Vì sao không nên ăn mỡ bò

Thịt bò là một trong những thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Trong thịt bò rất giàu protein và nhiều hợp chất khác nên hệ tiêu hóa cần thời gian dài hơn để tiêu hóa hoàn toàn. Do đó, không phải đối tượng nào ăn thịt bò cũng tốt. Vậy người mắc bệnh nào không nên ăn thịt bò?

1. Thịt bò có những tác dụng gì tốt cho sức khỏe?

Thịt bò đặc biệt chứa nhiều protein hơn các loại thịt khác, ngoài ra còn nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe khác.

Thịt bò nhiều dinh dưỡng nhưng không phải tốt cho tất cả mọi người

Ăn thịt bò đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

1.1. Tăng trưởng phát triển cơ bắp

Trong chế độ ăn tăng cường cơ bắp, thịt bò là thực phẩm không thể thiếu do hàm lượng protein nhiều, ngoài ra còn chứa chất Carnitine. Chất này tham gia vào quá trình trao đổi chất béo để tạo thành 1 loại acid amin có tác dụng tăng trưởng cơ bắp, đặc biệt quan trọng với vận động viên thể hình.

1.2. Tăng cường miễn dịch

Không chỉ giàu protein, trong thịt bò có chứa rất nhiều loại khoáng chất, Vitamin thiết yếu với cơ thể con người. Nhất là hàm lượng Vitamin B6, Vitamin B12 cao có tác dụng củng cố, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

1.3. Ngăn ngừa ung thư

Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nói chung đều có tác dụng tốt với sức khỏe, đặc biệt ngăn ngừa gốc tự do gây bệnh, nguy cơ phát triển thành ung thư. Còn trong thịt bò có chứa chất acid linoleic, có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy phục hồi mô sau tổn thương hiệu quả. Ngoài ra còn có acid palmitic giúp cơ thể chống chọi lại ung thư cùng các bệnh do virus tốt hơn.

Trong thịt bò chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư

Đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe song không phải đối tượng nào ăn thịt bò cũng tốt, đôi khi còn tác dụng ngược gây hại.

2. Người mắc bệnh nào không nên ăn thịt bò?

Dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao song những người mắc bệnh dưới đây nên tạm thời không ăn thịt bò để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và điều trị bệnh lý.

2.1. Người mắc bệnh da liễu

Ngoài hàm lượng protein cao thì khi cơ thể ăn thịt bò sẽ sản sinh ra những phản ứng, tạo chất không tốt cho da. Vì thế, những người mắc bệnh ngoài da nếu ăn thịt bò có thể cảm thấy tình trạng nóng ran, ngứa ngáy, bệnh da liễu trở nên nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt ở người mắc bệnh thủy đậu đang điều trị, thịt bò cần phải kiêng hoàn toàn trong chế độ ăn. Chỉ khi bệnh khỏi hẳn, các nốt thủy đậu đã bắt đầu lành thì bạn có thể thử ăn một ít thịt bò để kiểm tra phản ứng cơ thể trước khi dùng lượng lớn.

2.2. Người vừa phẫu thuật ruột thừa

Đau ruột thừa là vấn đề khá thường gặp, thường trong các trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ ruột thừa để ngăn ngừa viêm đau tái phát. Sau phẫu thuật này, hệ tiêu hóa khá yếu ớt và nhạy cảm, vì thế các loại thực ăn khó tiêu hóa cần hạn chế, trong đó có thịt bò.

Người sau phẫu thuật ruột thừa không nên ăn thịt bò

Thay vào đó, người bệnh được khuyến khích nên sử dụng các loại thức ăn chế biến lỏng, thanh, dễ tiêu hóa, mềm như súp loãng, cháo hoặc nước cháo. Kể cả thịt bò sử dụng để nấu canh, súp cũng nên hạn chế bởi protein và dinh dưỡng trong thịt bò khó tiêu hóa, cần thời gian dài hệ tiêu hóa mới có thể phân giải hoàn toàn.

2.3. Người bị sỏi thận

Protein trong thịt bò tốt cho việc xây dựng cơ bắp, tuy nhiên với người bị sỏi thận thì đây lại là nguyên nhân gây tăng oxalate trong nước tiểu và hình thành sỏi. Vì thế, những bệnh nhân sỏi thận, kể cả sỏi nhỏ không điều trị hoặc đang trong quá trình điều trị không nên ăn thịt bò.

2.4. Người mắc bệnh viêm khớp

Những người mắc bệnh viêm khớp nếu ăn nhiều thịt bò cũng như các thực phẩm giàu protein động vật khác, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là khi ăn thịt bò, để tiêu hóa hoàn toàn cơ thể sẽ cần nhiều acid, cơ thể cũng sẽ dùng nhiều canxi để trung hòa hơn. Khi cơ thể sử dụng canxi từ hệ xương cho hoạt động tiêu hóa, canxi thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.

Ngoài ra, ăn nhiều thịt bò còn là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh viêm khớp, điển hình là gout. Vì thế, nên hạn chế ăn thịt bò với cả những người đã điều trị viêm khớp.

2.5. Người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp hoặc mỡ máu cao

Người mắc nhóm bệnh này nên hạn chế tối đa việc ăn thịt bò cũng như các loại thịt giàu cholesterol khác. Ngoài chất đạm thì chất béo bão hòa cao có trong thịt bò sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, tăng tích tụ mảng bám động mạch gây xơ vữa, tắc nghẽn.

Cholesterol trong thịt bò có thể gây biến chứng tim mạch

Như vậy, những người mắc bệnh trên trong thời gian điều trị không nên ăn thịt bò với mọi dạng chế biến nào. Sau điều trị, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng thịt bò cũng như thực phẩm khác phù hợp.

3. Lưu ý để ăn thịt bò đúng cách, hấp thu tốt dinh dưỡng

Dù là loại thịt giàu dinh dưỡng nhưng ăn thịt bò không đúng cách sẽ không tốt cho sức khỏe, gây loãng phí khi cơ thể không thể hấp thu hoặc sử dụng hết. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nhớ khi dùng thịt bò trong bữa ăn hàng ngày:

3.1. Không ăn thịt bò quá thường xuyên

Các chuyên gia cho biết, mỗi người không nên ăn quá 500g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần, trong đó có thịt bò. Lượng thịt bò trong chế độ ăn cũng vừa đủ cung cấp protein và năng lượng, ăn quá nhiều sẽ làm tăng cholesterol trong máu.

3.2. Nấu chín thịt bò

Nên nấu chín thịt bò để ngăn ngừa sán, ký sinh trùng xâm nhập gây bệnh. Ngoài ra, nên cẩn trọng, tốt nhất là hạn chế ăn nội tạng của bò vì nguy cơ chứa ký sinh trùng, nhiễm khuẩn rất cao.

3.3. Không uống nước chè sau khi ăn thịt bò

Trong chè có chứa acid tanin, kết hợp với protein trong thịt bò và nhiều loại thịt khác sẽ ngăn việc hấp thu vi khoáng như: đồng, kẽm, sắt,… Hơn nữa còn gây se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón.

Không uống nước chè ngay sau khi ăn thịt bò

Trên đây là giải đáp chi tiết người mắc bệnh nào không nên ăn thịt bò. Hãy kiểm tra xem bạn hoặc người thân có thuộc đối tượng được khuyến cáo nên hạn chế dùng thịt bò trong thực đơn ăn uống hàng ngày không để đảm bảo có thực đơn ăn uống phù hợp.

Ăn thịt bò là một trong những phương pháp cung cấp protein phổ biến trong các chế độ ăn uống hàng ngày. Nhiều người đặt câu hỏi liệu ăn thịt bò có béo không và việc ăn thịt bò có thể đem lại lợi ích gì cho sức khỏe?

Thịt bò nằm trong nhóm thịt đỏ - một thuật ngữ dùng để chỉ thịt của các loại động vật có vú, chứa lượng sắt cao (so với thịt gà hoặc hải sản). Thịt bò nạc tươi rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và kẽm. Vì vậy, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích.

Trong mỗi 100gr thịt bò, một số chất dinh dưỡng sau được tìm thấy:

Nhóm chất dinh dưỡng / Calo Hàm lượng
Calo 217 calo
Nước 61%
Chất đạm (Protein) 26.1 gam
Carbohydrate 0
Đường 0
Chất xơ 0
Chất béo 11.8 gam

Ngoài các chất dinh dưỡng, thịt bò còn chứa rất nhiều vitamin – khoáng chất, bao gồm:

  • Vitamin B12.
  • Kẽm.
  • Selen.
  • Sắt.
  • Niacin.
  • Vitamin B6.
  • Phốt pho...

Tuy nhiên, cần chú ý rằng thịt bò chế biến sẵn sẽ có ít khoáng chất hơn và thay vào đó là hàm lượng natri (muối) cao.

Ngoài dinh dưỡng và vitamin, khoáng chất, thịt bò còn rất giàu protein. Theo đó, hàm lượng protein trong thịt bò nạc nấu chín chiếm hoảng 26% - 27%, thường có chất lượng cao và chứa tất cả 9 acid amin thiết yếu cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể.

Acid amin là nền tảng quan trọng của protein. Vì vậy, các loại thịt, đặc biệt là thịt bò là những nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh, rất có lợi trong việc duy trì và xây dựng khối lượng cơ bắp. Điều này giải thích vì sao vận động viên và những người hậu phẫu thuật rất ưa chuộng loại thịt này.

Thịt bò là một loại thịt đỏ có hàm lượng protein cao

Trong thịt bò có chứa nhiều loại chất béo khác nhau (còn được gọi là mỡ bò). Ngoài việc tăng thêm vị ngon cho thịt bò, chất béo còn làm tăng đáng kể hàm lượng calo trong thịt. Bên cạnh đó, lượng chất béo trong thịt bò còn phụ thuộc vào mức độ cắt thịt, tuổi, giới tính và nguồn thức ăn của bò. Hầu hết các sản phẩm thịt bò chế biến sẵn như xúc xích sẽ có chứa nhiều chất béo hơn bình thường.

Chất béo của thịt bò bao gồm hai loại: chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa, với lượng tương đương nhau. Một số acid béo phổ biến trong thịt bò là acid stearic, acid oleic và acid palmitic...

Với lượng chất béo bão hòa như trên, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải sẽ không gây tích mỡ trong cơ thể. Nếu như kết hợp với các hoạt động thể chất thường xuyên, chế độ ăn có thịt bò thậm chí sẽ giúp bạn có cơ thể săn chắc, thon gọn và khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, cách thức chế biến thịt bò cũng có thể gây ra sự thay đổi về hàm lượng chất béo của thịt trong món ăn. Hạn chế ăn các món thịt bò chiên / xào nhiều dầu mỡ vì những món này sẽ bổ sung một lượng calo khổng lồ, khiến quá trình tăng cân diễn ra nhanh chóng nếu bạn không tiêu thụ bớt calo ra ngoài. Thông tin này phần nào cũng đã giải đáp giúp bạn băn khoăn ăn thịt bò xào có béo không?

Tránh chế biến thịt bò có sử dụng dầu ăn hoặc mỡ

Ăn thịt bò đúng cách không chỉ không gây béo phì mà còn đem lại vô số lợi ích sức khỏe bất ngờ. Đây cũng là thành phần tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Cụ thể:

Thịt bò cung cấp nguồn protein chất lượng cao với tất cả các loại acid amin thiết yếu.

Việc hấp thụ protein không đủ có thể đẩy nhanh quá trình hao mòn cơ bắp (có liên quan đến tuổi tác) và gia tăng nguy cơ mắc phải chứng suy nhược cơ, thường gặp ở người cao tuổi. Vì vậy, một cách hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng này là tiêu thụ thịt bò (hoặc các nguồn cung cấp protein tốt khác) nhiều hơn, giúp duy trì cơ bắp, hạn chế tình trạng đau mỏi cơ.

Carnosine là một hợp chất quan trọng đối với hoạt động cơ bắp. Hợp chất này được hình thành trong cơ thể từ beta-alanine, một loại acid amin được tìm thấy nhiều trong cá và thịt, bao gồm thịt bò.

Theo nhiều nghiên cứu, việc bổ sung beta-alanine liều cao trong 4 – 10 tuần có thể tăng 40% - 89% mức carnosine trong cơ. Ngược lại, chế độ ăn chay thiếu beta-alanin có thể khiến lượng carnosine trong cơ thấp theo thời gian.

Trong cơ của con người, hàm lượng carnosine cao có thể giảm mệt mỏi và cải thiện hiệu suất trong khi tập thể dục. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung beta-alanine có thể cải thiện sức mạnh cơ cũng như thời gian chạy bền.

Ăn thịt bò sẽ giúp cải thiện hiệu suất tập thể dục

Thiếu máu là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi sự suy giảm về số lượng tế bào hồng cầu và giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu. Trong đó, thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thiếu máu, triệu chứng điển hình là mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Ăn thịt bò có thể cải thiện nhanh chóng và lâu dài tình trạng này bởi nguồn chất sắt dồi dào bên trong.

Nói tóm lại, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải rất được khuyến khích bởi đây là loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ăn thịt bò có béo không phụ thuộc nhiều vào cá nhân người ăn (mức độ tiêu thụ thịt bò, thói quen hoạt động thể dục mỗi ngày...). Vì thế, mỗi người nên cân nhắc sử dụng thịt bò với liều lượng phù hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề