Bệnh tiểu đường sống thọ bao lâu

Đái tháo đường típ 2 là một bệnh mạn tính, thời gian mắc bệnh càng lâu thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng nhiều. Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nguy cơ tử vong vì bệnh lý tim mạch, bệnh thận và nhiễm trùng. Tuy vậy, vẫn có những biện pháp có thể điều trị bệnh ổn định và kéo dài tuổi thọ, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những cách giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ khi bị đái tháo đường típ 2 mà bạn có thể tham khảo:

1.Thay đổi chế độ ăn

Một chế độ ăn uống lành mạnh là bước đầu tiên bạn cần thực hiện nhằm làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, tăng mỡ máu và tăng đường huyết. Bạn nên thử lên kế hoạch ăn uống tích cực, bảo đảm các bữa ăn cân bằng giữa các nhóm thức ăn chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng và chất xơ dưới sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị của bạn. Bạn nên hạn chế ăn mặn, chất béo, bánh kẹo ngọt… Bạn nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, vitamin như: gạo lức, ngũ cốc nguyên vỏ, các loại họ đậu, rau xanh, hoa quả tươi ít ngọt…

2. Tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường huyết … mà còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, cân đối. Tập thể dục thường xuyên tốt cho hệ thống tim mạch của bạn. Các khuyến cáo đều khuyên người bệnh đái tháo đường típ 2 nên tập các bài thể dục cường độ trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các bài tập này có thể là chạy bộ, bơi lội hoặc tập thể dục nhịp điệu… sao cho tác động lên tất cả các nhóm cơ trên cơ thể. Bạn cũng đừng quên rằng nếu muốn tăng cường sức mạnh và giảm cân nhiều hơn, bạn nên tập những bài tập đối kháng đòi hỏi sức mạnh như chạy nhanh, leo núi, tập tạ hoặc chơi một môn thể thao như bóng đá, quần vợt… Tuy nhiên bạn cần lưu ý là khởi động trước khi tập luyện các môn thể thao đối kháng và nên lựa chọn những môn, tư thế tập phù hợp với sức khỏe của mình.

3. Theo dõi các mục tiêu điều trị

Mục tiêu điều trị của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 không chỉ là kiểm soát đường huyết mà còn cần thiết kiểm soát cân nặng, huyết áp và mỡ máu. Đây cũng là các yếu tố nguy cơ cao của bệnh lý tim mạch.

Mỗi khi tái khám, bác sĩ sẽ khám và cho chỉ định làm xét nghiệm để kiểm tra các yếu tố trên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự theo dõi trị số huyết áp và đường huyết của mình tại nhà bằng các máy đo cầm tay nhỏ gọn và dễ sử dụng.

Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn về cách sử dụng các thiết bị này và thời gian đo huyết áp, đường huyết cũng như mục tiêu điều trị của bạn.

4. Kiểm soát căng thẳng

Lo âu, căng thẳng có thể làm rối loạn đường huyết, tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến các bệnh lý tim mạch. Nếu tình trạng lo âu không quá trầm trọng, bạn có thể đi du lịch, chơi thể thao, ngồi thiền… để giải tỏa stress. Khi tình trạng bệnh nặng hơn làm cho bạn mất ngủ, chán ăn, luôn hoang mang, lo sợ, thậm chí là trầm cảm … bạn cần phải đến khám, tư vấn các nhà tâm lý, các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời.

5. Bỏ thuốc lá

Thuốc lá là một yếu tố nguy cơ cao của bệnh hô hấp, tim mạch. Khói thuốc lá làm người hút và người hít phải khói thuốc thụ động tăng nguy cơ bị ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bị xơ vữa động mạch. Người đái tháo đường có hút thuốc lá thì nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cắt cụt chi cao gấp nhiều lần người không hút thuốc lá. Để có một trái tim khỏe mạnh, bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.

6. Tuân thủ chế độ điều trị và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn

Một trong những vấn đề quan trọng là sự tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn của người bệnh. Bạn không nên tự ý thay đổi các chỉ định điều trị của bác sĩ mà chưa tư vấn, được sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Tự ý thay đổi phác đồ điều trị không những có thể làm bạn không kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình mà thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Bạn nên khám sức khỏe thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ, ngay cả khi bạn thấy khỏe và các trị số huyết áp, đường huyết trong giới hạn bình thường. Trong mỗi lần khám bệnh, bác sĩ không chỉ kiểm tra huyết áp, mỡ máu, đường huyết mà họ còn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, phác đồ điều trị của bạn cho phù hợp, cũng như tầm soát cho bạn các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Các biến chứng này nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị hoặc phòng ngừa sẽ hiệu quả hơn.

Bác sĩ không phải là người phán xét quá trình điều trị hay sinh hoạt của bạn, họ là những người hỗ trợ bạn để có thể kiểm soát bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, bạn đừng ngần ngại chia sẻ những lo lắng, thắc mắc của mình về bệnh tật. Sự thông hiểu giữa hai bên sẽ giúp cho kết quả điều trị tốt hơn. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.

Source

6 Tips for Boosting Your Longevity with Type 2 Diabetesboost longevity

Truy xuất từ https://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/tips-boost-longevity-diabetes#1

Người mắc bệnh tiểu đường sống được bao lâu là những băn khoăn thường gặp của những người mới mắc bệnh.

Trên thực tế, đa số các nguyên nhân gây tử vong ở người bị tiểu đường là do các biến chứng gây ra. Các biến chứng thường gặp ở người bị bệnh đái tháo đường bao gồm biến chứng tim mạch, bệnh võng mạc, suy thận, biến chứng thần kinh ngoại vi, thần kinh tự trị hay tình trạng các vết thương, vết loét chậm lành và người bệnh có thể phải cắt cụt chi trong các trường hợp nặng.

Do đó, vấn đề bệnh nhân tiểu đường sống được bao lâu là mối quan tâm hàng đầu của những người mắc bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, người mắc bệnh tiểu đường dù là type 1 hay type 2, dù cho họ được chuẩn đoán sớm hay muộn, mức độ biến chứng nhiều hay ít, có kèm bệnh khác hay không thì đều bị ảnh hưởng đến tuổi thọ.

1. Những yếu tố rút ngắn tuổi thọ

Theo các chuyên gia y tế đã khuyến cáo, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường dựa vào loại bệnh họ mắc phải, type 1 hay type 2, thời điểm chẩn đoán bệnh sớm hay muộn, điều trị có tốt hay không, mức độ biến chứng của bệnh, có mắc kèm bệnh khác hay không. Đặc biệt, biến chứng của bệnh tiểu đường chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong đáng sợ nhất nhưng rất khó có thể phòng tránh được.

Bệnh tiểu đường sống thọ bao lâu

Đa số các nguyên nhân gây tử vong ở người bị tiểu đường là do các biến chứng gây ra (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

- 25 năm sống chung với tiểu đường vẫn khoẻ: Nhà văn chia sẻ 4 bí quyết đơn giản không ngờ

- Sống chung với tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Hiện nay, có đến 68% số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường tử vong do biến chứng tim mạch. Nguy cơ tử vong còn có thể tăng lên tùy theo các bệnh khác đi kèm như tăng huyết áp, mỡ máu, hút thuốc lá hay thừa cân, béo phì.

2. Người mắc tiểu đường sống được bao lâu?

Bệnh tiểu đường sống được bao lâu là vấn đề được rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường quan tâm. Trên thực tế, người bệnh có thể sống được đến 60, 70 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa nếu như họ kiểm soát tốt được các yếu tố rút ngắn tuổi thọ.

Tuy nhiên, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2 là khác nhau. Hơn thế nữa, việc bệnh nhân tiểu đường sống được bao lâu còn phụ thuộc vào việc bạn có kiểm soát tốt các bệnh cơ hội mắc kèm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành… hay không và đáp ứng của mỗi người bệnh với điều trị có tốt hay không?

2.1. Tuổi thọ người bệnh tiểu đường type 1

Theo thông tin từ Hiệp hội Tiểu đường Anh Quốc, người bệnh tiểu đường type 1 có thời gian sống trung bình là khoảng 63 – 65 năm nếu được điều trị tốt, chẩn đoán sớm. Như vậy là số năm tuổi thọ của họ sẽ ít hơn 20 năm so với người bình thường không mắc bệnh.

Bệnh tiểu đường sống thọ bao lâu

Trên thực tế, người bệnh có thể sống được đến 60, 70 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa nếu như họ kiểm soát tốt được các yếu tố rút ngắn tuổi thọ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: Sống chung với tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Tuy nhiên, hiện nay y học đã có những tiến bộ vượt bậc trong điều trị. Cùng với đó là sự gia tăng về nhận thức đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh tiểu đường type 1.

Một nghiên cứu khoa học về bệnh nhân mắc tiểu đường sống được bao nhiêu năm gần đây đã chứng minh rằng nam giới có thể sống lâu hơn nữ giới khi mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể, nam giới mắc tiểu đường type 1 bị giảm tuổi thọ khoảng 11 tuổi và nữ giới bị giảm 13 tuổi so với người không mắc bệnh.

2.2. Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường type 2

So với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, người mắc bệnh tiểu đường type 2 đa số có tuổi thọ kéo dài hơn nhiều. Thậm chí họ chỉ sống ít hơn khoảng 5 đến 10 năm tuổi thọ so với người bình thường.

Trên thực tế, số tuổi thọ của mỗi người sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào cách bản thân họ đối phó với tiểu đường như thế nào. Những người chủ động xét nghiệm đường huyết định kỳ và chẩn đoán sớm từ giai đoạn tiền tiểu đường sẽ có cơ hội sống lâu hơn. Thậm chí, người mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối vẫn có thể kéo dài thời gian sống của họ nếu được điều trị tốt.

Chính vì vậy, điều quan trọng nhất trong việc kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường là cần hiểu rõ những yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của bản thân và từ đó chủ động ngăn ngừa các biến chứng khi điều trị bệnh.

Bệnh tiểu đường sống thọ bao lâu