Bao lâu thì nên cắt chỉ vết thương

Nếu vết thương của bạn được khâu bằng chỉ tự tiêu thì nó sẽ tự tiêu và được cơ thể hấp thụ trong vòng 7 đến 10 ngày sau khi phẫu thuật.  Còn đối với những loại chỉ phẫu thuật thông thường, bạn sẽ cần phải đến các bác sĩ để cắt chỉ. Việc này có thể làm tại nhà nhưng độ an toàn thì không phải là tuyệt đối.

Công đoạn cắt chỉ sau khi phẫu thuật cho loại chỉ không tiêu thường từ 5 ngày đến 21 ngày (phụ thuộc vào loại vết thương và vùng thực hiện phẫu thuật).

Tùy từng vết khâu, vết mổ phẫu thuật mà chăm sóc theo đúng yêu cầu của bác sĩ, tuy nhiên có những điểm lưu ý chung:- Chỉ khâu vết mổ thường tự tiêu trong khoảng thời gian từ 7 ngày đến 10 ngày. Các loại chỉ không tiêu thì cần cắt chỉ trong khoảng thời gian từ 5 ngày đến 21 ngày (tùy loại phẫu thuật). Nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu chân chỉ gây cho bạn khó chịu hoặc đau.

- Giữ cho vết mổ luôn khô sạch: bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng, không nên thoa các loại kháng sinh không được chỉ định, hay đắp lá trầu, tỏi giã lên vết mổ.

- Nếu bác sĩ cho phép bạn tắm khi về nhà, bạn nên tắm nhanh, tuy nhiên tránh tắm bằng nước quá nóng, tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong bồn tắm, vì điều này làm cho vết mổ bị ướt dẫn đến dễ nhiễm trùng trở lại.

- Không vận động mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến vết mổ.

- Tránh để vết mổ tiếp xúc với ánh sáng.

- Vết mổ có thể băng kín lại nhưng nhớ đảm bảo sạch sẽ, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, hoặc dùng băng vết thương dạng xịt giúp vết thương thông thoáng và mau lành.

Sẹo là hệ quả của quá trình tự phục hồi, làm liền da ở những vết thương. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là quá trình tăng sinh quá mức số lượng lẫn trật tự các sợi collagen mới thay thế vùng bị tổn thương và kết quả là hình thành sẹo.Sẹo không giống nhau ở người có cơ địa khác nhau. Cùng nguyên nhân gây sẹo, việc hình thành và đáp ứng thuốc điều trị cũng không giống nhau. Nếu sợi collagen tăng sinh quá mức, sẹo nổi cao hơn gọi là sẹo lồi.


Chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà là một vấn đề được hầu hết người bệnh và gia đình bệnh nhân quan tâm đặc biệt. Bởi nếu không biết cách chăm sóc vết thương sau mổ có thể khiến vết thương sau mổ nhẹ thì lâu lành và tạo sẹo mất thẩm mỹ không thể hồi phục, nặng thì sẽ gây ra nhiễm trùng hay thậm chí là nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bài viết dưới đây có thể cung cấp một số thông tin về cách chăm sóc vết thường sau mổ tại nhà mà gia đình bệnh nhân có thể tham khảo để thực hiện ngay tại nhà.

1. Tháo/ Thay băng vết thương mổ tại nhà

Các vết thương sau mổ thường được băng kín giúp bảo vệ vết thương không bị va chạm, tổn thương. Thay băng mới là hình thức tránh mô mới mọc ăn sâu vào băng cũ cũng như đảm bảo vệ sinh cho vết mổ. Khi thay băng vết thương sau mổ cần lưu ý:

– Tháo băng đúng cách: chú ý tháo băng chỉ nên chạm vào phần băng còn sạch, nếu băng bị bẩn nên dùng kẹp để lấy băng ra để tránh nhiễm trùng thứ phát cho vết thương. Tháo băng cần làm nhẹ nhàng.

– Thay băng ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần (theo hướng dẫn của bác sĩ).

– Phải rửa tay bằng xà phòng trước khi mở băng và thay băng.

– Không làm ướt băng hoặc làm bẩn băng.

Nếu vết thương đã được bác sĩ băng bằng băng dính tuyệt đối không được bóc, để băng dính bong tự nhiên.

Đọc thêm bài viết:

>> Lời khuyên cần thiết khi chăm sóc vết rộp trên da

>> Hướng dẫn cách sơ cứu vết thương bỏng

Bao lâu thì nên cắt chỉ vết thương

2. Rửa vết thương mổ tại nhà

Rửa vết thương cần theo đường thẳng, từ đỉnh đến đáy, từ trong ra ngoài, từ vùng sạch đến vùng ít sạch, đồng thời sử dụng tăm bông hoặc miếng gạc  theo chiều đi xuống. Cần chọn gạc đủ mềm để tránh làm vết thương bị tổn thương.

Sử dụng những dung dịch rửa không gây hại với mô cơ thể và không làm cản trở quá trình lành vết thương.

3. Đắp thuốc và băng vết thương

Sau khi rửa vết thương nên đắp thuốc vào vết thương (theo đơn chỉ định của bác sĩ). Dùng gạc phủ kín vết thương và băng lại hoặc cố định bằng băng keo y tế.

4. Giữ vết thương luôn sạch, độ ẩm nhất định

– Sau 3 ngày đầu sau mổ, người bệnh cần giữ vết thương sạch và tránh rửa nước trực tiếp lên vết mổ.

– Không được tắm vòi hoa sen trực tiếp vào vết mổ.

– Không được kì cọ vào vết mổ.

– Không ngâm người trong bồn nước nóng hoặc bơi lội.

5. Vận động sau mổ

Sau phẫu thuật thường bệnh nhân sẽ phải sớm vận động. Tuy nhiên cần lưu ý vận động nhẹ nhàng, tránh vận động quá sức.

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục.

6. Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng tác động rất lớn đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Vì thế người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch giàu protein, chất xơ như thịt lợn nạc, các loại thịt đỏ, đậu phụ, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi…. không dùng bia rượu, các đồ ăn cay nóng hay các chất kích thích.

Xem thêm bài viết:

>> Vết thương mau lành hơn nhờ dinh dưỡng tốt?

>> 6 nguyên tắc cơ bản trong dinh dưỡng phòng ung thư

7. Cắt chỉ vết thương sau mổ

Nếu vết thương được khâu bằng chỉ tự tiêu thì chỉ sẽ tự tiêu sau khoảng 7 đến 10 ngày.

Đối với những loại chỉ phẫu thuật khác người bệnh cần đến các cơ sở y tế để các bác sĩ cắt chỉ. Người bệnh không nên tự làm tại nhà bởi mức độ an toàn không cao và đặc biệt là bạn không có chuyên môn hoặc kinh nghiệm. Công đoạn cắt chỉ không tiêu có thể tiến hành sau khoảng 5 đến 21 ngày tùy thuộc vào loại vết mổ và vùng thực hiện phẫu thuật.

Nếu bạn không muốn đến viện để cắt chỉ có thể liên hệ qua hotline 1800 6896 (Hà Nội) hoặc Hotline 1800 6894 ( Hồ Chí Minh) của Việt Úc để sử dụng dịch vụ cắt chỉ tại nhà của Việt Úc. 

8. Những trường hợp nào cần gọi cho bác sĩ

– Vết mổ chảy máu hoặc tụ máu.

– Vết mổ đau, sưng nóng, có mủ hoặc đỏ.

– Vết mổ bị hở.

– Người bệnh ớn lạnh hoặc sốt cao.

– Người bệnh có cảm giác căng, hoặc thít chặt vết mổ, chỉ khâu hoặc ghim trên da bị đứt hoặc toác miệng.

– Sau mổ xuất hiện sẹo lồi, co rút hoặc phì đại quá mức cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn cách Chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà, hi vọng phần nào giải đáp được các thắc mắc của người bệnh về vấn đề này. Người bệnh sau mổ thường yếu có thể nhờ người nhà giúp chăm sóc các vết thương hoặc có thể thuê các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Hiện nay Phòng khám gia đình Việt Úc cung cấp dịch vụ chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh với mức giá hợp lý và đảm bảo an toàn, đúng kỹ thuật giúp cho người bệnh có nhiều thời gian nghỉ dưỡng, hạn chế được việc đi tới các cơ sở y tế để xử lý vết thương.

Nếu bạn và người thân có nhu cầu chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6896 (Hà Nội) hoặc 1800 6894 (Hồ Chí Minh) để đặt lịch và tư vấn hỗ trợ dịch vụ.

—————

Phòng khám Gia Đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc

Hotline Hà Nội: 1800 6896

Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894

Website: https://pkgdvietuc.com/


Tránh xẹo xấu.

Thoát lưu dịch, mủ.

2. Chỉ định

Vết thương lành tốt đến ngày cắt chỉ.

Vết thương nhiễm trùng.

3. Nhận định vết khâu

Vị trí vết khâu.
Mục đích vết khâu?
Thời gian?
Tình trạng vết khâu: Sưng? Đỏ? Đau? Nóng? Tiết dịch?
Tình trạng người bệnh: Tổng trạng? Nhiệt độ?

4. Thời gian cắt chỉ vết khâu

Nguyên tắc chung:

Vết thương bình thường khoảng 10-12 ngày.
Vết thương đầu, mặt, cổ, vết thương thẩm mỹ sẽ cắt chỉ ngắn hơn.
Vết thương dài trên 10cm, gần khuỷu, xương thời gian cắt chỉ lâu hơn hoặc cắt mối bỏ mối.
Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng, thành bụng nhiều mỡ sẽ cắt chỉ lâu hơn
Vết thương nhiễm trùng: cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.

Để biết chính xác thời gian cắt chỉ ứng với từng vị trí vết thương cụ thể, mời các bạn truy cập theo bài viết: Vết thương đã khâu sau mấy ngày có thể cắt chỉ được?

5. Một số yêu cầu khi cắt chỉ vết khâu

Phải sát trùng chỉ trước khi cắt.

Phần chỉ phía trên không được chui xuống dưới da.

Phải kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ sau khi cắt.

Hạn chế sự đau đớn cho người bệnh.

6. Các bước cắt chỉ vết thương

Các bước cắt chỉ vết thương được dẫn theo nguồn bài viết: Cắt chỉ vết thương và chăm sóc vết thương sau cắt chỉ

6.1 Chuẩn bị người bệnh

–  ĐD mang khẩu trang đến kiểm tra số phòng, số giường, tên, tuổi NB.

–  Báo và giải thích cho NB biết việc sắp làm.

–  Quan sát và đánh giá tình trạng vết thương.

–  Về phòng rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh, soạn dụng cụ đầy đủ và phù hợp.

6.2 Chuẩn bị dụng cụ

* Dụng cụ vô khuẩn:

– Kềm kelly.

– Nhíp không mấu.

– Kéo cắt chỉ.

– Chén chum đựng dung dịch sát khuẩn da (cồn Iod 1%o hoặc Betadine 10%).

– Gòn.

– Gạc.

Hoặc bộ thay băng vô khuẩn đóng gói sẵn gồm: 1 kềm kelly (1 nhíp), 1 kéo cắt chỉ, chén chum đựng dung dịch sát khuẩn, gòn viên, gạc.

* Dụng cụ sạch:

– Găng tay sạch.

– Giấy lót không thấm.

– Băng keo.

– Kéo cắt băng (nếu cần)

6.3 Tiến hành kỹ thuật

– ĐD mang khẩu trang đến kiểm tra số phòng, số giường, họ tên, tuổi NB.

– Báo và giải thích lại cho NB biết việc sắp làm.

– Để mâm nơi thuận tiện, gần vết thương.

– Bọc lộ vết khâu (giữ cho người bệnh được kín đáo và thoải mái).

– Đặt tấm lót không thấm phía dưới nơi vị trí vết khâu.

– Rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh, mang găng tay sạch.

– Tháo băng bẩn (bằng kềm sạch hoặc găng tay sạch ), rửa lại tay (rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh nếu cần).

– Mở khăn mâm dụng cụ vô khuẩn (hoặc mở bao gói bộ thay băng vô khuẩn)

– Lấy kềm vô khuẩn an toàn.

– Sát khuẩn vết khâu và vùng da xung quanh an toàn.

– Đặt gạc ở vị trí an toàn gần vết khâu.

– Dùng kéo cắt từng mối chỉ nhẹ nhàng (chỉ nằm trên da không được chui xuống dưới da).

– Đặt từng mối chỉ lên miếng gạc để kiểm tra sự nguyên vẹn của mối chỉ.

– Sát khuẩn lại vết khâu, rộng ra xung quanh 5 cm.

– Che chở vết khâu (rộng ra 5 cm).

– Cố định bông băng.

– Tháo găng tay, rửa tay thường quy/ sát khuẩn tay nhanh.

– Báo cho người bệnh biết việc đã xong, cho người bệnh nằm lại tư thế tiện nghi.

– Thu dọn dụng cụ mang về phòng, xử lý chất thải lây nhiễm đúng cách.

– Rửa tay thường quy/sát khuẩn tay nhanh.

– Ghi hồ sơ.

6.4 Dọn dụng cụ

– Ngâm ngập dụng cụ trong dung dịch khử khuẩn – trả về chỗ cũ hoặc gởi đi tiệt khuẩn.

6.5 Ghi hồ sơ

– Ngày giờ cắt chỉ.

– Tình trạng vết khâu.

– Dung dịch, loại băng sử dụng.

– Phản ứng của người bệnh (nếu có).

– Tình trạng vết khâu.

– Có cắt chỉ hay mở kẹp.

– Phản ứng của người bệnh (nếu có).

– Nội dung giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.

– Họ và tên người thực hiện.

7. Các nguy cơ tai biến, cách phòng ngừa và xử trí khi tai biến xảy ra

STT TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG PHÒNG NGỪA XỬ TRÍ
1 Đau nơi vết thương – Thực hiện kỹ thuật thay băng thật nhẹ nhàng tránh gây đau.

– Tâm lý cho NB.

– Thực hiện kỹ thuật thay băng thật nhẹ nhàng tránh gây đau.

– Tâm lý cho NB.

2 Chảy máu nơi vết thương – Thực hiện kỹ thuật thay băng cắt chỉ thật nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật. – Dùng gòn chậm máu nơi vết thương.

– Đắp kín vết thương bằng gạc.

3 Gây sẹo xấu – Cắt chỉ đúng theo thời gian qui định.

– Thực hiện kỹ thuật đúng cắt chỉ theo nguyên tắc.

– Cắt chỉ theo y lệnh BS.
4 Nhiễm khuẩn vết thương – Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn tuyệt đối.

– Che vết thương đủ kín.

– Thực hiện đúng nguyên tắc cắt chỉ.

– Tuân thủ các thời điểm rửa tay.

– Khi cắt chỉ phải đảm bảo chỉ trên da không được chui xuống dưới da.

– Theo dõi dấu sinh hiệu: chú ý thân nhiệt.

– Thực hiện y lệnh thuốc của BS.

– Quan sát, nhận định tình trạng vết thương trong khi thay băng để đánh giá tiến triển của vết thương.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân