Tại sao nhà Lê chú trọng nông nghiệp trước

Ngày   14:55:27, 12-08-2017 Tác giả Trần Thị Huyền

Chế độ đô hộ của nhà Minh và cuộc chiến tranh giải phóng tổ quốc đã tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế nước ta vốn đã suy yếu trong những thập kỷ cuối Trần. Đồng ruộng, làng xóm điêu tàn. Nhân dân phiêu tán. Đất nước trở lại độc lập, nhà nước và nhân dân với ý thức tự hào dân tộc sâu sắc đang vươn cao, đã hợp sức cùng nhau nhanh chóng khôi phục sản xuất, hàn gắn các vết thương chiến tranh và sau đó đưa nền kinh tế phát triển lên một giai đoạn mới ở nửa sau thế kỷ XV.

Tình hình ruộng đất

Đất nước được hoàn toàn giải phóng. Nhà Lê, một mặt cho 25 vạn quân về làm ruộng, chiếm lại ruộng đất cũ của mình và khôi phục sản xuất, mặt khác kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê cũ, cùng nhau xây dựng lại xóm làng, đồn điền, nghề nghiệp. Để đảm bảo an toàn cho sản xuất, Thái Tổ hạ lệnh cho các làng làm sổ ruộng đất và trên cơ sở đó, nhà nước chủ động phân phối. Ruộng đất được chia làm 3 bộ phận chính:

Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước

Tất cả những ruộng đất tịch thu được của chính quyền đô hộ và bọn ngụy quan, ruộng đất không chủ đều thuộc sở hữu nhà nước. Với số lượng rất lớn, nhà nước sử dụng nó dưới những mục đích sau:

Loại do nhà nước trực tiếp quản lý, được gọi là ruộng quốc khố hay ruộng công. Loại này được cấp cho các cơ quan địa phương hay trung ương, phát canh cho nông dân hoặc gia cho những người bị tội đồ cày cấy.

Loại cấp cho công thần hay quan lại. Ngay sau khi lập xong các sổ ruộng đất làng xã, vua lê thực hiện việc phong thưởng cho công thần của sự nghiệp giải phóng đất nước. 221 người được phong tước hầu, tước trí tự và cấp ruộng từ 300 - 500 mẫu. Các triều vua tiếp theo, đôi lúc cũng phong thưởng ruộng đất cho các đại thần có công. Đây là loại ruộng công thần. Thời Lê Thành Tông, chế độ lộc điền được ban hành, theo đó các quan lại từ tam phẩm, tứ phẩm trở lên cho đến các vương, hầu, bá được cấp một số ruộng tùy chức tước. Ruộng lộc chia làm 2 loại: loại cấp vĩnh viễn gọi là ruộng thế nghiệp, chủ yếu dành cho các vương hầu, công chúa; ruộng cấp một đời gọi là ruộng ân tứ (15 - 130 mẫu cho quan từ nhất phẩm đến tứ phẩm). Ruộng lộc chỉ cấp cho quan chức từ tứ phẩm trở lên. Các chức thấp hơn chỉ được hưởng phần ruộng công ở làng xã theo chế độ công điền. Sau khi viên quan được cấp chết 3 năm thì nhà nước thu lại.

Loại đồn điền, do nhà nước tổ chức khai hoang thành lập. Nông dân cày đồn điền chủ yếu là người bị tù tội, nông dân lưu tán nghèo đói được mộ. Loại này phát triển từ sau năm 1481, khi Thánh Tông quyết định thành lập 43 sở đồn điền ở địa phương.

Ruộng đất công làng xã

Loại đất này có nguồn gốc từ xa xưa, được duy trì đến thế kỷ XV ở các làng xã với tỷ lệ khác nhau. Từ thời Thái Tổ, nhà nước đã đặt vấn đề phân chia ruộng đất công làng xã cho dân nghèo ít hoặc không ruộng đất, quân lính. Để thống nhất việc phân chia ruộng công trong phạm vi cả nước, Thánh Tông ban hành phép quân điền. Theo phép quân điền, cứ 6 năm ruộng công làng xã được chia lại một lần cho các thành viên trong xã bao gồm các quan chức cấp thấp (từ ngũ phẩm trở xuống), chức dịch của làng, quân lính, dân đinh, vợ các quan, phụ nữ góa chồng, trẻ mồ côi. Bậc cao nhất: 11, 10 phần dành cho quan tam, tứ phẩm chưa được cấp ruộng lộc, ngũ phẩm được 9,5 phần, lục phẩm được 9 phần, binh sĩ được cấp từ 5- 8,5 phần… Hạng lão được 3,5 phần, mồ côi, tàn phế được 3 phần…

Các quan phủ huyện có nhiệm vụ phối hợp với các xã trưởng, già làng đo đạc ruộng đất, tính số người được chia và thực hiện việc quân điền. Phép quân điền vừa giúp cho mọi người dân nông thôn có mảnh đất cày cấy, sinh sống vừa giúp cho nhà nước thu thuế, lấy lao dich, lấy lính và nuôi lính.

Ruộng đất tư hữu

Phát triển từ những thế kỉ trước, đến thế kỷ XV, có điều kiện ngày càng mở rộng. Trong bộ phận này có 3 loại: ruộng của nông dân tư hữu, ruộng của địa chủ và một số ít điền trang. Sự gia tăng của hàng ngũ quan lại góp phần làm cho bộ phận ruộng tư hữu của địa chủ ngày càng phát triển, trong lúc đó các điền trang ngày càng thu hẹp lại. Theo đà phát triển chung, ruộng đất tư hữu của giai cấp địa chủ ngày càng lấn át ruộng đất công. Giai cấp địa chủ cũng nhân đó lũng đoạn quyền hành ở làng xã.

Sự phục hồi và phát triển nông nghiệp

Từ sau ngày giải phóng, nhân dân lần lượt trờ về quê hương xây dựng lại làng xóm, phục hồi sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ và khuyến khích nông nghiệp. Các quan phủ huyện có nhiệm vụ đốc thúc và khuyến khích nhân dân khai phá hết ruộng đất bỏ hóa, giúp đỡ nhân dân diệt sâu cắn lúa nếu có. Thánh Tông đã từng dụ các quan Thừa ti, Hiến ti, phủ huyện: "về các việc dân sự tầm thường như là đại hạn mà không đảo, nước lụt, mà không khơi, việc lợi không làm, việc hại không trừ, có tai dị mà không cầu đảo thì phải xử tội lưu". Một chủ trương quan trọng của nhà nước được nhân dân hưởng ứng là khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. Nhiều làng xóm ở vùng ven biển Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An đã ra đời. Để giúp cho công cuộc khai hoang này, Thánh Tông đã cho đắp một hệ thống đê biển mang tên đê Hồng Đức.

Năm 1481, theo đề nghị của các quan, Thánh Tông quyết định cho thành lập 43 sở đồn điền với mục đích “khai thác hết sức nông nghiệp, mở rộng nguồn súc tích cho nước“. Các đồn điền này được đặt ở các vùng Bắc (30 sở), Thanh Hóa (5 sở) Nghệ An (4 sở) Thuận Hóa (2 sở) Quảng Nam (2 sở). Các viên chánh, phó đồn điền sở có nhiệm vụ mộ dân nghèo không ruộng, lưu tán đến đây khai hoang và phân chia ruộng đất cho họ cày cấy.

Nhà Lê rất chăm lo đến thủy lợi, đê điều. Các thừa tuyên đều có chức quan hà đê chuyên phối hợp với các quan phủ, huyện trông nom, sửa đắp đê điều. Năm 1498, mỗi xã phải cử một xã trường chuyên trách việc đê điều và khuyến nông. Trường hợp đê vỡ, triều đình lập tức cử quan đi khám xét, huy động nhân dân, quân lính, công tượng, học sinh Quốc tử giảm đi sửa đắp, cứu hộ.

Việc đào kênh, khơi ngòi được tổ chức ở nhiều nơi vừa có lợi cho chuyển vận, vừa tạo nguồn nước “tưới ruộng cho dân”. Năm 1438, nhà nước cho dân khai lại các kênh ở Trường Yên, Thanh Hóa, Nghệ An; năm 1449, khai sông Bình Lỗ (Kim Anh - Vĩnh Phúc), năm 1467 khai thêm một số kênh ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa v.v... Nhà nước còn luôn luôn khuyến khích nhân dân đắp bờ giữ nước, khơi thông những chỗ úng thủy, phòng hạn hán… xe tát nước được phổ biến.

Ngoài ra, nhà nước còn quy định mỗi công trình xây dựng cần điều động dân phu đều phải tiến hành ngoài thời vụ cày cấy, gặt mùa, "hễ công việc gì có hại cho nghề nông thì không được khinh động sức dân”. Pháp luật nhà Lê bảo vệ chặt chẽ sức kéo trong nông nghiệp. Tội ăn trộm trâu bò bị trừng phạt nặng. Năm 1489, Thành Tông ra lệnh cấm giết trâu bò ban đêm.

Trong những năm khó khăn, hạn hán, lụt lội, nhà vua thường lập đàn cầu đảo, tự trách mình hoặc ra chiếu khuyến nông, động viên nhân dân khắc phục khó khăn đảm bảo sản xuất.

Chính sách trọng nông của nhà Lê sơ thực sự đạt kết quả tốt. Theo ghi chép của sử cũ, trong 38 năm thống trị của Lê Thánh Tông, chỉ có 4 lần hạn hán, 1 lần vỡ đê, một năm đói kém... Tất nhiên đây cũng là công sức của nhân dân. Nhiều năm sau, nhớ lại thời này, nhân dân ta ca ngợi:

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.

>> Xem thêm thế hệ đồ Phong kiến Việt Nam.

Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp.

Đề bài

Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 97 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp:

- Cho 25 vạn lính (trong số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, số lính còn lại chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.

- Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

- Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

- Định phép quân điền, cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.

* Nhận xét:

- Nhà nước quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp.

- Các chính sách tích cực, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, góp phần khôi phục và phát triển trở lại sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh.

=> Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Câu 1:

Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

 Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

- Hạn chế phát triển nô tì.

- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ "Luật Hồng Đức".

Câu2: 

Bộ luật Hồng Đức là bộ luật đầy đủ nhất từ trước đến nay . Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính,....

Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.

Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam. Ví dụ: Điều 1 quy định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu: "Từ 60 cho đến 100 trượng, chia làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tuỳ theo tội mà thêm bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng chỉ đàn ông phải chịu." Điều 680: "Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh ** sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Nếu đã đủ 100 ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt"..

Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601), tự tiện giết trâu ngựa (điều 580) v.v Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội (Điều 294; Điều 295).

Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường. Ví dụ: Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định: "Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật.Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật lúc còn nhỏ". Quốc Triều Hình Luật còn thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác và tự thú trước (trừ phạm tội thập ác hoặc giết người). Điều 18 và điều 19: "Phàm ăn trộm tài vặt của người sau lại tự thú với người mất của thì cũng coi như là thú ở cửa quan". Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc Triều Hình Luật quy định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi có tính chất răn bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc).

Điểm thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ: Điều 40: "Những người miền thượng du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội.". Có thể nói đây là một trong những điều luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật. Điểm thú vị của quy định này ở chỗ luật pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn tại lâu dài trước cả khi có luật.

Câu 3: 

* Những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp:

- Cho 25 vạn lính (trong số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh, số lính còn lại chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.

- Kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.

- Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

- Định phép quân điền, cấm giết hại trâu bò để bảo vệ sức kéo, cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.

* Nhận xét:

- Nhà nước quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp.

- Các chính sách tích cực, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, góp phần khôi phục và phát triển trở lại sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh.

=> Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển.