Bảo tồn các làng trong đo thị luận văn năm 2024

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023 Học Viên Đã ký Nguyễn Thị Thu Phương

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.3 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2013 - 2015 ..............

Bảng 1.3 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2013- ............ Bảng 3.3. Mức độ ô nhiễm tại các làng nghề trên địa bàn huyện Phú Xuyên......................................................................................

MỤC LỤC

Hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa là gìn giữ, lưu lại những giá trị văn hóa trong mối quan hệ với phát huy, mà không trở thành lực cản đối với sự phát triển xã hội. Với ý nghĩa đó, khái niệm bảo tồn giá trị văn hóa cần được hiểu đó là những nỗ lực nhằm lưu giữ và kế thừa những gì được xem là giá trị văn hóa truyền thống đã, đang và còn tiếp tục tạo nên năng lực nội sinh, là động lực cho sự phát triển văn hóa – xã hội hiện tại và tương lai của mỗi tộc người, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia dân tộc.

1.1. Khái niệm phát huy

Phát huy trên cơ sở sàng lọc, duy trì và làm phong phú thêm những nét đẹp văn hóa vốn có. Phát huy giá trị văn hóa là những hành động hướng đích nhằm đưa sản phẩm văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, trở thành tiềm năng và nội lực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người.

Phát huy giá trị văn hóa - đó là những hành động hướng đích nhằm đưa giá trị văn hóa vào trong thực tiễn xã hội với tư cách vừa là môi trường an toàn để bảo tồn và làm giàu các giá trị văn hóa, vừa là năng lực nội sinh và tiềm năng mang lại những lợi ích về vật chất và tinh thần cho con người, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.

1.1. Khái niệm giá trị văn hóa

Giá trị văn hóa là sự đánh giá mang tính cộng đồng đối với những hiện tượng, sản phẩm văn hóa do con người tạo ra trong bối cảnh xã hội nhất định. Những giá trị đó được coi là tốt đẹp, là có ích, đáp ứng nhu cầu của con người trong mọi thời đại. Một khi những giá trị đó hình thành và được định hình thì nó có tác dụng chi phối những nhận thức, quan niệm, hành vi, tình cảm của con người trong mỗi cộng đồng ấy. Giá trị văn hóa về thực chất là sự khẳng định của con người đối với sự tồn tại vật chất và tinh thần trong đời sống xã hội, quan hệ, trật tự của mình, hành vi, thái độ của mình, khích lệ con người sống và phát triển theo thang giá trị mà cộng đồng xã hội tôn vinh.

Bên cạnh những giá trị tổng quát (yêu nước, cộng đồng, cần cù, hiếu học, gắn bó huyết thống và làng bản) còn tồn tại giá trị bộ phận. Giá trị này

được thể hiện trong từng lĩnh vực hoạt động của con người như: trong khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong ăn uống, đi lại, phong tục tập quán, lễ hội... Những giá trị bộ phận không phải là những thực thể riêng biệt mà chúng góp phần chung đúc nên các giá trị văn hóa tổng quát và ngược lại. 1.1. Quan điểm về bảo tồn 1.1.4. Bảo tồn nguyên vẹn Trước đây đã từng có quan niệm bảo tồn nguyên vẹn, bảo tồn văn hóa được hiểu là các nỗ lực nhằm bảo vệ, gìn giữ sản phẩm văn hóa (vốn được chắt lọc, chưng cất, được thử thách qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử) và không gian tồn tại của nó theo dạng thức vốn có. Nghĩa là, những sản phẩm của quá khứ nên được bảo vệ một cách nguyên vẹn như nó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật chất và tinh thần cũng như cố gắng cách ly di sản khỏi môi trường xã hội đương đại. Song vấn đề đặt ra, văn hóa luôn gắn bó với đời sống con người, với môi trường xã hội trong sự vận động của nó, nhất là di sản văn hóa phi vật thể. Chính vì vậy mà quan điểm bảo tồn nguyên vẹn sẽ không phải là cách tiếp cận của trường hợp nghiên cứu này. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm có bài viết “Bảo tồn và phát huy” hay “kế thừa và phát triển” văn hoá dân tộc trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” được in trong cuốn kỷ yếu hội thảo 60 năm đề cương văn hoá Việt Nam (1943-2013) có nêu ra quan điểm: “Bảo tồn” là giữ lại, không để bị mất đi, không thể bị thay đổi, biến hoá hay biến thái..ư vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng

hơn thế cộng đồng chính là môi trường không chỉ sản sinh ra văn hoá làng nghề, mà còn là nơi tốt nhất bảo tồn, làm giàu thêm và phát huy nó trong đời sống xã hội. 1. Làng nghề và văn hoá làng nghề 1.2. Khái niệm làng nghề Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn được cấu tạo bởi hai yếu tố làng và nghề. Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng ở nông thôn nước ta, mà ở đó tồn tại những tập hợp dân cư cùng sinh sống, sản xuất và giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Nghề ở đây là những nghề phi nông nghiệp được tiến hành trong phạm vị làng và gắn chặt với làng. Tuy nhiên không phải bất kỳ làng nào có nghề cũng được gọi là làng nghề. Để được công nhận là làng nghề thì làng nghề đó phải thể hiện được cả mặt định tính và định lượng của nó. Định tính của làng nghề chính là thể hiện sự khác biệt của làng nghề so với làng thuần nông, làng nghề có ngành nghề phụ quy mô nhỏ hoặc với phố nghề ở thành thị. Còn về mặt định lượng là nói đến quy mô và tính ổn định của làng nghề đó như thế nào. Cụ thể hơn ta có thể hiểu mặt định lượng của làng nghề chính là việc xác định số hộ, số lao động và giá trị thu nhập từ ngành nghề đó chiếm bao nhiêu phần trăm số lao động và tổng giá trị thu nhập của địa phương. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để xác định làng nghề. Từ xa xưa do đặc thù nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có nhiều lao động tham gia đã khiến dân cư Việt cổ sống quần tụ lại với nhau thành từng cụm dân cư đông đúc, dần hình thành nên làng xã. Trong từng làng xã đã có dân cư sản xuất các mặt hàng thủ công, dần dần lan truyền ra cả làng xã tạo nên những làng nghề và truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tác giả Lưu Tuyết Vân trong bài viết Một số vấn đề về làng nghề ở nước ta hiện nay đã nêu ra quan niệm về làng nghề như sau:

Làng nghề là một làng có nghề tiểu thủ công đã từng tồn tại trong lịch sử hoặc một thời gian nhất định, có sản phẩm hàng hoá nổi tiếng hoặc có khối lượng hàng hoá lớn có vai trò nhất định đối với thị trường trong nước và quốc tế, có số đông người trong làng cùng làm một hoặc nhiều nghề, dân làng sống chủ yếu bằng các nghề đó. Còn các làng nghề truyền thống trước hết phải là một làng nghề, nhưng phải có lịch sử tồn tại lâu dài, đến nay vẫn sản xuất một hoặc nhiều mặt hàng có giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế [36,tr]. Khi bàn về làng nghề tác giả đã quan tâm đến ba đặc điểm cơ bản của làng nghề: 1/ Sản phẩm và việc tiêu dùng sản phẩm của làng nghề tại thị trường trong nước và quốc tế. 2/ Số lượng những người tham gia làm nghề so với tỷ trọng số lượng người dân trong làng. 3/ Làng có lịch sử hình thành và tồn tại lâu dài. Khi bàn về làng nghề truyền thống, tác giả nhấn mạnh hai vấn đề chính, thứ nhất là lịch sử tồn tại lâu đời, thứ hai là về sản phẩm nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo tác giả Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau: Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương [20,tr11]. Tác giả Trương Minh Hằng đưa ra quan niệm về làng nghề như sau: Làng nghề gắn liền với các vùng nông nghiệp và người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa được

thiểu 30% số hộ hoặc 50% số lao động làm nghề truyền thống. [22,tr] Tác giả Bùi Văn Vượng cho rằng: “Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông (nông dân). Nhưng yêu cầu chuyên môn hoá đã tạo thành những thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng của mình.”[31,tr]. Theo tác giả làng nghề truyền thống phải là một làng có truyền thống lịch sử lâu đời (có thể từ trước năm 1945), có nhiều thợ giỏi và chính họ vừa làm nghề, lại vừa tham gia sản xuất nông nghiệp. Nhưng sản phẩm của những người thợ giỏi đã tạo nên bản sắc của làng nghề nổi tiếng trong và ngoài nước. Nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng cho rằng: Làng nghề là làng ấy, tuy có trồng trọt theo lối thủ công và chăn nuôi ( gà, lợn, trâu..) làm một số nghề phụ khác (thêu,đan lát..) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có ông trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó thợ đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hoá và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng xung quanh với thị trường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài”[33,tr16]. Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu đời, được truyền đi truyền lại qua các thế hệ, có sự liên kết hỗ trợ trong sản

xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là bán lẻ, họ có cùng tổ nghề, các thành viên luôn có ý thức tuân theo những hương ước, chế độ, gia tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử phát triển đã hình thành nghề ngay trên đơn vị cư trú trong xóm của họ. Làng nghề ở đây không nhất thiết là tất cả mọi người dân trong làng đều sản xuất thủ công, người thợ thủ công cũng có thể là người nông dân làm thêm nghề phụ trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên do yêu cầu về tính chuyên môn hoá cao đã tạo ra những người thợ thủ công chuyên nghiệp, chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại quê hương của mình. Nghiên cứu một làng nghề thủ công truyền thống là phải quan tâm đến nhiều mặt, tính hệ thống, toàn diện của làng nghề thủ công truyền thống đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân của làng, sản phẩm thủ công, thủ pháp kĩ thuật sản xuất và nghệ thuật. Làng nghề thủ công truyền thống thường có đại đa số hoặc số lượng lớn dân cư làm nghề cổ truyền, thậm chí là 100% dân cư làm nghề thủ công hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề lâu đời, kiểu cha truyền con nối. Sản phẩm của họ không những ứng dụng cao mà còn là sản phẩm độc đáo, ấn tượng, tinh xảo. Ngày nay trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Làng nghề thực sự là đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp có vai trò tác động tích cực rất lớn đến đời sống kinh tế của người dân. 1.2. Văn hoá làng Văn hóa làng Việt truyền thống rõ nét nhất là văn hóa làng Việt Bắc Bộ. Làng Việt Bắc Bộ là nơi bao đời nay cư dân Việt cư trú, lao động, sản xuất và tổ chức mọi sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt tinh thần; đồng thời là nơi cố kết quan hệ dòng tộc, xóm giềng. Làng là mô hình để người xưa theo đó mà mở rộng ra xây dựng tổ chức quốc gia, đô thị. Làng còn là pháo đài để chống giặc ngoại xâm cùng mọi yếu tố ngoại lai, bảo vệ sự bình yên cho dân tộc,

và các cá nhân. Khi nghiên cứu nội dung văn hoá làng nên khai thác qua các bình diện văn hoá xã hội, văn hoá tư tưởng, văn hoá nghệ thuật. Ở từng bình diện ấy nông thôn xưa đã xuất hiện nhiều hiện tượng văn hoá, có cái đã thành biểu trưng mang giá trị truyền thống. Từ đó hình thành văn hoá của những làng khác nhau mà không làng nào giống làng nào, mặc dù họ sống rất gần nhau về địa lý và thành phần dân cư.[13,tr] Tác giả Hà Văn Tấn cho rằng: “Văn hoá xóm làng là văn hoá nông dân hay văn hoá nông thôn? Đó là văn hoá được biểu hiện ra trong xóm làng hay là văn hoá được đặc trưng bằng kết cấu xóm làng? Vì không có định nghĩa rõ ràng, hiện tại chúng ta không thể đánh giá cái gọi và văn hoá xóm làng” [24,tr69]. Tác giả Hà Văn Tấn nhận định: “Văn hoá làng chính là văn hoá nông thôn mà diện mạo của nó chính là cây đa, bến nước, sân đình... là tâm tình của người nông dân biểu hiện trong kho tàng văn hoá dân gian, trong đất lề quê thói vốn là sản phẩm của kết cấu xóm làng với vô số những quan hệ khác nhau”. Tác giả Trần Quốc Vượng cho rằng: “Văn hoá Việt Nam cổ truyền, về bản chất là một nền văn hoá xóm làng. Là sức mạnh, vừa là điểm yếu của truyền thống Việt Nam cũng là ở đó” [34,tr101]. Sức mạng được biểu hiện qua sự gắn bó ngàn đời của các thành viên trong cộng đồng qua những biểu tượng văn hoá truyền thống, song ở một bình diện khác lại là mặt hạn chế của những kết cấu có tính bảo thủ, trì trệ và chậm đổi mới. Tác giả Phan Đại Doãn cho biết: “Văn hoá làng có nội dung cực kỳ phong phú. Nhiều khi làng đã giải thể nhưng văn hoá làng thì vẫn tiếp tục tồn tại lâu dài” [3,tr19]. Qua đó để thấy sức sống lâu bền của văn hoá làng trong mỗi con người cá thể và cộng đồng làng. Tác giả cho rằng văn hoá làng là những giá trị văn

hoá vật thể và phi vật thể do dân làng sáng tạo ra, hội tụ, lưu truyền trong lịch sử tồn tại, phát triển của làng. Nó phản ánh cuộc sống dựng làng, giữ làng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của toàn đất nước. Nó thể hiện tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, tư tưởng, trí tuệ và thế ứng xử của dân làng đối với cộng đồng, gia đình, dòng họ, xóm làng, đối với con người và cuộc sống ngoài làng, đối với môi trường tự nhiên và thế giới siêu nhiên. Nó là nội lực gắn kết và duy trì sự tồn tại, phát triển làng trong lịch sử. Như vậy, văn hoá làng ở Việt Nam được phát triển và tồn tại cùng với sự xuất hiện của cộng đồng cư dân làng xã, nó xuất hiện vào thời cổ đại và tồn tại trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế văn hoá làng là một thực thể luôn vận động và phát triển qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Các thế hệ trong cộng đồng luôn có ý thức bảo tồn giá trị cổ truyền của văn hoá làng, song ở một góc độ nào đó thì những thế hệ kế tiếp luôn có ý thức phát huy, phát triển nền tảng văn hoá cổ truyền để phù hợp với cuộc sống, xã hội hiện đại. Đặc biệt trong tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá hiện nay, nhiều đơn vị hành chính làng xưa đã chuyển thành phố, phường. Vì vậy có những biến đổi có thể nhận diện được, như mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng làng, tinh thần cố kết đã có những biến đổi nhất định, không còn khép kín, chặt chẽ như những thời kỳ trước đây. Các thành tố khác của văn hoá làng cũng diễn ra theo xu hướng nêu trên. Sự biến đổi văn hoá làng cũng nằm trong qua luật chung của biến đổi văn hoá, mà biến đổi văn hoá được hiểu là quá trình vận động của tất cả các xã hội trong phạm vi không gian nhất định (một làng hoặc nhiều làng). Đơn vị làng tuy là một mức độ phân tích nhỏ nhất nhưng đó lại chứa đựng nhiều vấn đề về sự tác động của công nghiệp hoá, đô thị hoá đến sự biến đổi văn hoá làng. 1.2. Văn hoá làng nghề Trong cuốn “Từ điển Bách khoa Văn hoá học” của A.A xuất bản vào những năm 90 của thế kỷ XX có định nghĩa về thủ công mỹ nghệ dân

Trong tác phẩm “Nghề thủ công mỹ nghệ đồng bằng Sông Hồng tiềm năng, thực trạng và một số kiến nghị” của tác giả Lê Hồng Lý đã nêu khái quát những nét cơ bản về văn hoá làng nghề: Có một thực tế phổ biến là ở hầu hết các làng nghề vốn văn hoá truyền thống được gìn giữ bền lâu hơn những làng khác. Vốn văn hoá ấy lại phong phú với nhiều loại hình khác nhau. Hiện nay các làng còn giữ được những nét văn hoá truyền thống nhất lại là những làng nghề. Từ di tích, phong tục cùng các tiềm năng văn hoá khác đều được giữ gìn khá tốt so với các làng làm nông nghiệp thuần tuý, làng nghề có điều kiện nhiều hơn về kinh tế. Hơn nữa họ có tay nghề cho nên các di tích ở các làng ấy thường xuyên được tu bổ nhờ sự giúp đỡ của nhiều “mạnh thường quân” hơn và được công đức nhiều hơn. Đặc biệt là một số phong tục, nghi lễ mang tính nông nghiệp sơ khai và rất cổ lại do chính quyền các làng lưu giữ nhiều hơn là các làng nông nghiệp thuần tuý. Thờ cúng tổ nghề là một nét văn hoá khác của làng nghề, gần như không có một làng nghề nào mà không thờ một vị tổ sư của làng nghề mình. Cùng với tổ nghề là lễ hội làng nghề, nếu ngày giỗ tổ nghề đồng thời là ngày hội làng thì lễ hội làng ấy có quy mô khá lớn.. Vốn dĩ là làng nông nghiệp nên làng nghề đã có đặc tính của làng xã nông thôn Việt Nam. Vì vậy khi trở thành làng nghề do nhu cầu bảo vệ nghề và việc phải cố kết làm ăn trước các cộng đồng nghề khác, nên tính cộng đồng của họ ở mặt nào đó còn cao hơn ở làng nông nghiệp. Văn hoá làng nghề ngoài lễ hội, khoán ước và lễ giỗ tổ nghề còn nhiều loại hình khác phong phú như ca dao, ngạn ngữ nói về nghề, những truyền thuyết về những vị tổ nghề, ca dao của làng nghề. [17,tr135-145].

Có thể nói khái niệm văn hoá làng thường gắn liền với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam với ba đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã, cộng đồng trong sản xuất bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hoá, lối sống đạo đức...) ý thức tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương ước) và tính đặc thù độc đáo rất riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau nhưng không hề giống nhau). Văn hoá làng được thể hiện thông qua các biểu trưng văn hoá mang giá trị truyền thống: Từ cây đa, bến sông, con đê, mái đình, giếng nước đến các bản gia phả, hương ước, tập tục, hội hè đình đám, tín ngưỡng, các nghề thủ công truyền thống, những làn điệu dân ca, dân vũ, những người giỏi văn, giỏi võ... Văn hoá làng mang những giá trị đẹp giàu tính truyền thống, đồng thời cũng cần xoá bỏ những tập tục cổ hũ, lạc hậu trong đời sống của người dân. Chúng ta đều biết rằng làng nghề nào cũng có những câu ca dao hay ca ngợi về làng, về nghề và những con người tài năng của làng nghề đó. Có một nét đặc sắc trong văn hoá làng nghề đó là sự năng động linh hoạt, chuyển đổi rất nhanh nhạy trước những biến động của thời cuộc, của thị trường. Thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó chỉ cần xem xét cụ thể một làng nghề trong các giai đoạn lịch sử sẽ thấy được tình trạng chung của các làng nghề khác. Từ nghiên cứu các học thuyết của học giả, tôi đưa ra quan niệm về văn hoá làng nghề như sau: Văn hoá làng nghề là tổ hợp các thành tố, trong đó có quang cảnh/không gian văn hóa làng xóm, di tích, nhà ở, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, thờ tổ nghề, mối quan hệ của người dân làng nghề, bí quyết nghề nghiệp, kỹ thuật truyền nghề, biểu tượng văn hoá trong các sản phẩm của làng nghề... tất cả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành tổng thể di sản văn hoá làng nghề.