Biến pháp phòng tránh giun móc câu sinh học 7

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ cao cấp, Tiến sĩ Vũ Văn Tâm - Bác sĩ Nội Truyền Nhiễm - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Bệnh giun móc là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu mạn tính. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh với sức khỏe, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra căn bệnh này, cũng như triệu chứng nhận biết và cách phòng chống.

Bệnh này thực chất do hai nguyên nhân gây ra là: giun móc (Ancylostoma duodenale) và giun mỏ (Necator americanus) - đều thuộc họ Ancylostomidae kí sinh ở người. Tuy nhiên hai loại giun này gần giống nhau về đặc điểm sinh học, dịch tễ, chẩn đoán - điều trị, và phương pháp phòng bệnh, do đó bệnh do chúng gây ra được gọi chung là bệnh giun móc (hoặc giun mỏ).

Khi kí sinh tại tá tràng, giun móc hút khoảng 0,2 - 0,34 ml máu/ngày, gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông, chất ức chế sản sinh hồng cầu, gây mất máu mạn tính.

Khi bị giun móc, bệnh nhân không có biểu hiện đặc hiệu, chỉ có đau vùng thượng vị (tùy mức độ nhiễm giun) và các triệu chứng của thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt. Triệu chứng đau của bệnh nhân cũng không đặc hiệu, đau bất kì lúc nào, lúc đói đau nhiều hơn, ăn uống kém, đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra khi ấu trùng giun móc/giun mỏ xuyên qua da sẽ gây viêm da tại chỗ với biểu hiện ngứa, có các nốt đỏ kéo dài 1 - 2 ngày (nhiễm giun mỏ hay bị viêm da hơn giun móc).

Để xác định có mắc bệnh hay không, bệnh nhân cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế và làm xét nghiệm phân tìm trứng giun.

Bệnh giun móc

Trong phân người nhiễm bệnh có trứng giun, ở môi trường đất trứng giun phát triển thành ấu trùng.

Bệnh giun móc lây truyền qua ấu trùng giun, bằng hai con đường là qua da - niêm mạc và qua đường ăn uống. Ấu trùng giun móc có thể trực tiếp xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc, hoặc đi vào cơ thể người khi ăn thức ăn, uống nước có nhiễm ấu trùng. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người.

Để phòng chống bệnh giun móc, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo:

  • Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, tăng cường giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường không nhiễm phân.
  • Tạo nếp giữ vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
  • Không dùng phân tươi để bón ruộng vườn.
  • Mang đồ bảo hộ lao động khi lao động sản xuất có tiếp xúc với đất.
  • Ở vùng hầm mỏ, tiến hành khám sức khỏe hàng năm và xét nghiệm ít nhất 1 lần/năm.
  • Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: tẩy giun định kì 2 lần/năm, thời gian giữa 2 lần cách nhau 4 - 6 tháng.

Ngay khi có những triệu chứng nhiễm giun móc, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời và chính xác nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

XEM THÊM:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

 – Các loại giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra các tác hại gì cho vật chủ?

 – Hãy giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4

   + Giun gây cho trẻ em nhiều phiền toái như thế nào?

   + Do thói quen nào của trẻ mà giun khép kín được vòng đời?

 – Để đề phòng bệnh giun, chúng ta phải có biện pháp gì?

Lời giải:

 – Các loại giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng ở cơ thể người động vật, thực vật như: ruột non, hệ bạch huyết, rễ lúa,…

   → Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra độc tố có hại → ngăn cản sự phát triển của vật chủ.

 – Giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4:

    Giun kim đẻ trứng ở hậu môn trẻ em vì ở đây thoáng khí → gây ngứa → trẻ em gãi → theo thói quen trẻ em đưa tay lên miệng → khép kín vòng đời của giun.

 – Để đề phòng bệnh giun đối với người:

   + Ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn sạch, đậy kín thức ăn

   + Đi dép giầy ủng khi tiếp xúc với đất ẩm

   + Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay

   + Giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi nhặng,…

 – Đối với thực vật:

   + Chọn giống khỏe, kháng bệnh tốt

   + Xử lí hạt giống và bộ rễ cây trồng

   + Dùng biện pháp canh tác tăng sức đề kháng cây trồng.

Lời giải:

Bảng. Đặc điểm của ngành giun tròn

   – Đặc điểm chung của ngành giun tròn: cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Phần lớn kí sinh.

Lời giải:

So sánh giun kim và giun móc câu:

   – Giun kim kí sinh trong ruột già của người, giun cái đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm, gây ngứa ngáy mất ngủ. Trứng giun có thể qua tay và thức ăn truyền vào miệng người.

   – Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân (khi đi chân đất).

 Như vây, giun móc câu nguy hiểm hơn, vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy nhiên, phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun kim, chỉ cần đi giày, dép, thì ấu trùng giun móc câu không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người (qua da bàn chân).

Lời giải:

 Đặc điểm đặc trưng của ngành giun tròn:

   – Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, không phân đốt, tiết diện ngang hình tròn.

   – Khoang cơ thể chưa chính thức, có cơ quan tiêu hóa dạng ống .

   – Có lớp vỏ cuticun.

Lời giải:

 Ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao là vì:

   – Ý thức giữ vệ sinh vẫn còn hạn chế: nhà tiêu, hố xí không hợp vệ sinh, ruồi nhặng nhiều tạo điều kiện cho trứng giun (có trong phân) phát tán đi khắp mọi nơi.

   – Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao: dùng phân tươi tưới rau, một số nơi người dân còn phóng uế bừa bãi,…

   – Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh: ăn rau sống không qua sát trùng; mua, bán, chế biến quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng, không hợp vệ sinh,….

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người gây nên nhiều loại bệnh. Giun sán có nhiều loại khác nhau, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá, sán dây (sán lợn), giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, amip, có loại rất nguy hiểm, có thể làm tử vong như giun đũa, giun xoắn...;


Ảnh minh họa

Những nguyên nhân nhiễm giun sán Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán là do người bị nhiễm phải ấu trùng hoặc trứng của giun, sán qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thức ăn có trứng giun, trứng sán. Người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh giun sán. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh và qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn.

Bệnh sán lợn, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam), người mắc bệnh thường do ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.


Các biện pháp phòng bệnh giun sán Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách: - Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.


Ảnh minh họa

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh. - Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh,  thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn.  - Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau. -  Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Nguyễn Linh Trang

Hợp tác chuyên môn

Video liên quan

Chủ đề