Biến trong c++ là gì

Biến trong C++ được sử dụng để lưu trữ các giá trị. Mỗi một biến được lưu trữ ở các vị trí khác nhau trong bộ nhớ. Để tìm hiểu về kiểu biến và khai báo biến trong C++, bạn đọc cùng tham khảo tiếp bài học C++ dưới đây của Taimienphi.vn.

Biến trong c++ là gì

Kiểu biến và khai báo biến trong C++

Mục lục bài viết

1. Biến trong C++

2. Kiểu biến trong C++

3. Khai báo và khởi tạo biến trong C++

4. Phạm vi biến trong C++

4.1. Biến toàn cục trong C++

4.2. Biến cục bộ trong C++

5. Một số kiểu biến đặc biệt trong C++

Biến trong C++

Biến là tên của vị trí bộ nhớ được cấp bởi trình biên dịch, tùy thuộc vào các kiểu dữ liệu của biến. Trong C++, biến có thể được khai báo theo nhiều cách khác nhau, yêu cầu bộ nhớ và các hàm khác nhau.

Kiểu biến trong C++

Trong C++, các biến phải được khai báo và phải được gán một kiểu. Cũng giống như các ngôn ngữ lập trình khác, C++ cũng hỗ trợ một số kiểu biến khác nhau. Dưới đây là bảng danh sách các kiểu biến trong C++:

Biến trong c++ là gì

Kiểu biến Mô tả

Bool Cho các biến để lưu trữ giá trị kiểu boolean (true hoặc false)

Char Cho các biến để lưu trữ giá trị kiểu ký tự

int Cho các biến với giá trị kiểu nguyên

Float hoặc double Cho các biến có giá trị kiểu thực dấu phẩy động và các giá trị lớn

Khai báo và khởi tạo biến trong C++

Biến phải được khai báo trước khi được sử dụng. Thông thường chúng ta khai báo biến khi bắt đầu chương trình, tuy nhiên trong C++, chúng ta có thể khai báo biến ở giữa chương trình, nhưng phải được khai báo trước khi sử dụng biến.

Cho ví dụ:

int i; // khai bao nhung khong khoi tao

char c;

int i, j, k; // khai bao nhieu

Khởi tạo biến tức là gán gián trị cho một biến đã được khai báo.

int i; // khai bao

i = 10; // khoi tao

Ngoài ra chúng ta cũng có thể khai báo và khởi tạo biến đồng thời:

int i=10; //khoi tao va khai bao trong cung mot buoc

int i=10, j=11;

Nếu một biến được khai báo nhưng không được khởi tạo theo mặc định đồng nghĩa với việc nó lưu giá trị rác. Ngoài ra nếu một biến đã được khai báo, nếu cố gắng khai báo lại lần nữa, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi compile time.

int i,j;

i=10;

j=20;

int j=i+j; //compile time error, cannot redeclare a variable in same scope

Phạm vi biến trong C++

Tất cả các biến có khu vực, nơi chương trình biến hoạt động riêng, biến sẽ không lưu trữ các giá trị ngoài phạm vi và phạm vi này được gọi là phạm vi của biến. Trong hầu hết các trường hợp, biến được khai báo trong dấu ngoặc nhọn được gọi là biến tồn tại.

Trong C++ bao gồm 2 phạm vi biến:

- Biến toàn cục (Global Variable).

- Biến cục bộ (Local variable).

Biến toàn cục trong C++

Các biến toàn cục là các biến đã được khai báo 1 lần và các lớp hoặc hàm bất kỳ có thể sử dụng trong suốt vòng đời của chương trình. Các biến này phải được khao báo bên ngoài hàm main (). Nếu chỉ được khai báo, chúng có thể được gán các giá trị khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong vòng đời chương trình.

Trong trường hợp nếu được khai báo và khởi tạo cùng lúc bên ngoài hàm main (), các biến này có thể được gán các giá trị bất kỳ tại điểm bất kỳ trong chương trình.

Ví dụ dưới đây minh họa biến toàn cục chỉ khai báo và không được khởi tạo:

Biến trong c++ là gì

Biến cục bộ trong C++

Biến cục bộ là các biến nằm trong dấu ngoặc nhọn. Các biến này không có sẵn bên ngoài phạm vi này và sẽ trả về lỗi compile time.

Dưới đây là ví dụ về biến cục bộ trong C++:

Biến trong c++ là gì

Một số kiểu biến đặc biệt trong C++

Ngoài ra còn có một số từ khóa đặc biệt khác trong C++, được sử dụng để thông báo các đặc điểm duy nhất của các biến trong chương trình, bao gồm:

- Final: Sau khi được khởi tạo, giá trị của nó không thể thay đổi.

- Static: Các biến này lưu giá trị của chúng trong các lệnh gọi hàm.

Ví dụ:

Biến trong c++ là gì

Như vậy trên đây Taimienphi.vn vừa giới thiệu cho bạn về biến, các kểu biến và khai báo biến trong C++. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp như Comment trong C++, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết, Taimienphi.vn sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn sớm nhất có thể.

  • Tìm hiểu biến trong C#
  • Mảng (array) trong C#

Trong bài học C++ dưới đây Taimienphi.vn sẽ giới thiệu tiếp cho bạn về kiểu biến và khai báo biến trong C++, ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết đã có trên Taimienphi.vn để tìm hiểu thêm về các kiểu dữ liệu trong C++.

Con trỏ (pointer) trong C Hằng và cách sử dụng hằng trong C# Vòng lặp (loop) trong C# Number trong C++ Các kiểu dữ liệu trong C# Namespace trong C# là gì?

  • Biến là tên tượng trưng đại diện cho một thông tin giá trị nhất định.
  • Mục đích của biến là để gán nhãn và lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính. Việc này giúp cho chương trình có thể tham chiếu cũng như sử dụng xuyên suốt trong quá trình hoạt động. Không chỉ vậy, việc đặt tên biến một cách phù hợp giúp cho quá trình bảo trì trở nên chính xác hơn.

Ví dụ để lưu một giá trị số nguyên vào biến _integer:

int _interger;

Biến gồm có những tính chất gì?

  • Tên của biến phải là ký tự, nó tượng trưng cho giá trị được lưu trữ. Mỗi biến đều phải có một tên khác nhau.
  • Kiểu dữ liệu: dựa vào giá trị cần lưu sẽ có các kiểu dữ liệu tương ứng.
  • Giá trị của biến: khi khởi tạo một biến thì thường sẽ định nghĩa tên và kiểu dữ liệu. Tùy vào ngôn ngữ lập trình và trình biên dịch mà chương trình sẽ quy định cho biến đó một giá trị mặc định và có thể gây một số lỗi khi tiến hành.
  • Phạm vi sử dụng: phạm vi sử dụng của một biến được tính trong cặp dấu ngoặc {} hay còn gọi là scope. Một chương trình sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần. Còn được biết đến như là nhiều hàm (Function). Một biến được sử dụng trong một hàm thì sẽ không được sử dụng ở phạm vi ngoài hàm đó nữa. Tên biến này sau đó có thể được dùng ở một hàm khác mà không bị xung đột giữa các biến cùng tên.

Ví dụ khai báo hai biến cùng tên với nhau ở hai hàm có chức năng khác nhau mà không gây lỗi khi chạy chương trình.

int CombineTwoInterger(int a, int b) { int result = a + b; return result; } int SubstractTwoInterger(int a, int b) { int result = a - b; return result; }

Như đoạn code trên thì biến result đã được khai báo hai lần bên trong hàm tính tổng và cả hàm tính hiệu của hai số nguyên.

Những điều cần chú ý khi khai báo biến:

  • Tuổi đời của biến: Biến được tạo khi nào và sẽ được thu hồi khi nào, điều này phụ thuộc vào loại biến là gì (static, global, auto).
  • Một tên biến hợp lệ cần những gì?
  • Bắt đầu bằng một mẫu tự hoặc ký tự _.
  • Có thể dùng số để đặt tên 1 biến tuy nhiên con số không được bắt đầu tên biến. Ví dụ int 2a; là trường hợp sai. Nhưng int a2; là trường hợp đúng.
  • Không được dùng những ký tự đặc biệt (&, ^, $, #...).
  • Không được có khoảng cách trong tên biến.
  • Không được trùng với những từ khóa đã được xác định và định nghĩa trước bởi ngôn ngữ lập trình.
  • Quan trọng nhất là tên biến phải mang một ý nghĩa nhất định. 

Kiểu dữ liệu của biến

Những kiểu dữ liệu dưới đây được dùng trong ngôn ngữ C++. Những kiểu dữ liệu căn bản (ký tự, số nguyên, số thực, chân trị).

KIỂU DỮ LIỆU KÍCH THƯỚC – BYTE(s) Ý NGHĨA
int 4 Kiểu số nguyên có dấu
char 1 Kiểu ký tự, giá trị là một số nguyên
double 8 Kiểu số thực có độ chính xác kép
float 4 Kiểu số thực có độ chính xác đơn
bool 1 Kiểu Boolean, chứa giá trị true hoặc false

Ngoài ra còn có một số kiểu dữ liệu khác như long – short và signed – unsigned, trong đó long – short dùng để thay đổi kích thước lưu trữ biến còn signed - unsigned giúp giới hạn miền giá trị âm và dương của giá trị được lưu trữ bên trong biến.

long - short

KIỂU DỮ LIỆU KÍCH THƯỚC – BYTE(s)
short int 2
long double 8

Ví dụ:

short int status = 5;

signed - unsigned

KIỂU DỮ LIỆU Ý NGHĨA
unsinged int Kiểu số nguyên không dấu
signed char Lưu trữ số từ -128 đến 127

Ví dụ:

unsigned int age = 7;

Khai báo biến

Khai báo biến được hiểu là một quá trình thông báo với trình biên dịch rằng có một biến được khởi tạo và cần cấp bộ nhớ để lưu trữ thông tin biến, cú pháp khai báo như sau:

<kiểu dữ liệu> <tên biến>; unsigned int m_name;

Chú ý: kết thúc một dòng code khai báo phải có dấu chấm phẩy ;.