Các bộ phận trong cơ thể người

Các nhóm hệ thống cơ quan phối hợp với nhau để tạo ra các chức năng hoàn chỉnh, có 11 hệ thống cơ quan chính trong cơ thể

Các cơ quan khác nhau có thể làm việc cùng nhau để thực hiện một chức năng chung, như cách các bộ phận trong hệ thống tiêu hóa chuyển hóa thức ăn. Đề cập đến một đơn vị tích hợp như một hệ thống cơ quan. Các nhóm hệ thống cơ quan phối hợp với nhau để tạo ra các chức năng hoàn chỉnh. Có 11 hệ thống cơ quan chính trong cơ thể.

Hệ thống cơ thể người

Hệ tuần hoàn

Hệ thống tuần hoàn là một mạng lưới cơ thể toàn máu, mạch máu, và bạch huyết. Được cung cấp bởi tim, đó là hệ thống phân phối oxy, hormone và các chất dinh dưỡng thiết yếu đến các cơ quan, giúp nó hoạt động tốt.

Các bộ phận cơ thể trong hệ thống tuần hoàn:

Tim.

Phổi.

Óc.

Thận.

Hệ hô hấp

Mỗi mô trong cơ thể đều cần oxy để hoạt động. Hệ thống hô hấp, trong đó bao gồm đường dẫn khí, mạch phổi, phổi, và cơ, cung cấp oxy máu đến các mô cơ thể và loại bỏ khí thải.

Các bộ phận cơ thể trong hệ thống hô hấp:

Mũi.

Phổi.

Hầu họng.

Phế quản.

Hệ thống tiêu hóa

Hệ thống tiêu hóa giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể sử dụng thông qua một quá trình phân hủy hóa học. Điều này xảy ra thông qua một hệ thống các cơ quan giống như ống, bao gồm thực quản, dạ dày, gan, tuyến tụy và ruột.

Các bộ phận cơ thể trong hệ thống tiêu hóa:

Miệng.

Lưỡi.

Răng.

Cổ họng.

Cơ hoành.

Dạ dày.

Lách.

Gan.

Túi mật.

Tuyến tụy.

Ruột non.

Hệ thống xương

Hệ thống xương cho cơ thể khuôn khổ cơ bản của nó, xây dựng cấu trúc, bảo vệ, và chuyển động. 206 xương trong cơ thể cũng tạo ra các tế bào máu, lưu trữ các khoáng chất quan trọng và giải phóng các hormone cần thiết cho sự sống.

Hệ cơ

Hệ thống cơ bao gồm tổng số cơ khắp cơ thể theo bộ xương, duy trì tư thế ổn định, và tạo ra nhiệt thông qua sự trao đổi chất của tế bào. Con người có ba loại cơ bắp.

Hệ thần kinh

Hệ thống thần kinh cho phép chúng ta nhận thức, hiểu và đáp ứng với thế giới xung quanh chúng ta. Hệ thống thần kinh cũng vận hành các chức năng sinh lý thiết yếu của cơ thể, chẳng hạn như thở và tiêu hóa.

Các bộ phận cơ thể trong hệ thống thần kinh:

Não.

Tủy sống.

Màng não.

Màng cứng.

Hệ thống sinh sản (nữ)

Hệ thống sinh sản nữ bao gồm tất cả các bộ phận phụ nữ cần thiết để thụ thai và sinh một đứa trẻ.

Các bộ phận cơ thể trong hệ thống sinh sản nữ:

Âm đạo.

Cổ tử cung.

Buồng trứng.

Tử cung.

Hệ thống sinh sản (nam)

 Hệ thống sinh sản nam bao gồm một loạt các cơ quan sử dụng trong quan hệ tình dục và sinh sản. Các cơ quan chính là tuyến sinh dục, sản xuất ra tinh trùng. Ở nam giới, đây là những tinh hoàn.

Các bộ phận cơ thể trong hệ thống sinh sản nam giới:

Dương vật.

Tinh hoàn.

Mào tinh hoàn.

Ống dẫn tinh.

Cơ thể người là một tổng thể thống nhất bao gồm rất nhiều các cơ quan khác nhau cùng thực hiện một chức năng chung đó chính là giúp bộ máy cơ thể hoạt động trơn tru và ổn định. Vậy bạn đã hiểu rõ về sơ đồ các bộ phận trong cơ thể của mình chưa ? Cùng bài viết hôm nay “vén màn” bức tranh cơ thể ở người.

Về bản chất, các cơ quan trong cơ thể người được chia thành các bộ phận trực thuộc các hệ thống định danh khác nhau, trong đó cấu tạo và đặc điểm của từng hệ thống cụ thể như sau:

Hệ thống tuần hoàn

Hệ tuần hoàn là một hệ thống mạng lưới bao gồm bạch huyết, máu và các mạch máu trong cơ thể. Hệ thống này có chức năng giúp vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng và các hormone cần thiết đi đến khắp các tế bào để nuôi dưỡng và cải thiện hoạt động tốt hơn.

Hệ tuần hoàn bao gồm các bộ phận như não, tim, phổi, thận với chức năng chính là vận chuyển khí và chất dinh dưỡng đến mô, tế bào trên toàn bộ cơ thể.

Để thực hiện được điều này, hệ thống tuần hoàn xây dựng dựa trên sự lưu thông và vận chuyển khí huyết của bộ phận tim mạch và bạch huyết:

  • Hệ thống tim mạch bao gồm tim, mạch máu và máu có tác dụng bơm và thúc đẩy máu đi khắp cơ thể.
  • Hệ thống bạch huyết bao gồm mạch bạch huyết, tuyến ức, amidan, hạch bạch huyết và lá lách. Chức năng chính của hệ thống này là lọc và đưa bạch huyết trở lại lưu thông máu.

Các bộ phận trong cơ thể người

Hệ hô hấp

Để các tế bào có thể hình thành và phát triển một cách khỏe mạnh, bên cạnh nguồn cung cấp khí huyết từ hệ thống tuần hoàn, các cơ quan trong cơ thể cũng cần được bổ sung oxy một cách hợp lý. Và đó chính là chức năng quan trọng của hệ hô hấp bên trong cơ thể.

Hệ hô hấp bao gồm mũi, phế quản, phổi và thanh quản với chức năng chính là đường dẫn khí để cung cấp đầy đủ oxy đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn giúp cơ thể đào thải các loại khí thải, khí độc ra ngoài thông qua phổi và mạch phổi.

Hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa là hệ thống có chức năng chọn lọc, chuyển hóa và phân hủy thức ăn khi được hấp thụ vào cơ thể. Quá trình này được hoạt động thông qua các cơ quan như dạ dày, ruột, thực quản, tuyến tụy và gan.

Cơ chế hoạt động của hệ thống này được gắn liền với cơ chế phá vỡ các polyme thực phẩm thành phần tử bởi các enzyme được cơ thể tiết ra để có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đó chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng tế bào.

Hệ thống tiêu hóa bao gồm các cơ quan như sau: Dạ dày, thanh quản, miệng, lưỡi, răng, cơ hoành, gan, ruột non, túi mật, tuyến tụy.

Hệ bài tiết

Hệ bài tiết là hệ thống giúp cơ thể lọc và đào thải các loại chất cặn bã ra khỏi cơ thể và duy trì lượng nước cần thiết cho hoạt động sống của con người. Mặt khác, hệ thống này còn giúp cân bằng chất điện giải trong các loại chất lỏng cơ thể, duy trì độ pH trong máu.

Hệ bài tiết bao gồm cấu trúc bài tiết nước tiểu như thận, niệu đạo, bàng quang, niệu quản. Trong đó thận có chức năng lọc chất thải qua máu ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu được điều khiển bằng ống dẫn nước tiểu và bóng đái.

Hệ thần kinh

Đây là hệ thống trung tâm có nhiệm vụ kiểm soát và điều khiển hoạt động của tất cả các bộ phận, cơ quan trong cơ thể giúp thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường bên trong cũng như bên ngoài.

Hệ thống thần kinh bao gồm não bộ, dây thần kinh và tủy sống. Trong đó não bộ là cơ quan phức tạp giúp phát triển hệ thống tư duy toàn diện.

Các bộ phận trong cơ thể người

Hệ thống cơ xương khớp

Hệ thống xương khớp là toàn bộ cấu trúc xương của cơ thể bao gồm 206 xương và sụn khớp. Ngoài nhiệm vụ định hình cũng như nâng đỡ cơ thể cho hoạt động di chuyển, hệ thống xương còn là nơi lưu trữ các khoáng chất thiết yếu, quan trọng cũng như tạo ra tế bào máu và giải phóng các hormone cần thiết mà cơ thể cần.

Hệ thống cơ bắp thì có nhiệm vụ đảm bảo cho việc di chuyển bằng hình thức co cơ. Các cơ bắp bám vào hai mảnh xương khác nhau nên khi thực hiện co cơ thì các khớp xương cử động từ đó tạo ra sự di chuyển và hoạt động ở con người.

Con người có tổng cộng 3 loại cơ bắp chính là cơ tim, cơ xương và cơ trơn. Khi hê thống xương khớp hoạt động “lỏng lẻo” sẽ khiến các khớp xương bị tổn thương, dễ dẫn đến những bệnh lý cột sống nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau nhức xương khớp,…

Hệ nội tiết

Đây là hệ thống quan trọng giúp điều chỉnh các quá trình thiết yếu trong cơ thể như sự phát triển, tăng trưởng, trao đổi chất, cân bằng nội môi và sự phát triển tình dục.

Cấu trúc hệ nội tiết bao gồm tuyến tùng, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến ức, tinh hoàn và buồng trứng. Các cơ quan này có nhiệm vụ sản sinh ra hormone đi theo đường máu để điều chỉnh và cân bằng các hoạt động sinh lý phát triển ổn định.

Hệ thống sinh sản

Là tất cả các bộ phận nằm trong tuyến sinh dục có nhiệm vụ giúp sản sinh ra các hormone, trứng và tinh trùng để đảm bảo cho quá trình thụ thai và sinh con.

  • Hệ thống sinh sản ở nữ giới: Tử cung, cổ tử cung, âm đạo, buồng trứng.
  • Hệ thống sinh sản ở nam giới: Dương vật, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, tinh hoàn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống sơ đồ các bộ phận bên trong cơ thể con người. Hi vọng thông qua bài viết, mọi người đã có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như chức năng mà các bộ phận này đang đảm nhiệm.

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.