hàm số nghịch biến trên R.

  • Hàm số không có cực trị .

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Điểm uốn: Ta có: y''= -6x => y''=0 <=> x=0 

Vì y” đổi dấu khi x đi qua điểm x = 0 nên U(0;2) là điểm uốn của đồ thị.

Giao điểm của đồ thị với hai trục tọa độ.

Đồ thị cắt Oy tại điểm (0; 2) .

Phương trình y = 0 ⇔ x= 1

Nên đồ thị cắt trục Ox tại điểm (1; 0).

Nhận xét: Đồ thị nhận U(0;1) làm tâm đối xứng.

b. Xét đồ thị (C’): y=g(x)=$\left | x^{3}+x=2 \right |=\left | f(x) \right |$. Khi đó số nghiệm của phương trình (1) chính là số giao điểm của đồ thị (C’) và đường thẳng Δ: y=m. 

Cách vẽ y = g(x)

B1 : Giữ nguyên đồ thị (C) ứng với phần f(x)$\geq $0 (Phần đồ thị nằm trên Ox.

B2 : Lấy đối xứng qua trục Ox đồ thị (3) phần f(x) < 0 (Phần nằm phía dưới trục Ox).

Ta có đồ thị (C’).

Dựa vào đồ thị (C’) ta có :

Nếu m < 0 ⇒ Δ và (C’) không cắt nhau thì (1) vô nghiệm.

Nếu m = 0 ⇒ Δ cắt (C’) tại một điểm thì (1) có một nghiệm.

Nếu m > 0 ⇒ Δ cắt (C’) tại hai điểm thì (1) có hai nghiệm.

Bài 9. Cho hàm số y=$x^{3}-3x^{2}+2$ có đồ thị là (C)

a. Nhận xét sự biến thiên và vẽ đồ thị (C).

b. Tìm m để phương trình $x^{3}-3x^{2}=m$ (1) có ba nghiệm phân biệt.

c. Từ đồ thị (C) hãy suy ra đồ thị (C’): y=g(x)=$\left | x \right |^{3}-3x^{2}+2$ 

d. Biện luận số nghiệm của phương trình : $-\left |x \right |^{3}+3x^{2}+m=0$ (2)

Bài giảng: 

a. Khảo sát và vẽ (C).

  • Tìm tập xác định: D = R.

  • Sự biến thiên của hàm số.

Tại vô cực giới hạn của hàm số là: $\lim_{x\rightarrow +\infty }=+\infty ;\lim_{x\rightarrow -\infty }=-\infty $ 

Bảng biến thiên:

Ta có: y'=$3x^{2}-6x=0$ ⇔ x = 0 hoặc x = 2.

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng $(-\infty ;0)$ và $(2;+\infty )$, nghịch biến trên khoảng (0; 2).

Tại điểm x = 0; yCĐ = 2 hàm số đạt cực đại.

Tại điểm x = 2; yCT = - 2, hàm số đạt cực tiểu.

y’’ = 6x - 6 <=> y''=0 <=> x=1

Đạo hàm cấp hai của hàm số là điểm uốn.

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Qua X1 Ta thấy y” đổi dấu khi x. 

Vậy điểm uốn của đồ thị là  U(1; 0). 

(0;2) là giao điểm của đồ thị và trục Oy.

Do đó, đồ thị cắt Ox tại ba điểm (1; 0), ($1\pm \sqrt{3};0$).

Chọn x = 3 ⇒ y = 2; x = -1 ⇒ y = -2.

Từ đó có  U(1;0) là tâm đối xứng.

b. Ta có phương trình:

$x^{3}-3x^{2}=m\Leftrightarrow x^{3}-3x^{2}+2=m+2$

Ba nghiệm phân biệt đường thẳng y = m+ 2 cắt (C) tại ba điểm phân biệt khi -2 < m+ 2 < 2 hay – 4 < m < 0 từ phương trình (1).

Suy ra – 4 < m < 0 

c. Ta có hàm số y=$\left | x \right |^{3}-3x^{2}+2$ là hàm số chẵn nên đồ thị (C’) nhận trục Oy là trục đối xứng để vẽ đồ thị (C’) ta chỉ cần vẽ (C’) nằm phía bên trái hoặc bên phải của trục Oy rồi lấy đối xứng qua Oy ta được phần còn lại.

Mặt khác với x$\geq $0

=> g(x)=$x^{3}-3x^{2}+2$

=> (C)$\equiv $(C')

Cách vẽ đồ thị (C):

Giữ nguyên phần bên phải trục Oy của đồ thị (C).

Tìm điểm đối xứng qua trục Oy.

d. Ta có phương trình (2): <=> $\left | x \right |^{3}-3x^{2}+2=m-2$

$\left\{\begin{matrix}y=\left | x \right |^{3}-3x+2\\y=m-2 (\Delta )\end{matrix}\right. (C')$ 

Giao điểm của đồ thị là nghiệm phương trình.

Ta suy ra:

m - 2 < -2 <=> m<0 => Δ không cắt đồ thị (C’) nên phương trình (2) vô nghiệm.

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

cắt (C’) tại hai điểm phân biệt nên phương trình (2) có hai nghiệm phân biệt.

m - 2 = 2 <=> m = 4 cắt (C’) tại ba điểm phân biệt nên phương trình (2) có ba nghiệm phân biệt.

-2 < m - 2 < 2 <=> 0<m<4 => Δ cắt (C’) tại bốn điểm phân biệt nên phương trình (2) có bốn nghiệm phân biệt.

Bài 10. Cho hàm số y=$2x^{3}-3x^{2}+1$ có đồ thị là (C).

a. Viết phương trình tiếp tuyến của (C), biết tiếp tuyến song song với đường thẳng y = 36x + 1.

b. Tìm m để phương trình sau có bốn nghiệm phân biệt: $\left | x \right |^{3}-\frac{3}{2}x^{2}+m=0$ 

c. Biện luận theo m số nghiệm của phương trình: $\left | 2x^{2}-x-1 \right |=\frac{m}{\left | x-1 \right |}$

a. Gọi M($x_{0};y_{0}$) là tiếp điểm.

Ta có:

$y'(X_{0})=36\Leftrightarrow X_{0}^{2}-X_{0}-6=0$

$\Leftrightarrow X_{0}=3,X_{0}=-2$

$x_{0}=-2$ thì $y_{0}=-27$ nên phương trình tiếp tuyến y = 36x + 45

$x_{0}=3$ thì $y_{0}=28$ nên phương trình tiếp tuyến y = 36x + 80.

b. Phương trình <=> $2\left | x \right |^{2}-3x^{2}+1=-2m+1$, số nghiệm của phương trình là số giao điểm của hai đồ thị:

Các bước khảo sát sự biến thiên hàm số

Dựa vào đồ thị (C’) ta có 0 < -2m + 1 < 1 <=> 0<m<$\frac{1}{2}$ là những giá trị cần tìm.

c. Điều kiện:

Phương trình $\left | 2x^{3}-3x^{2}+1 \right |=m\Leftrightarrow \left | 2x^{3}-3x^{2}+1 \right |=m$, số nghiệm của phương trình là số giao điểm của hai đồ thị $\left | 2x^{3}-3x^{2}+1 \right |=m\Leftrightarrow \left | 2x^{3}-3x^{2}+1 \right |=m$

Dựa vào đồ thị (C1) suy ra:

m < 0 thì phương trình vô nghiệm.

m = 0 thì phương trình có một nghiệm (loại nghiệm x = 1).

0 < m < 1 thì phương trình có đúng bốn nghiệm.

m = 1 thì phương trình có đúng ba nghiệm.

m > 1 thì phương trình có đúng hai nghiệm.

Trên đây là toàn bộ lý thuyết và cách khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số thường gặp. Tuy nhiên nếu em muốn đạt kết quả tốt thì hãy làm thêm nhiều dạng bài khác nữa. Em có thể truy cập Vuihoc.vn và đăng ký tài khoản để luyện đề! Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới.