Bé gái 5 tuổi bị hăm vùng kín phải làm sao

Vì sao bé bị hăm vùng kín?

Vùng kín là vị trí quan trọng nhưng cũng đặc biệt nhạy cảm trên cơ thể. Da ở khu vực này thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu nên rất dễ bị kích ứng. Cùng điểm danh những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị hăm ở vùng da này nhé.

Do cấu tạo vùng kín

Vùng kín có cấu tạo phức tạp, đồng thời có vị trí gần hậu môn nên rất dễ bị lây lan vi khuẩn, virus từ hậu môn do tiếp xúc với phân và nước tiểu. Nếu cha mẹ không vệ sinh, tắm rửa cho bé thường xuyên và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến bé bị hăm vùng kín.

Thói quen chăm sóc

Lần đầu làm mẹ khiến nhiều chị em không khỏi bỡ ngỡ. Do đó, chăm sóc bé sai cách là điều không tránh khỏi. Những sai lầm khi chăm sóc bé phải kể đến như: không lau rửa thường xuyên vùng kín, không thay bỉm tã thường xuyên, dùng bỉm sai cách hoặc mặc quần áo bó sát khiến bé cảm thấy bí bách, khó chịu. Chính những điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển không chỉ gây hăm vùng kín mà bao gồm các vùng da khác như bẹn, đùi, mông…

5 sai lầm của mẹ khi vệ sinh vùng kín cho gái yêu có thể gây ra những hậu quả khôn lường

Trẻ bị hăm ở vùng kín có nguy hiểm không? Chữa trị như thế nào?

Mùa hè đến cũng là thời điểm bé dễ mắc các bệnh về da đặc biệt là bị hăm. Hơn nữa, trẻ có thể bị hăm tại các vùng kín khiến cha mẹ lo lắng. Vây tình trạng này có nguy hiểm không? Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho các câu hỏi trên.

Đã cập nhật 30 tháng 8 năm 2021

Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻLưuChia sẻ

Bé gái 5 tuổi bị hăm vùng kín phải làm sao

Gia đình

Viêm âm đạo là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tuy nhiên trong quá trình thăm khám các bác sĩ cũng gặp những trẻ ở độ tuổi rất nhỏ mắc căn bệnh này mà nguyên nhân đến từ một số thói quen trong gia đình.

Mẹ hốt hoảng khi biết bé gái bị viêm nhiễm vùng kín

Lệ Hà - Thứ năm, 07/09/2017 07:00 (GMT+7)

Những bé gái dưới 10 tuổi, thậm chí 5-6 tuổi cũng mắc bệnh vùng kín như viêm âm hộ, âm đạo.

Bé gái 5 tuổi bị hăm vùng kín phải làm sao
Bé gái dễ viêm nhiễm phần phụ nếu không giữ vệ sinh đúng cách

Lâu nay, người lớn nghĩ phải ở tuổi trưởng thành bé gái mới mắc bệnh này. Đó là lý do nhiều phụ huynh không khỏi băn khoănkhi bác sĩ kết luận bệnh của con.

Con viêm nhiễm, mẹ ngỡ bị xâm hại

Đưa con gái tới phòng khám, trong lòng chị Thái Hằng (ở quận Long Biên, Hà Nội) không khỏi rối bời. Con gái chị - bé Thục Linh – 5 tuổi đợt này thường kêu đau, rát và ngứa vùng kín.

Thời gian đầu, nghe con nói thế chị nghĩ bé còn nhỏ chỉ có thể vệ sinh không kỹ nên ngứa ngáy. Mỗi tối, chị Thái Hằng vệ sinh cho con gái kỹ hơn nhưng tình trạng không cải thiện, bé vẫn khó chịu. Trong đầu chị Thái Hằng còn loé lên suy nghĩ xấu: Hay con bị xâm hại. Không suy nghĩ lung tung, chị đưa bé tới khám bác sĩ.

TS Phạm Thu Hiền - Khoa Điều trị tự nguyện A - Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra vùng kín của bé Thục Linh không phát hiện ra dấu hiệu gì của việc bị xâm hại. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm để loại trừ khả năng trẻ mắc các bệnh lý viêm nhiễm, dị dạng bộ phận tiết niệu sinh dục. Khi soi phân của trẻ, các bác sĩ nhận thấy có nhiều trứng giun.

Chị Thái Hằng cho biết, bé có tiền sử mắc giun kim từ năm 2 tuổi nhưng tẩy giun không đều đặn. Gần đây, con gái chị có nhiều biểu hiện lạ như thường xuyên đưa tay gãi ở chỗ kín, đêm ngủ hay trằn trọc. Khi giặt đồ cho con, chị phát hiện thấy có nhiều dịch vàng đục dính ở quần nhỏ của bé.

TS Phạm Thu Hiền cho hay, bệnh giun kim gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biên nhất là ở trẻ em. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác và tái nhiễm nhiều lần do vệ sinh kém. Ở một số trẻ gái mắc giun kim, giun có thể mang theo phân từ hậu môn chui vào âm đạo gây viêm nhiễm âm hộ-âm đạo.

Tại phòng khám, tình trạng trẻ gái mắc bệnh viêm âm hộ- âm đạo do giun kim không phải là hiếm gặp. Nhiều bà mẹ biết con mắc giun, nhưng tẩy giun cho trẻ không đúng cách, không đủ liều nên trẻ hay bị tái nhiễm. Các mẹ này chỉ đưa con đi khám khi bé đã có nhiều biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa nghiêm trọng như: Âm hộ đỏ, đau, có mùi hôi, dịch tiết âm đạo bất thường, trẻ đau khi đi tiểu…

Phụ huynh bất ngờ khi biết bệnh của trẻ

Nhiều mẹ tưởng rằng trẻ nhỏ thì không bị viêm nhiễm. Nhưng thực chất nếu trẻ không được chăm sóc tốt và có chế độ vệ sinh hợp lý thì rất dễ mắc viêm nhiễm. Hơn nữa, do buồng trứng chưa hoạt động, nên đặc điểm cơ quan sinh dục ở bé gái trước tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản.

Vùng kín của bé dễ bị kích ứng vì thiếu các rào chắn sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng. Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển. Những yếu tố trên kết hợp với vệ sinh kém dễ gây nên viêm âm hộ, âm đạo ở bé gái.

TS Phạm Thu Hiền cho biết thêm, biểu hiện viêm nhiễm mà trẻ hay gặp là hiện tượng tiết dịch, ngoài ra, có thể kèm theo ngứa, rối loạn bài niệu: Đái dắt, buốt hoặc đái dầm (ở trẻ lớn).Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mắc giun kim ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của trẻ vì các bé thường có biểu hiện ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu, ngủ không yên giấc, suy nhược thần kinh hay nghiến răng và đái dầm.

Đề phòng trẻ mắc giun kim, gia đình cần tẩy giun định kỳ cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ em 6 tháng/ lần; giữ gìn vệ sinh cho trẻ: rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, mỗi khi tay bị bẩn, sau khi chơi đùa xong…

Rét đậm, rét hại làm hàng nghìn gia súc chết và đe dọa vụ đông xuân

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 22.2

Bé sơ sinh 9 ngày tuổi nguy kịch vì người nhà cho uống mật khỉ để… phòng bệnh

6 vấn đề sức khỏe khiến vùng kín của bé bị đỏ

Vùng kín của bé bị đỏ thường là do gặp phải một số vấn đề sức khỏe dưới đây:

1. Vùng kín của bé bị đỏ do hăm tã

Hăm tã là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ trong độ tuổi mặc tã. Bé thường bị hăm tã ít nhất 1 lần trong chu kỳ 2 tháng. Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh, trẻ dưới 12 tháng tuổi làn da mỏng manh và nhạy cảm. Việc mặc tã nhiều, bé bị tiêu chảy kéo dài, thường xuyên tiếp xúc với bề mặt tã dơ nhiều vi khuẩn sẽ khiến vùng kín của bé bị đỏ do hăm tã.

Nước tiểu của trẻ vô trùng nhưng khi được thải ra môi trường tã sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành amoniac gây mẩn ngứa trên da.

2. Mụn rộp bộ phận sinh dục (Herpes)

Bệnh herpes ở trẻ nhỏ do virus HSV1 và HSV2 gây ra, lây truyền phổ biến nhất là truyền qua các vết xước nhỏ trên da, sau khi xâm nhập vào cơ thể 2-9 ngày sẽ có biểu hiện ra bên ngoài.

Các hoạt động vui chơi, chạy nhảy của bé có thể để lại những vết xước vô hại ở vùng mông, ngoài da vùng kín,… dễ dàng nhiễm mầm bệnh, lại không được vệ sinh kỹ và đúng cách. Virus phát triển trên vết xước khiến vết thương lan rộng.

Ngoài ra nếu mẹ mắc bệnh mụn rộp sinh dục thời kì mang thai thì khi sinh con ra, bé cũng rất dễ mắc bệnh Herpes.

Ban đầu, bộ phận sinh dục sẽ xuất hiện những mụn nhỏ li ti, sau đó sẽ hình thành từng cụm, phồng rộp to, vỡ ra gây vết thương hở dễ dẫn đến những biến chứng như viêm âm đạo, viêm niệu đạo, viêm bàng quang,… gây vô sinh nếu không điều trị kịp thời.

3. Bé bị nổi mẩn đỏ ở vùng kín

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ xung quanh vùng kín. Đa phần là do mẹ mặc quần áo quá chật và bí bít cho bé, tã không khô thoáng, hoặc mẹ đổi loại tã mới không phù hợp với làn da của bé. Bên cạnh đó, một số mẹ sử dụng xà phòng tắm rửa có tính sát khuẩn mạnh khiến vùng da nhạy cảm của bé bị dị ứng, mẩn đỏ.

Đặc biệt tình trạng mẩn đỏ và ngứa xung quanh vùng kín rất hay gặp ở các bé gái trước độ tuổi đi học vì lượng estrogen thấp, cấu tạo bộ phận sinh dục phát triển chưa hoàn thiện, thiếu các rào chắn sinh lý để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn.

Ngoài ra, pH trung tính và thiếu kháng thể bảo vệ là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển. Việc chăm sóc và bảo vệ vùng kín bé gái đòi hỏi tính đúng đắn, cẩn thận và tỉ mỉ hơn các bé trai nên các mẹ cần thận trong lưu tâm.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh phổ biến ở trẻ do vi khuẩn E.Coli ở đường ruột thâm nhập vào đường tiểu từ hậu môn. Những triệu chứng thường gặp là trẻ buồn tiểu liên tục kèm theo buốt, rát, nếu nặng có thể kèm theo máu và mủ, sưng niệm đạo và lỗ tiểu, sốt nhẹ.

Đối với bé gái, do niệu đạo ngắn, nằm gần với hậu môn nên dễ nhiễm khuẩn hơn bé trai.

Đối với bé trai, bao quy đầu hẹp có thể khiến nước tiểu đọng lại tạo điều kiện cho khuẩn phát triển.

Hơn nữa, trẻ tiếp xúc với đất bẩn, đóng bỉm thường xuyên, khi mẹ vệ sinh không đúng cách, lau rửa từ hậu môn sang bộ phân sinh dục sẽ khiến trẻ dễ mắc khuẩn E.Coli. Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ là bệnh khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của bé hiện tại mà còn gia tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng kín khi đến tuổi trưởng thành.

Bé gái 5 tuổi bị hăm vùng kín phải làm sao

5. Ngứa vùng kín do nhiễm giun kim

Ngứa vùng kín do giun kim rất thường gặp ở bé gái. Giun kim ký sinh và hoạt động trong cơ thể người khá đặc biệt. Loại giun này thường hay đẻ trứng vào cuối giờ chiều (18-19h), nên nhiều trẻ nhỏ thường hay kêu bị ngứa phần phụ vào thời điểm đó. Đặc biệt, ở các bé gái, giun kim thường bò ra âm đạo đẻ trứng gây khó chịu.

Tuy nhiên, vì quá lo lắng, nhiều gia đình khi thấy trẻ kêu ngứa ngáy, khó chịu lại nghĩ đến viêm nhiễm phụ khoa mà bỏ qua bệnh về ký sinh trùng. Từ 1 tuổi trở lên, trẻ thường xuyên vui chơi và tiếp xúc với môi trường có trứng giun lại thêm ít vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh không đúng cách tạo môi trường cho giun kim phát triển.