Bàn phím cơ quang học là gì

Switch quang học còn được gọi với cái tên khác là Optical Switch Technology (Light Strike). Switch quang học thường thích hợp để chơi game. Trong khi đó switch cơ học lại đáp hầu hết nhu cầu ở mức độ vừa trở lên. Switch quang học của Razer có tốc độ phản hồi nhanh hơn 30ms so với các switch cơ học thông thường. Vì thế nó rất phù hợp cho gaming.

Switch quang học là gì?

Switch quang học cơ bản vẫn là một loại switch bình thường có cấu tạo như các loại switch cơ bản khác. Tuy nhiên nó được thay thế bộ đọc tín hiệu bằng ánh sáng và cảm biến chứ không sử dụng mạch điện trở và đóng như các switch truyền thống.

Bằng cách sử dụng cảm biến ánh sáng các chuyển động theo chiều dọc của switch (hành động nhấn phím) sẽ được ghi nhận là một hành động gõ phím, cơ chế này loại bỏ được các nhược điểm về hao mòn kim loại, gỉ sét, bụi bặm mà bán phím cơ sử dụng switch thường hay gặp.

Cấu tạo của switch quang học?

Về cơ bản cấu tạo của switch quang cũng khá giống với các switch thông thường khác.

  • Keycap: Phím
  • Housing: Vỏ
  • Crystal prism: Lăng kính
  • Optical Receiver: Bộ thu tín hiệu
  • Slider & Spring: Thanh trượt và lò xo
  • Stabilizing bar: Thanh cân bằng phím

Nguyên lý hoạt động của switch quang học

Khi nhấn keycap, một trục bằng nhựa (thanh trượt) sẽ di chuyển, và một lò xo đẩy trục nhựa đó trở lại vị trí ban đầu. Đồng thời, stem sẽ lún xuống và tạo ra khoảng hở sáng. Nhờ thế ánh sáng có thể đi từ đèn đến bộ thu tín hiệu và giúp các thao tác của bạn được ghi nhận và kích hoạt phím thành công.

Chưa dừng lại ở đó, switch quang học còn có khả năng thay đổi điểm nhận phím. Bởi lẽ số lượng chùm sáng mà bộ nhận tín hiệu thu được có thể thay đổi đáng kể nhờ độ mở của khoảng hở sáng.

Điều này phụ thuộc vào lực nhấn mà bạn tác động lên phím. Thông qua đặc điểm này, người dùng hoàn toàn có thể cài đặt điểm kích hoạt phím cho phù hợp bằng phần mềm. Tuy nhiên thực tế ưu điểm này vẫn chỉ nằm trên lý thuyết, bởi chúng ta còn phải đợi những nhà sản xuất switch quang học tối ưu hóa các tính năng.

Switch quang học cũng có các đặc tính vật lý tương tự như các switch thông thường, chẳng hạn như tuyến tính giống Red Switch, có khấc như Brown Switch…

Các nhà sản xuất switch quang cho rằng switch thông thường sẽ bị ảnh hưởng bởi sự hao mòn về kim loại cũng như sự rỉ set và bụi bẩn sẽ làm mất đị độ nhạy cũng như thời gian truyền tín hiệu cũng sẽ bị trễ đi ít nhiều. Và các switch quang đã khắc phục được hầu hết tất cả những yếu điểm đó.

Các loại switch quang học

Có hai loại switch quang chính:

  • Switch quang học cảm biến theo trục ngang
  • Switch quang học cảm biến theo trục dọc

Switch quang học trục ngang

Switch quang học trục ngang là một hệ thống thu và phát tín hiệu hồng ngoại nằm ngang ở bên trong trục chuyển động (thanh trượt) của switch, khi trục chuyển động di chuyển xuống 1 quãng đường nhất định sẽ tạo ra lỗ hở nằm trên trục và khi đó bộ phát và thu tín hiệu hồng ngoại sẽ được kích hoạt và nhận tín hiệu.

Vì sử dụng bộ thu phát hồng ngoại nên tốc độ phản hồi của switch nhanh hơn hẳn với các switch thông thường và đồng thời loại bỏ được những rắc rối không hề nhỏ mà các switch thông thường hay gặp phải.

Switch quang học trục dọc

Về cơ bản sẽ vẫn là cụm cảm biến hồng ngoại đặt ở phía mặt trên của bảng mạch nơi trực tiếp nhận tín hiệu của bàn phím. Nhưng bộ cảm biến này sẽ được đặt hướng lên trên và có thể đo được khoảng cách từ cảm biến đến trục của switch.

Chính vì vậy cảm biến này sẽ cho phép bàn phím biết được chính xác hành trình phím cũng như có thể thay đổi quãng đường để nhận diện được phím bấm có lực nặng hay nhẹ, ngắn hay dài.

Switch quang với switch cơ học, loại nào tốt hơn?

LoạiPhản hồiTuổi thọ(lần nhấn)Cảm giác gõÂm thanhĐộ đa dạngKhả năng customize
Switch quang họcNhanh hơn100 triệuKhông thoải mái lắmRất ồnÍt lựa chọnKhó
Switch cơ họcChậm hơn50 – 100 triệuKhá thoải máiĐỡ ồn hơnNhiều lựa chọnDễ dàng

Khi so sánh switch quang với switch cơ học, hầu hết mọi người chỉ chú tâm vào tốc độ phản hồi của chúng mà quên đi một số yếu tố rất quan trọng: độ thoải mái khi gõ, độ bền, giá cả, độ ồn,…

Như đã đề cập ở trên, switch quang thường có tốc độ phản hồi nhanh hơn switch cơ học. Đây là một lợi thế không nhỏ, các game thủ sẽ có lợi thế không nhỏ trong trận đấu nếu biết tận dụng điều này.

Trong khi đó switch cơ học hơi chậm hơn một chút. Nhìn chung, loại switch này rất phổ biến, ai cũng có thể sử dụng được. Cảm giác gõ khá thoải mái, âm thanh phát ra không lớn bằng switch quang học, có hàng tá lựa chọn cho bạn thoải mái customize.

Nếu chỉ phục vụ mục đích gaming cũng như muốn có một chút lợi thế trong game thì bạn có thể nghĩ đến bàn phím switch quang học. Còn nếu sử dụng đa nhu cầu và muốn có một cảm giác gõ thoải mái, quen thuộc thì switch cơ học vẫn rất đáng dùng.

Tổng thể

Về tổng thể, switch cơ học vẫn tốt hơn switch quang học. Switch cơ học luôn cho người dùng một cảm giác gõ chắc chắn ,ổn định hơn switch quang. Mặc dù có một chút mượt mà hơn, nhưng cảm giác đó không được giống thật cho lắm, rất khó để giải thích.

Hơn thế nữa, tiếng ồn phát ra từ switch quang sẽ khiến bạn và những người xung quanh cảm thấy vô cùng khó chịu. Mặc dù có một số lựa chọn đang được bán ngoài thị trường, tuy nhiên âm thanh từ switch cơ học có vẻ vẫn ổn hơn switch quang.

Tốc độ
SwitchLoạiKhoảng cách kích hoạtThời gian phản hồi
Razer PurpleQuang học1.5mm230.4ms
Cherry MX RedCơ học2mm246.6ms
Cherry MX Speed SilverCơ học1.2mm246.8ms
Gateron BlackQuang học2mm262.4ms

Bảng trên là kết quả test tốc độ phản hồi của Razer Purple, Cherry MX Red, Cherry MX Speed Silver và Gateron Black. Kết quả khá bất ngờ khi tốc độ phản hồi giữa Red và Speed Silver Switch của nhà Cherry lại xấp xỉ nhau. Mặc dù Cherry MX Speed Silver có quãng đường kích hoạt phím ngắn hơn Cherry MX Red.

[Có âm thanh]Toàn tập về Cherry MX Switch

Trái lại với những gì chúng ta mong muốn. Điều này cũng cho ta thấy khoảng cách kích hoạt và tốc độ phản hồi phím không có mối liên hệ gì với nhau. Chúng thực sự không nhanh như những gì nhà sản xuất đã quảng cáo.

Nhìn vào bảng trên cũng thấy một điều khá thú vị. Gateron Black có tốc độ phản hồi chậm hơn Cherry MX Speed Silver. Đây cũng không phải là điều bất ngờ bởi mục không phải switch quang nào cũng nhanh hơn switch cơ học.

Switch quang của Razer là sự khác biệt. Nó nhanh hơn các switch khác đến 30ms, đây là một con số đáng kể.

Giá cả

Switch cơ học luôn đánh bại switch quang ở khoản giá thành. Lý do rất đơn giản, ngoại trừ switch cao cấp của Cherry ra thì trên thị trường có rất nhiều loại switch clone của Cherry với chất lượng và giá thành tốt.

Switch quang hiện nay được bán khá ít trên thị trường. Không những thế, nó thường được trang bị trên các bàn phím tầm trung và cao cấp. Nếu dư giả về tài chính, bạn cũng có thể trải nghiệm bàn phím switch quang.

Độ bền

Tuổi thọ trung bình của switch quanglà khoảng 100 triệu lần nhấn. Thay vì kích hoạt bằng điện, cơ chế ánh sáng sẽ làm tăng tuổi thọ của switch.

Một số switch cơ học cũng có độ bền 100 triệu lần nhấn, điển hình như Cherry MX Red, Black, Brown,… Vì thế nếu tiêu chí chọn mua switch của bạn là độ bền thì có thể có nhiều lựa chọn hơn.

Các switch cơ học “nhái” thường có tuổi thọ trung bình khoảng 50 triệu lần nhấn. Vì vậy về tổng thể switch quang học bền hơn switch cơ học.

Độ ồn

Độ ồn của switch quangkhá lớn. Một switch quang có thiết kế tiêu chuẩn sẽ phát ra âm thanh mà đến cả người dùng cũng cảm thấy khó chịu và ngại với người xung quanh.

Switch cơ học cũng có một vài loại phát ra âm thanh khá lớn. Tuy nhiên nếu so sánh chúng với switch quang thì không thể nào bằng được.

Silent Switch có bộ giảm chấn bằng cao su được gắn ở stem giúp giảm đáng kể âm thanh phát ra. Rất phù hợp để sử dụng ở môi trường văn phòng.

Switch cơ học hỗ trợ giảm tiếng ồn tốt hơn switch quang bởi sự đa dạng của loại switch này mang lại.

Độ đa dạng

Switch cơ học đã và đang phát triển hàng thập kỷ nay. Đó là lý do chúng rất đa dạng về mẫu mã. Có thể bạn sẽ bị choáng ngợp khi biết được số lượng switch cơ học đang được bán trên thị trường.

Ngoài ra, switch cơ học còn được chia thành các ngành nhỏ như low-profile, silent, speed,… Trong khi đó switch quang học chỉ có một vài loại chính như linear, tactitle và clicky.

Hiện nay cũng chỉ có một vài công ty sản xuất switch quang. Có thể nếu sau này Cherry nghiên cứu và sản xuất switch quang. Trải qua các yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt, switch quangsẽ trở lên phổ biến và tin cậy hơn.

Dễ mua

Dựa vào độ đa dạng và phổ biến thì chúng ta cũng có thể thấy được switch cơ học dễ mua hơn switch quang rất nhiều. Hay nói một cách khác, hiện nay chỉ có một vài bàn phím được trang bị switch quang học.

Nếu ra ngoài cửa hàng, bạn sẽ thấy bày bán hầu như bàn phím switch cơ học. Có rất ít cửa hàng bán bàn phím quang học, kể cả các cửa hàng lớn.

Razer là một trong những nhà sản xuất switch cơ học đưa switch quang học vào dây chuyền sản xuất chính. Vì thế người dùng có thể tìm thấy bàn phím switch quang Razer Huntsman.

Bàn phím switch quang yêu cầu một PCB khác với các bàn phím thông thường. Chưa kể chúng không không có khả năng hot-swappable như bàn phím switch cơ học.

Video liên quan

Chủ đề