Bệnh học đường là gì

Cận thị

 Là một loại tật khúc xạ phổ biến rất hay gặp ở lứa tuổi học sinh. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thói quen sinh hoạt, tỷ lệ cận thị ngày càng gia tăng gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống và kết quả học tập của lớp trẻ.

Hai nguyên nhân chính gây bệnh cận thị là do bẩm sinh và mắc phải. Bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng bị cận thị. Loại này có đặc điểm là độ cận cao, có thể trên 20 đi ốp, độ cận tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị.

Bệnh cận thị mắc phải thường gặp ở lứa tuổi học sinh, do các em học tập, làm việc, nhìn gần nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài việc trẻ phải học ở trường, thời gian rảnh rỗi nhiều bé thích đọc truyện tranh, sách báo nhi đồng... Đọc sách nhiều tốt cho trẻ nhưng vấn đề là trẻ đọc vào thời gian nào, địa điểm nào, có đủ ánh sáng không? Có trẻ thản nhiên nằm trong phòng thiếu ánh sáng đọc có khi ngồi sau yên xe cha mẹ chở... Điều này rất có hại cho mắt vì mắt phải điều tiết nhiều. Chính những sai lầm nhỏ này đa số trẻ bị cận thị không phải do di truyền mà do chính những sai lầm nhỏ ấy. Vì vậy, Nhà trường và các bậc phụ huynh nên lưu tâm đến vấn đề giờ giấc, ánh sáng phòng học của con để tránh tật cận thị cho trẻ.

Cong vẹo cột sống

          Ở lứa tuổi này các bộ phận trong cơ thể trẻ như xương, khớp, cơ đang phát triển mạnh. Tư thế ngồi sai có thể dẫn đến biến dạng cột sống, nếu để kéo dài sẽ rất khó chữa trị, vì khi đi học trẻ phải ngồi liên tục nhiều giờ trên lớp. Các bậc phụ huynh lại lại ít quan tâm và chú ý đến vấn đề này, tất cả đều phó mặc cho thầy giáo, cô giáo vì vậy không ít trẻ bị vẹo cột sống.

Cong vẹo cột sống làm cho cơ thể bị lệch trọng tâm gây khó khăn cho các hoạt động thể lực, gây biến dạng lồng ngực nên dễ mắc bệnh giảm thông khí phổi hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của khung chậu và cong vẹo cột sống làm người bệnh mặc cảm về hình dáng, khó hòa nhập với các hoạt động xã hội. Hệ quả của căn bệnh này sẽ gây lệch trọng tâm cơ thể, khiến học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc, viết và làm căng thẳng thị giác, cản trở cho việc tập trung trí não. Cong, vẹo cột sống còn ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của khung chậu, do đó ảnh hưởng đến việc sinh nở của học sinh nữ khi đến tuổi làm mẹ sau này.

          Rối loạn tâm thần

Chứng rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường thời gian gần đây gây nhiều quan tâm của cả gia đình, nhà trường và xã hội trên hai phương diện về mức độ tăng nhanh và tính chất nghiêm trọng của vấn đề.

Biểu hiện của rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường ở nhiều mức độ như mất tập trung, căng thẳng, đau đầu chóng mặt, khó kiểm soát hành vi, nặng hơn nữa thì có biểu hiện trầm cảm, thậm chí hoang tưởng tự sát. Nguyên nhân của hiện tượng này có lẽ do khối lượng học tập quá tải, học thêm, bồi dưỡng ngoài giờ liên miên, phân bố chưa hợp lý trong các môn học, phụ huynh kỳ vọng ở con em quá nhiều nên tạo một tâm lý nặng nề cho trẻ, điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe trong học tập nhiều nơi chưa đảm bảo, thời gian học chiếm hết thời gian vui chơi giải trí... Khiến cho các em luôn trong tình trạng làm việc liên tục, đầu óc và cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi.

          Một số giải pháp

Thay đổi thái độ và hành vi: Trẻ em cần được định hướng, được cung cấp những kiến thức tối thiểu về các loại bệnh, tật học đường và cách phòng chống, được tạo điều kiện về mọi mặt để đảm bảo một sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần, tâm thần.

Môi trường học tập đảm bảo: Chúng ta phải đảm bảo cho môi trường giáo dục, bao gồm cả khối lượng kiến thức, phương pháp tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả và cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, đúng tiêu chuẩn, phù hợp lứa tuổi.

Áp lực học tập đối với trẻ em ngày càng lớn, cơ sở vật chất các trường học chưa đảm bảo về chất lượng và tiêu chuẩn, thiếu thốn (nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa), thời gian học tập, nghỉ ngơi không hợp lý,… gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, làm giảm khả năng học tập của trẻ và là nguyên nhân ngày càng gia tăng các bệnh học đường, nhất là cận thị và cong vẹo cột sống.

Cận thị có thể do di truyền hoặc do lớp học không đảm bảo ánh sáng (làm cho mắt trẻ phải điều tiết nhiều), kích thước bàn, ghế không phù hợp, ngồi học tư thế sai như nhìn gần, nằm, quỳ khi học ở nhà, sử dụng máy vi tính quá lâu… và một số yếu tố bất lợi khác: sách vở, chữ viết… chưa đạt tiêu chuẩn.

Cho đến nay, vẫn chưa có số liệu thống kê các bệnh học đường của học sinh trên phạm vi toàn quốc. Nhưng qua kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học tiến hành ở các địa phương, tỷ lệ mắc tật cận thị ở học sinh Việt Nam tăng lên ở mức báo động.

Nguyên nhân của thực trạng này là do nhu cầu sử dụng thị lực nhìn gần trong học tập và sinh hoạt trong cuộc sống hiện đại ngày càng tăng cao, cường độ học quá nhiều, quá căng thẳng, hay kích thước bàn ghế không đúng tiêu chuẩn, tư thế ngồi học không đúng, thiếu ánh sáng, nhất là tình trạng sử dụng vi tính hoặc xem ti vi quá nhiều.

Bệnh học đường là gì

Cận thị là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em hiện nay

Sau cận thị, thực trạng cong vẹo cột sống cũng đang có xu hướng gia tăng trong học sinh. Nguyên nhân do độ cong cột sống của trẻ nhỏ hơn của người lớn. Độ mềm dẻo, linh hoạt cột sống lớn hơn.

Vì vậy, khi trẻ học tập, sinh hoạt, nếu tư thế không đúng, cột sống dễ mắc các tật khó chữa như: Cong lưng (đoạn cột sống ngực quá cong lồi); vẹo lưng (đoạn cột sống ngực cong sang hai bên) và ưỡn lưng (đoạn cột sống thắt lưng ưỡn ra trước).

Cong vẹo cột sống gây lệch trọng tâm cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi, cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khung chậu… Nếu mắc bệnh nặng mà không được điều trị có thể dẫn đến rối loạn thể chất, các hội chứng viêm nhiễm, rối loạn chức năng tuần hoàn, hô hấp.

Hiện nay, học sinh tiểu học phải mang quá nhiều sách. Trong khi quy định với 40 kg trọng lượng cơ thể, thì chỉ nên mang tương đương 1/10, thì nhiều học sinh tiểu học nặng 25kg phải đeo cặp tới 4kg.

Ngoài ra, trẻ thường thích xem tivi, chơi máy tính… sau giờ học nên không có thời gian vui chơi giải trí, hoạt động cơ bắp thể dục, thể thao, gây quá tải cho hệ cơ xương kéo dài dẫn đến cong vẹo cột sống.

Bệnh học đường là gì

Trong giai đoạn 2010-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống bệnh học đường sẽ tập trung can thiệp cho học sinh các bậc tiểu học, THCS và THPT trong cả nước.

Năm 2011 tổng kinh phí thực hiện dự án y tế học đường là 10 tỷ đồng nhằm củng cố hoạt động y tế trường học trên phạm vi cả nước, tập trung vào việc quản lý sức khỏe học sinh trong các nhà trường, ưu tiên cho những vùng khó khăn.

Dự án y tế học đường sẽ triển khai tập huấn về kỹ thuật giám sát yếu tố vệ sinh trường học, kỹ thuật khám phân loại sức khỏe học sinh và kỹ năng truyền thông về y tế trường học cho 100% Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và 20% trung tâm y tế huyện; trang bị phương tiện kiểm tra giám sát yếu tố vệ sinh trường học cho các Trung tâm y tế dự phòng của 20 tỉnh có huyện nghèo… góp phần giảm tỷ lệ mắc, kiểm soát và hạn chế một số yếu tố nguy cơ của một số bệnh tật học đường phổ biến hiện nay, như tật khúc xạ, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng và thay đổi hành vi vệ sinh ở học sinh, tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện thể chất và tinh thần, có sức khỏe tốt để học tập.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Bệnh học đường là những bệnh liên quan đến lứa tuổi học sinh và chỉ xuất hiện trong thời gian học tập. Các bệnh thường gặp như tật khúc xạ, bệnh cong vẹo cột sống, răng miệng, tiêu hóa, căng thẳng thần kinh... Để phòng bệnh học đường, điều quan trọng là cha mẹ học sinh, giáo viên cần phải trang bị kiến thức phòng bệnh và hướng dẫn các em thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay kiến thức phòng tránh bệnh học đường của cả giáo viên và phụ huynh học sinh, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn thiếu và yếu dẫn đến một số bệnh học đường có chiều hướng gia tăng.

MẮC BỆNH VÌ... HỌC KHÔNG ĐÚNG CÁCH

Theo điều tra gần đây của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế về bệnh tật học đường tại tám tỉnh là: Hòa Bình, Huế, Hải Phòng, Kiên Giang, Kon Tum, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh, Yên Bái: Tỷ lệ mắc bệnh cong vẹo cột sống là hơn 10%, trong đó số lượng học sinh THPT mắc bệnh này nhiều hơn học sinh THCS; tật khúc xạ chung 13,48%; bệnh răng miệng là 58%.

Cận thị, viễn thị và loạn thị là những bệnh về mắt thường gặp ở học sinh. Khi thấy học sinh có những biểu hiện như nheo, nhíu mắt hoặc ngồi sát khi xem ti-vi, cúi sát mặt khi học bài... phải kịp thời đưa học sinh đi khám mắt. Nguyên nhân của những căn bệnh này chủ yếu là do thói quen xấu kéo dài của học sinh trong quá trình học tập, như sử dụng bàn học không phù hợp kích thước, khoảng cách không phù hợp, thiếu ánh sáng, khi học tập ở nhà ngồi không đúng tư thế. Để tránh những bệnh khúc xạ nên tăng cường cho học sinh vui chơi ngoài trời mọi lúc, sự vận động không những tốt cho mắt mà cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Thiết kế góc học tập tại nhà cho học sinh đạt tiêu chuẩn về ánh sáng, không gian. Không để luồng ánh sáng hắt lên mắt, hay bị sấp bóng. Hướng dẫn và quản lý việc học tập, sinh hoạt của học sinh khi ở nhà, không để các em xem ti-vi, sử dụng máy vi tính quá nhiều thời gian trong ngày, nhắc nhở khi các em viết, đọc sách không đúng cách như vừa ăn vừa học, đọc sách quá gần với mắt hoặc ở nơi thiếu ánh sáng.

Bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh hiện nay cũng rất đáng lo ngại. Việc học sinh ngồi học không đúng tư thế cũng tác động xấu đến cột sống và dần trở thành tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cơ thể cũng như thẩm mỹ khi học sinh trưởng thành. Những tư thế như ngồi trườn người lên bàn, ngồi ép ngực vào thành bàn hay ngồi nghiêng lệch người sang một bên, ngồi cong vẹo cổ sang một bên là những tư thế gây nên bệnh cong vẹo cột sống. Khi mắc bệnh học sinh có thể bị gù, vai bị lệch, cổ bị nghiêng, vai thấp vai cao do bị xoay cột sống. Việc uốn nắn tư thế ngồi cho học sinh hằng ngày để tạo cho các em thói quen ngồi học đúng tư thế là phương pháp hàng đầu trong việc phòng tránh bệnh cong vẹo cuột sống cho các em.

Ngoài các bệnh cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh học đường khác như bệnh răng miệng, bệnh đường ruột... ở lứa tuổi học sinh đang tăng. Trong khi đó chương trình nha học đường vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng cho học sinh vẫn chưa được phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa...

CẦN NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ

Phòng, chống bệnh học đường đang cần những giải pháp đồng bộ với sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Trọng tâm là xây dựng cơ sở trường học và đội ngũ cán bộ y tế trong các trường bảo đảm theo tiêu chuẩn vệ sinh trường học. Xây dựng đủ phòng y tế cho trường học, đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ y tế trường học, khắc phục tình trạng giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế. Tăng cường đủ trang bị kiểm tra điều kiện vệ sinh trường học ở trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, các huyện trên cả nước. Bảo đảm các danh mục thuốc và trang bị thiết yếu phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu cho học sinh.

Xây dựng trường học bảo đảm điều kiện bàn ghế, chiếu sáng: Hiện mới chỉ có 60% phòng học được kiểm tra đạt yêu cầu về hệ thống thông gió và chiếu sáng. Nhiều trường học hiện nay vẫn tồn tại song song hai đến ba loại ghế ngồi. Theo báo cáo của 16 tỉnh thì chỉ có 40% số lượng bàn ghế đạt chuẩn, 76% số trường có nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Trên thực tế kinh phí cho hoạt động y tế trường học thiếu thốn, nhiều tỉnh, thành phố không có kinh phí cho hoạt động này, phần trích lại từ bảo hiểm y tế của học sinh không đáp ứng được cho hoạt động y tế trường học.

Để công tác y tế trường học đạt được hiệu quả mong muốn, trước mắt Chính phủ cần có chính sách đầu tư nguồn lực thỏa đáng thông qua các chương trình, dự án của Nhà nước tạo điều kiện cho ngành y tế, ngành giáo dục thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên, phòng, chống bệnh dịch và bệnh tật học đường. Các bộ, ngành, địa phương triển khai tốt các nội dung của Chỉ thị số 2/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác y tế trường học và Quyết định số 401/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phòng ,chống bệnh tật học đường trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Kiện toàn và hoàn thiện hệ thống Ban chỉ đạo công tác y tế trường học các cấp, có chế độ đãi ngộ, tuyển dụng đủ số lượng cán bộ làm công tác y tế trường học. Huy động các nguồn lực nâng cao cơ sở vật chất, cải tạo môi trường, điều kiện học tập, chú trọng xây dựng “Trường học Nâng cao sức khỏe”. Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, tạo chuyển biến về nhận thức để cá nhân chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh. Huy động các nguồn lực cho hoạt động y tế dự phòng. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, bệnh tật học đường. Xây dựng và triển khai có hiệu quả những dự án, chương trình về y tế trường học.

(Dự án Y tế học đường năm 2012 của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)

VIỆT ANH