Bàn cầu cơ là gì

Nhiều người biết đến bảng cầu cơ (Ouija board), hay bàn cầu cơ, như một trò chơi hoặc công cụ có khả năng giao tiếp với thế giới tâm linh. Từ “Ouija” xuất phát từ tiếng Pháp và tiếng Đức mang nghĩa là “có, vâng, phải”. Trò chơi này rất đơn giản, bao gồm hai bộ phận: một tấm bảng in hình các chữ cái (từ a đến z), chữ số (từ 1 đến 9), các từ “có”, “không”, “tạm biệt”, và một mảnh gỗ hình trái tim có kích thước bằng bàn tay.

Có hai cách phổ biến sử dụng cầu cơ, với những người coi nó như một món đồ chơi thông thường, khi chơi, một nhóm chơi đặt tay họ lên cơ và đọc to câu hỏi. Đáp án chỉ là có hoặc không. Sau khi đọc xong, cơ sẽ di chuyển về phía một trong hai đáp án ấy một cách vô thức. Nhiều người kể lại, họ khẳng định rằng không hiểu sao mà cơ lại di chuyển được trong khi họ không hề điều khiển chúng.

Những người tham gia chiêu hồn lại sử dụng cầu cơ theo cách khác: đặt 1 ngón tay lên cơ, sau đó thông qua một số nghi thức thần bí, họ đánh vần các chữ cái mà cơ vô thức chỉ đến tạo thành câu và các cụm từ có ý nghĩa. Người ta cho rằng, hành động như thế là do các linh hồn điều khiển, giao tiếp và gửi thông điệp tới chúng ta.

Kể từ khi được phát minh vào cuối thế kỷ 19, bảng cầu cơ đã trở thành một dấu ấn của nền văn hóa đại chúng. Tấm bảng gợi lên hình ảnh những bộ phim kinh dị khiến nhiều bạn trẻ từng khiếp sợ cũng như tò mò. 

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu có một lời giải thích khoa học đơn giản cho lý do tại sao bàn cầu cơ hoạt động? Các nhà nghiên cứu đã thành công khi lý giải bí mật này. Thí nghiệm được họ tiến hành đã chứng minh thực ra tất cả là do hiệu ứng vô thức của con người (Ideomotor effect). 

Hiệu ứng Ideomotor là một ví dụ về chuyển động vật lý vô thức, không tự nguyện - nghĩa là chúng ta di chuyển khi chúng ta không cố gắng di chuyển.

Nếu bạn đã từng trải qua cảm giác giật mình tỉnh giấc đột ngột sau khi ngủ (được gọi là chứng giật thần kinh), bạn đã trải qua một phiên bản đột ngột hơn của hiệu ứng Ideomotor: não bộ ra hiệu cho cơ thể di chuyển mà bạn không nhận thức được. Sự khác biệt rõ ràng là hiệu ứng Ideomotor xảy ra khi bạn thức, vì vậy các chuyển động phản xạ bạn thực hiện nhỏ hơn nhiều.

Trong trường hợp bảng cầu cơ, não của bạn có thể vô thức tạo ra hình ảnh và ký ức khi bạn đặt câu hỏi cho bảng. Cơ thể phản ứng với bộ não của bạn mà bạn không có ý thức “ra lệnh” cho nó làm như vậy, khiến các cơ ở bàn tay và cánh tay của bạn di chuyển con trỏ đến những câu trả lời mà bạn - một lần nữa, một cách vô thức - có thể muốn nhận.

Có nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các trường hợp khác nhau của hiệu ứng động cơ điện tử trong hoạt động. Trong một biến thể nổi tiếng và ít lặp lại của bài kiểm tra bảng cầu cơ cho thấy, khi những người tham gia bị bịt mắt thì các thông điệp được tạo ra ít mạch lạc hơn.

Qua nhiều năm, nghiên cứu đã xác định rằng hiệu ứng Ideomotor gắn chặt với nhận thức tiềm thức - và hiệu ứng của nó đạt được tối đa khi đối tượng tin rằng anh ta không kiểm soát được chuyển động của mình. Nghịch lý thay, bạn nghĩ rằng bạn có ít quyền kiểm soát hơn, thì tiềm thức của bạn thực sự đang kiểm soát nhiều hơn.

Tóm lại, điều kỳ diệu về một tấm bảng cầu cơ không phải là một tấm ván có thể gửi thông điệp hoặc một nhà ngoại cảm có thể khẳng định các linh hồn đang nói từ phía bên kia. Trên thực tế, điều kỳ diệu thực sự của bảng cầu cơ là thứ nằm trong tiềm thức của chính chúng ta.

Mới đây một clip viral trên TikTok của 5 học sinh chơi cầu cơ đang làm dậy sóng cộng đồng mạng. Vậy cầu cơ là gì? Thế lực nào điều khiển bàn cầu cơ? Cùng tìm câu trả lời với BachkhoaWiki ngay sau đây nhé.


Advertisement

Cầu cơ là gì?

Cầu cơ theo tín ngưỡng xa xưa, khi mà khoa học chưa thực sự phát triển, là một trong những phương thức giao tiếp với thế giới bên kia, hay còn gọi là các linh hồn người đã khuất. Người chơi cầu cơ sử dụng một tấm bảng có viết các con số và chữ cái, và một miếng gỗ nhỏ có hình trái tim để giao tiếp với thế giới tâm linh và những thế lực huyền bí.

Trong tiếng Anh, bàn cầu cơ là: “The Ouija board“, trong đó “Ouija” có nguồn gốc từ “có” trong hai ngôn ngữ là Pháp “oui” và Đức “ja”.


Advertisement

Cấu tạo của bàn cầu cơ gồm:

  • 1 tấm bảng gỗ lớn có khắc các chữ cái, con số và ba từ “yes”, “no” và “goodbye”.
  • 1 miếng gỗ nhỏ hình tam giác/trái tim (cơ). Trên miếng gỗ này có lỗ nhỏ để người chơi đặt ngón tay vào trong.


Advertisement

Nguồn gốc của bàn cầu cơ

Nhiều người tin rằng trò chơi cầu cơ bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, trên thực tế bảng cầu cơ được sáng chế bởi Elijah Bond từ đầu những năm 1890 và được chuyển nhượng bằng sáng chế cho doanh nhân William Fuld – người đã truyền bá bảng cầu cơ ra khắp thế giới. Sau đó, trò chơi này lại tiếp tục được sang tên đổi chủ cho hãng sản xuất đồ chơi Parker Brothers vào năm 1966.

Theo cuốn American Folklore (Văn hóa dân gian Mỹ), khi bảng cầu cơ mới ra đời, người ta chỉ xem đây là một trò chơi tiêu khiển và không hề liên quan đến những sự kiện huyền bí.

Mọi việc bắt đầu thay đổi khi Pearl Curran – người làm hồi sinh thuyết duy linh trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bắt đầu truyền bá bảng cầu cơ như một công cụ tiên đoán tương lai, tìm đồ vật bị mất hay giao tiếp với thế giới tâm linh. Kể từ đó, hang nghìn người Mỹ đã cuốn theo niềm tin này và sử dụng bảng cầu cơ để liên lạc với người thân đang tham gia chiến đấu xem họ còn sống hay đã qua đời.

Ngày nay, người ta không xem bảng cầu cơ là một trò chơi thuần túy mà thường xuyên sử dụng với những mục đích “tâm linh huyền bí”.

Cách chơi cầu cơ là gì?

Cách thức chơi cầu cơ vô cùng đơn giản và hầu như đã được mô phỏng chính xác trong các thước phim kinh dị.Theo đó, người chơi đặt tay lên miếng gỗ và triệu hồi một linh hồn để đặt câu hỏi. Linh hồn sẽ trả lời bằng cách di chuyển miếng gỗ đến các chữ cái, con số. Màn hỏi đáp sẽ kết thúc khi miếng gỗ chạy về phía chữ goodbye.

Nguyên tắc chơi cầu cơ

Một số nguyên tắc được khuyến cáo khi chơi cầu cơ mà người chơi hay bỏ qua chính là:

  • Không chơi cầu cơ tại nghĩa trang hay nơi có người từng chết.
  • Không bao giờ chơi trò này một mình.
  • Không bao giờ được nhắc về Thiên Chúa khi chơi cầu cơ.

Cầu cơ dưới góc nhìn khoa học

Vậy có thực sự có thế lực nào di chuyển bàn cầu cơ không? Dưới đây là một trong những nhận định của khoa học về hiện tượng này.

Hiệu ứng vô thức (ideomotor effect)

Hiệu ứng vô thức giải thích hiện tượng cơ tự chuyển động như sau. Khi bạn đặt bất kỳ câu hỏi nào cho bàn cầu cơ, não bộ cũng vô thức tìm lại ký ức và tạo ra hình ảnh dựa trên ký ức đó. Tiếp theo đó, tiềm thức của bạn điểu khiển cơ cánh tay và bàn tay để tác động lên miếng tam giác đến câu trả lời mà trong thâm tâm bạn muốn nghe nhất. Điều này xảy ra hoàn toàn tự nhiên ngay cả khi bạn cố tình gạt đi mọi suy nghĩ trong lúc cầu cơ.

Để chứng minh lập luận này, trong một nghiên cứu chứng thực, người tình nguyện tham gia được yêu cầu thực hiện cầu cơ 2 lần, lần đầu tiên tiến hành như thường, lần thứ hai người tham gia được bịt mắt. Với cùng các câu hỏi, ở lần thứ hai người tham gia đưa ra các câu trả lời rời rạc và vô nghĩa hơn so với lần đầu tiên.

Vì vậy, nếu cầu cơ thực sự có thể giao tiếp với linh hồn, kết quả của cả 2 lần thí nghiệm phải giống nhau và không bị ảnh hưởng bởi việc có bịt mắt hay không.

Ảo tưởng về Ý chí có Ý thức (The illusion of Conscious Will)

Theo nhà tâm lý học Daniel Wegner, nói một cách đơn giản, cảm giác của chúng ta về việc sở hữu một hành động thường chỉ là ảo tưởng của chúng ta mà thôi.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chúng ta càng tin mình không tác động vào miếng cơ thì hành vi vô thức này sẽ càng mạnh mẽ hơn. Khi chúng ta đặt tay lên bàn cầu cơ, tiềm thức càng dễ dàng khiến cơ tay chuyển động. Khi người chơi càng tin mình không di chuyển tay, tâm trí họ sẽ bỏ qua sự thật là tay mình vẫn đang thực hiện chuyển động đó.

Chơi cầu cơ có nguy hiểm không?

Mặc dù sự thật về hiện tượng cầu cơ đã khá rõ ràng, nhưng vẫn có không ít các trường hợp sử dụng cầu cơ như một công cụ để giao tiếp với thế giới tâm linh. Dưới đây là một số câu chuyện về cầu cơ trên thế giới đã được ghi nhận.

  • Một bé gái 16 tuổi người Mexico tên Alexandra Huerta đã bị nhập xác khi đang cố gắng liên lạc với bố mẹ đã mất của mình bằng cầu cơ cùng với anh trai và anh họ.
  • Cuối năm 2014, 2 mẹ con Margaret Carroll đã được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch vì vụ hỏa hoạn chưa tìm ra nguyên nhân khi cầu cơ để liên lạc với chú cún Molly đã mất.
  • Năm 2001, bà Carol Sue Elvaker sau khi chơi cầu cơ cùng con gái và các cháu đã cố gắng giết chết con rể mình và thậm chí là cháu ngoại 10 tuổi của mình. Bà bị thuyết phục rằng cháu gái mình chính là quỷ dữ.

Full clip cầu cơ đi 5 về 3 đang hot trên TikTok

Theo một clip được chia sẻ trên TikTok mới đây, một clip của 5 học sinh được lan truyền chóng mặt. Theo đó, 5 em học sinh trong quá trình học quân sự đã tụ tập chơi cầu cơ. Có thông tin cho rằng 2 trong số 5 em đã không qua khỏi. Thông tin này hiện vẫn chưa được kiểm chứng, BachkhoaWiki sẽ cập nhật nhanh nhất với bạn đọc nhé.

Hy vọng với thông tin trên, bạn đọc đã có thêm thông tin về trò chơi cầu cơ là gì. Mặc dù đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh, nhưng không ít người vẫn duy trì niềm tin vào trò chơi “tâm linh” này. Hãy tiếp thu kiến thức có chọn lọc và tỉnh táo hơn với các chiêu trò trên mạng xã hội nhé. Ủng hộ BachkhoaWiki bằng cách Like, Share để chúng mình tiếp tục sản xuất những nội dung hữu ích hơn.

Video liên quan

Chủ đề