Tính chất hóa học của đường ăn là gì

Công thức hóa học của đường là gì? Tính chất, cấu tạo

Trong bài viết hôm nay, Thư Viện Hỏi Đáp sẽ chia sẻ với bạn một số công thức hóa học của đường cũng như tính chất, cấu tạo của từng loại đường. Mời bạn đọc tham khảo nhé! Đường là một loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vậy bạn đã biết công thức hóa học của đường chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Thư Viện Hỏi Đáp để được giải đáp ngay nhé! Công thức hóa học của đường Saccarose Công thức hóa học của đường Saccarose Saccarose hay còn gọi Sucrose là một loại đường ăn. Công thức hóa học của đường Saccarose là C12H22O11.

Giống như các carbohydrate khác, công thức cấu tạo của Saccarose có tỷ lệ hydro trên oxy là 2 : 1. Đường Saccarose được hình thành nhờ 1 gốc α – Glucose và 1 gốc β – Fructose bằng liên kết 1, 2 – Glicoside. Cụ thể là liên kết giữa nguyên tử carbon 1 của khối Glucose với nguyên tử carbon 2 của khối Fructose.

Một số thông tin về đường Saccarose: Là chất kết tinh, không màu, không mùi, vị ngọt. Độ tan trong nước: 211,5 g/100ml (20°C). Điểm nóng chảy: 185 °C. Mật độ: 1,59 g/cm3. Khối lượng phân tử: 342,3 g/mol. Phân loại: Thực phẩm chứa carbohydrate. Đường Saccarose có nhiều trong tự nhiên như trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. Như vậy bạn đã biết được công thức hóa học của đường Saccarose. Vậy tính chất học học của đường Saccarose là gì, cùng Thư Viện Hỏi Đáp tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé! Tính chất hóa học của đường Saccarose Đường Saccarose có gốc Glucose đã liên kết với gốc Fructose nên không còn nhóm chức Andehit trong phân tử. Vì thế, Saccarozơ chỉ có tính chất của Ancol đa chức và có phản ứng thủy phân của disaccarit. Phản ứng với Cu(OH)2 Hòa tan Cu(OH)2 trong dung dịch Saccarose ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam gọi là Phức đồng – Saccarose tan. Phương trình hóa học: 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O Phản ứng thủy phân  Saccarose không có tính khử ở nhiệt độ thường nhưng khi đun nóng với axit sẽ tạo thành dung dịch có tính khử. Saccarose bị thủy phân thành Glucose và Fructose. Phương trình hóa học: C12H22O11 + H2O →  C6H12O6 + C6H12O6 Công thức hóa học của đường Glucose Công thức hóa học của đường Glucose Công thức hóa học của đường Glucose là C6H12O6. Đường Glucose tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng.

Phân tử Glucose có cấu tạo của một Andehit đơn chức gồm 1 nhóm -CH=O và Ancol 5 chức có chứa 5 nhóm OH liền kề.

Glucose là một cacbohydrate đơn giản nhất (monosaccarit). Nhưng nó là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các sinh vật trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Glucose tạo ra năng lượng trong quá trình hô hấp tế bào. Một số thông tin về đường Glucose: Là chất kết tinh, không màu, có vị ngọt. Mật độ: 1,54 g/cm3. Điểm nóng chảy: 146 °C (dạng α), 150 ºC (dạng β). Khối lượng phân tử: 180,16 g/mol Độ hòa tan trong nước: 91 g/100 ml (25 °C). Đường Glucose có trong các bộ phận của cây, cơ thể người và động vật. Đặc biệt, Glucose có nhiều nhất trong quả nho chín nên glucose còn được gọi là đường nho. Tính chất hóa học của đường Glucose Glucose có tính chất hóa học của một Andehit và Ancol đa chức. Tính chất của Ancol đa chức Hòa tan đồng (II) hydroxit Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam (phức đồng – glucose). 2 C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O Phản ứng tạo este chứa 5 gốc axetat khi tác dụng với anhidrit axetic (Phản ứng này dùng để chứng minh trong phân tử glucose có 5 nhóm OH). CH2OH(CHOH)4CHO + 5(CH3CO)2O → CH3COOCH2(CHOOCCH3)4CHO + 5CH3COOH Tính chất của Andehit Phản ứng tráng gương khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), tạo ra kết tủa bạc Ag bám lên thành ống nghiệm. CH2OH(CHOH)4CHO + 2Ag[(NH3)2]OH → CH2OH(CHOH)4COONH4 +2Ag + 3NH3 + H2O Có thể khử Cu(OH)2 có xúc tác NaOH ở nhiệt độ cao, tạo kết tủa đỏ gạch. CH2OH(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O↓ + 3H2O Phản ứng với dung dịch Brom, làm mất màu dung dịch Brom. CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr Phản ứng Hydro hóa khi dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng (xúc tác Ni), thu được một poliancol có tên là sobitol. CH2OH(CHOH)4CHO + H2 → CH2OH(CHOH)4CH2OH Ngoài ra, đường Glucose còn có một số tính chất khác như: Phản ứng lên men rượu ở nhiệt độ 30 – 35 °C và có enzim xúc tác, tạo nên ancol etylic và khí cacbonic. C6H12O6 → 2 C2H5OH + 2 CO2↑ Phản ứng lên men Acid lactic, có men lactic tạo acid lactic.

C6H12O6 → 2 CH3CH(OH)COOH

Xem thêm: D là gì trong hóa học? Một số công thức hóa học bạn nên nhớ M là gì trong Hóa học? Một số công thức liên quan đến m và M

C là gì trong Hóa học? Tổng hợp các công thức liên quan

Công thức hóa học của đường Fructose Công thức hóa học của đường Fructose Công thức hóa học của đường Fructose là C6H12O6. Fructose (đường trái cây) là 1 loại monosaccharide tương tự như Glucose. Công thức hóa học của đường Fructose và Glucose giống nhau nhưng khác về công thức cấu tạo. Cách tốt nhất để phân biệt các loại đường là dựa vào cấu trúc vòng, vị trí và loại liên kết hóa học.

Trong dung dịch, Fructose tồn tại chủ yếu ở dạng β, vòng 5 hoặc 6 cạnh.

Một số thông tin khác về đường Fructose: Là chất rắn kết tinh, không mùi, rất ngọt. Điểm nóng chảy: 103 °C. Mật độ: 1,69 g/cm3. Khối lượng phân tử: 180,16 g/mol. Phân loại: Chất thuộc nhóm tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men. Tan tốt trong nước. Tính chất hóa học của đường Fructose Cấu tạo phân tử Fructozơ có chứa 5 nhóm OH, trong đó có 4 nhóm kề nhau và 1 nhóm chức C = O. Do đó, Fructose có các tính chất hóa học của Ancol đa chức và Xeton. Tính chất của Ancol đa chức Hòa tan đồng (II) hydroxit Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng, tạo thành dung dịch màu xanh lam (phức đồng – glucose). 2 C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O Tác dụng với Andehit axit  tạo thành este 5 chức. Tính chất của Xeton Tác dụng với H2 tạo sobitol. Tác dụng với axit xianhydric. C6H12O6 + HCN → C7H13O6N Ngoài ra, Fructose còn có tính chất giống Glucose như có phản ứng tráng gương, phản ứng với Cu(OH)2 (vì trong môi trường kiềm, Fructose chuyển hóa thành Glucose). Fructose không có phản ứng làm mất màu dung dịch Brom nên người ta thường dùng dung dịch Brom để phân biệt Glucose và Fructose.

Với những chia sẻ về công thức hóa học của đường trong bài viết, hy vọng đây sẽ là kiến thức bổ ích và cần thiết cho bạn. Đừng quên theo dõi Thư Viện Hỏi Đáp mỗi ngày đề cập nhật thông tin sớm nhất nhé!

#Công #thức #hóa #học #của #đường #là #gì #Tính #chất #cấu #tạo

Bạn đã biết các công thức hóa học của đường hay chưa ? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chúng nhé !

Đường hay chính xác hơn là đường ăn là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử cacbohydrat. Đường, đường hạt, hoặc đường thông thường, đề cập đến saccarose, một disaccharide bao gồm glucose và fructose.

Tham khảo bài viết: Công thức tính số mol

 Công thức hóa học của Đường Saccharose

 – Saccharose còn được gọi với nhiều tên như đường kính (đường có độ tinh khiết cao), đường ăn, đường cát, đường trắng, đường nâu (đường có lẫn tạp chất màu), đường mía (đường trong thân cây mía), đường phèn (đường ở dạng kết tinh), đường củ cải (đường trong củ cải đường), đường thốt nốt (đường trong cây thốt nốt) hay một cách đơn giản là đường.

 – Sucroza hay saccarôzơ, saccharose là một disacarit (glucose + fructose) với công thức phân tử C12H22O11.

 – Nó còn có một tên khác là là α-D-glucopyranozyl-(1→2)-β-D-fructofuranozit (kết thúc bằng “ozit” vì nó không phải là đường khử).

Công thức hóa học của đường Saccharose là C12H22O11

 – Một số thông tin khác:

  • Công thức: C12H22O11
  • Khối lượng phân tử: 342,3 g/mol
  • Điểm nóng chảy: 186 °C
  • Khối lượng mol: 342.29648 g/mol
  • Độ hòa tan trong nước: 211,5 g/100 ml (20 °C)
  • Khối lượng riêng: 1,587 g/cm³

   Công thức hóa học của Đường Glucose

 – Glucose còn được biết với tên khác là đường huyết, đây chính là chìa khóa để giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt nhất. Khi glucose đạt mức tối ưu thì thường không được chú ý.

 – Nhưng khi chúng lệch khỏi giới hạn được khuyến nghị, bạn sẽ nhận thấy những tác động bất thường lên các hoạt động hàng ngày của mình.

Nói một cách chính xác, glucose là đơn vị cơ bản của carbohydrate, hay còn gọi là một monosaccarit. Không chỉ có riêng glucose, các monosaccarit khác còn bao gồm fructose, galactose và ribose.

Giống như chất béo, glucose cũng là một nguồn nhiên liệu ưa thích của cơ thể dưới dạng carbohydrate. Con người có thể nhận được glucose từ:

  • Bánh mì và tinh bột nói chung
  • Trái cây và rau củ
  • Các sản phẩm từ sữa.

 – Glucose trong phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức có 1 nhóm -CH=O và ancol 5 chức có chứa 5 nhóm OH liền kề. Công thức cấu tạo hóa học của glucose mạch hở như sau:

Công thức hóa học của đường Glucose là C6H12O6

  • CH2OH – CHOH – CHOH – CHOH – CHOH -CH=O
  • Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO

 – Một số thông tin khác:

  • Công thức phân tử: C6H12O6
  • Khối lượng mol: 180.16 g/mol
  • Khối lượng riêng: 1.54 g/cm3
  • Điểm nóng chảy α-D-glucose: 146 °C
    β-D-glucose: 150 °C
  • Độ hòa tan trong nước: 91 g/100 ml (25 °C)

Công thức hóa học của Đường Fructose

 – Fructose, còn gọi là đường fructô, đường hoa quả hay đường trái cây, là một monosaccharide ketonic đơn giản tìm thấy trong nhiều loài thực vật, nơi nó thường được liên kết với glucose để tạo thành các disaccharide sucrose.

 – Nó là một trong ba monosacarit dùng cho ăn kiêng: cùng với glucose và galactose, fructose được hấp thu trực tiếp vào máu trong quá trình tiêu hóa.

 – Công thức của đường hóa học Fructose là C6H12O6

 – Một số thông tin khác:

  • Công thức: C6H12O6
  • Tên hệ thống: 1,3,4,5,6-Pentahydroxy-2-hexanone
  • Tên khác: fruit sugar, levulose, D-fructofuranose, D-fructose, D-arabino-hexulose
  • Danh pháp IUPAC: 1,3,4,5,6-Pentahydroxy-2-hexanone
  • Khối lượng riêng: 1.694 g/cm3
  • Phân loại: Đường thực phẩm, Chất thuộc nhóm tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men

Hy vọng với những nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những công thức hóa học của đường nhé ! Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Đồng Hành Cho Cuộc Sống Tốt Đẹp

Hẹn gặp lại bạn ở những nội dung khác !

Video liên quan

Chủ đề