Ca sĩ thành an là ai?

Vũ Thành An là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam trước và sau năm 1975. Ông được biết đến nhiều nhất với series các bài "không tên" và vai trò là một phó tế của giáo hội Công giáo Rôma tại tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.

Ca sĩ thành an là ai?

Deacon Vũ Thành An (tên nước ngoài)

Paris By Night 62 - Âm Nhạc Không Biên Giới

Paris By Night 127 - Hành Trình 35 Năm (Phần 2)

PBN TNMB Live Khác
3 1 0 0

- Nguyễn Thị Vân (vợ)
- 4 người con chưa rõ tên (trong đó có 3 người con riêng của vợ)

Tiểu sử

Thời niên thiếu

Nhạc sĩ Vũ Thành An sinh ngày 20 tháng 4 năm 1943 tại Hải Hậu, Nam Định.

Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào Nam. Năm 1954 học tại trường tiểu học Ðỗ Hữu Phương, Sài Gòn, năm tiếp theo học lớp Ðệ Thất tại trường trung học Hồ Ngọc Cẩn, tiếp đó lại lên Ðệ Lục, được di chuyển cả lớp về trường Chu Văn An. Năm 1958 một lần nữa cả lớp lại chuyển về trường Trần Lục học lớp Ðệ Tứ, sau khi đậu Trung Học Ðệ Nhất Cấp, ông học hết lớp Ðệ Tam và một lần nữa cả lớp lại chuyển về trường Nguyễn Trãi vào năm 1960 học lớp Ðệ Nhị.

Trong thời học sinh Vũ Thành An theo học nhạc lý với nhạc sĩ Chung Quân, lúc đó cùng Ngô Thụy Miên, Đức Huy. Năm 1961 ông thi hỏng Tú tài nên về trường Hưng Đạo học tiếp lớp Đệ nhị. Năm 1963, ông thi đậu Tú tài toàn phần. Trong suốt thời gian trung học, ông đều tham gia hoạt động văn nghệ trong lớp từ ca hát, đóng kịch, đến làm bích báo. Sáng tác ca khúc đầu tiên năm 1959 bị thầy là nhạc sĩ Chung Quân chê. Trong thời gian học tại trường Hưng Ðạo, Vũ Thành An bắt đầu sáng tác nhạc các ca khúc mang tên Bài Không Tên Số 2, Bài Không Tên Số 6, Bài Không Tên Số 8. Sau đó ông được linh mục Trần Đức Huynh, giám đốc trường Hưng Đạo cho dạy lớp Đệ thất để có tiền theo học Đại học. Cuối năm 1963, Vũ Thành An vào làm phóng viên ở Đài phát thanh Sài Gòn, ở đây ông gặp nhà thơ Nguyễn Đình Toàn. Năm 1965, ông viết Tình Khúc Thứ Nhất, phổ thơ Nguyễn Đình Toàn, và nổi tiếng ngay từ ca khúc đó; rồi cùng làm chương trình Nhạc Chủ Ðề với Nguyễn Ðình Toàn.

Phát hành series những bài "không tên"

Những năm tiếp theo, Vũ Thành An viết nhiều Bài không tên khác. Năm 1965 ông bị chấn động tinh thần vì cuộc tình bị gãy đổ, ông sáng tác bài Không Tên Cuối Cùng. Năm 1967, ông lại được gặp gỡ một mối tình lần hai và được động viên nhập ngũ khóa 25 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức. Năm 1968 một lần nữa cuộc tình ấy lại gãy đổ, ông sáng tác Bài Không Tên Số 2. Tới năm 26 tuổi ông lập gia đình.

Năm 1969, Vũ Thành An phát hành tập nhạc Những Bài Không Tên. Các tác phẩm của ông được yêu thích khắp miền Nam thời bấy giờ sau khi được nữ ca sĩ Thanh Lan diễn đạt rất thành công trên làn sóng phát thanh, đại nhạc hội, đĩa nhạc và nhất là phong trào du ca tại Quán Văn (sân sau của Đại Học Văn Khoa Sài Gòn) cùng thời điểm với cặp song ca Trịnh Công Sơn và Khánh Ly. Người ta có thể nghe tại gần như hầu hết các quán cà phê nhạc ở Sài Gòn và những thành phố lớn khác, tại các quân trường và trên các làn sóng phát thanh. Tên tuổi của Vũ Thành An cùng với Tình Khúc Thứ Nhất, Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi và các Bài Không Tên gắn liền với giới trẻ thời ấy. Vũ Thành An cùng với Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng tạo thành một lớp nhạc sĩ mới đầy tài năng.

Năm 1971, Vũ Thành An tốt nghiệp đại học Luật khoa Sài Gòn. Ông tiếp tục làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn với cấp bậc sĩ quan, và trải qua nhiều chức vụ: Trưởng cơ sở dân vận Gia Định 1973, Trưởng phân khối văn hóa, Phụ tá trưởng khối chương trình, Trưởng khối chương trình và Trưởng phân khối kế hoạch hệ thống truyền thanh 1974.

Cuộc sống sau năm 1975

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Vũ Thành An là người cuối cùng rời Đài phát thanh Sài Gòn lúc 10 giờ 30 giờ sáng. Sau đó ông bị bắt và phải đi cải tạo suốt mười năm từ 1975 đến 1985. Theo lời Vũ Thành An, ông bắt đầu sáng tác Thánh ca, Những Bài Nhân Bản trong thời gian cải tạo từ năm 1981. Ngày 21 tháng 3 năm 1981 chứng kiến sự kiện quan trọng nhất trong đời nhạc sĩ là được rửa tội vào đạo Thiên Chúa. Hai năm sau khi được thả, Vũ Thành An lập lại gia đình. Bốn năm sau đó, gia đình ông vượt biên, sinh sống tại tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ. Năm 1993, ông hoàn thành Bài Không Tên Số 40, đặt tên chính thức là Đời Đá Vàng.

Năm 1996, ông ghi danh học chương trình Cao học Thần học của Tổng giáo phận Portland, Oregon. Năm 1999, ông được phong chức Ðọc Sách (Reader) và Acolyte (thừa tác viên bàn thờ). Năm 2000, Vũ Thành An được đào tạo làm chức Phó Tế và phụ trách Đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Portland, Oregon. Vũ Thành An ngừng sáng tác tình khúc và chỉ tiếp tục soạn các bản thánh ca, và tham gia các công việc từ thiện. Tính đến năm 1996, nhạc sĩ Vũ Thành An đã sáng tác tổng cộng hơn 50 bài "không tên" và con số này có thể còn lớn hơn nhiều so với những gì được công bố.

Ca sĩ thành an là ai?

Nhạc sĩ Vũ Thành An viếng thăm Lam Phương tại California

Năm 2002, trung tâm Thúy Nga thực hiện Paris By Night 64 - Đêm Văn Nghệ Thính Phòng vinh danh ông, cùng với hai nhạc sĩ Tuấn Khanh và Từ Công Phụng. Trước đó, ông xuất hiện trong Paris By Night 62 - Âm Nhạc Không Biên Giới, trình bày ca khúc Đời Đá Vàng cùng với nữ ca sĩ Khánh Ly. Đồng thời, ông cho ra mắt một tập nhạc gồm những bài nhạc Không Tên của mình, với phần lời được viết nguyên gốc.

Từ cuối năm 2014, Cục Nghệ thuật Biểu diễn Việt Nam cấp phép cho Hãng phim Phương Nam khai thác độc quyền 21 sáng tác của Vũ Thành An tại Việt Nam. Các ca khúc được phổ biến rộng rãi gồm 10 Bài Không Tên và những bản nhạc nổi tiếng của nhạc sĩ như: Em Đến Thăm Anh Đêm 30, Đêm Say, Đời Đá Vàng, Một Lần Nào Cho Tôi Gặp Lại Em... Các ca sĩ nhạc trữ tình trong nước cũng đồng thời giúp phổ biến những bài "không tên" này đến với công chúng nhiều hơn.

Khi nhạc sĩ Vũ Thành An đã 72 tuổi, ông bất ngờ quay trở lại với dòng nhạc "không tên", nhưng hầu hết các bài "không tên" này đều có những tên gọi khác. Ba năm sau, ở tuổi 75, ông được trung tâm Thúy Nga mời xuất hiện trong chương trình Paris By Night 127 - Hành Trình 35 Năm (Phần 2) và giới thiệu Bài Không Tên Số 50.

Tháng 3 năm 2019, nhạc sĩ Vũ Thành An về Việt Nam trong vòng một tháng để thăm và tham gia các hoạt động thiện nguyện những cơ sở từ thiện của hội Từ thiện quốc tế Teresa Charities do chính ông điều hành. Chuyến đi này cũng nhằm mục đích giúp ông phổ biến thêm những bài "không tên" số 91, 94, 98,... thông qua giọng hát của nữ ca sĩ Ngọc Châm, một người có cùng chung lý tưởng thiện nguyện với ông.

Năm 2021, thi sĩ Đỗ Vẫn Trọn sáng tác bài thơ Sài Gòn Buồn để mô tả khung cảnh Sài Gòn thực hiện lệnh giãn cách theo chỉ thị 16 của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam và ngay sau khi biết tin con gái của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (tác giả nhiều công trình kiến trúc: Nhà thờ Phủ Cam, Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông nghiệp Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn,... ), bà Ngô Trân Châu qua đời ở tuổi 54 tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Vũ Thành An khi đọc được bài thơ này đã ngay lập tức phổ nhạc cho nó, cũng lấy tựa đề Sài Gòn Buồn. Vào tháng 10, được tin Phi Nhung qua đời và lễ tang của cô được tổ chức tại chùa Huệ Quang, Vũ Thành An đã gửi thư chia buồn đến gia quyến và trong thư có nhắc đến 23 người con nuôi, với lời cầu mong họ được bình an sau này.

Cuối năm 2021, đầu năm 2022, Vũ Thành An xuất hiện trong chương trình Thúy Nga Music Box #50 cùng với Trần Thái Hòa, Ngọc Anh và Trần Thu Hà.

Các ca khúc sáng tác

Sáng tác của Vũ Thành An chủ yếu chia làm hai thể loại: một thể loại "không tên" và thể loại "có tên".

Những bài "không tên"

Nhạc sĩ Vũ Thành An có tổng cộng là 70 bài "không tên" và không được đánh số theo thứ tự sáng tác (lưu ý là nhạc sĩ đánh số những bài hát đó theo cảm tính của mình, và danh sách này đã tính Bài Không Tên Cuối Cùng).

Những bài "có tên"

  • Anh Biến Mất Thôi
  • Anh Đến Thăm Em Đêm 30 (thơ: Nguyễn Đình Toàn)
  • Biển Vang Lời Mẹ Nhắn
  • Cảm Ơn
  • Cánh Chim Xa Vời
  • Cháy Bỏng Tình Cố Hương
  • Chị Ơi
  • Đêm Say
  • Đêm Vàng Trăng Úa
  • Đừng Yêu Tôi
  • Hai Mươi Năm Làm Tuổi Trẻ
  • Hạt Sầu
  • Hoài Niệm (lời: Hạ Đỏ Bích Phượng)
  • Hồn Lạnh Nắng Phai
  • Lời Tình Buồn
  • Một Lần Nào Cho Tôi Gặp Lại Em
  • Nếu Tôi Còn Được Yêu
  • Ngày Mưa
  • Nhân Bản 6
  • Nhân Bản 7
  • Sài Gòn Buồn (thơ: Đỗ Vẫn Trọn)
  • Sầu Khúc
  • Thân Cỏ Hoa
  • Tình Đã Xa
  • Tình Khúc Thứ Nhất (thơ: Nguyễn Đình Toàn)
  • Trong Tay Nhau
  • Xa Lạ
  • Xin Cảm Ơn Chàng Những Đêm Không Ngủ

Thông tin bên lề