Ban Chấp hành công đoàn SDV có bao nhiêu thành viên

1. Công đoàn là gì?

Năm 1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ tính chất, nhiệm vụ của Công hội đỏ (tiền thân của Tổ chức công đoàn): “Tổ chức công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; Hai là nghiên cứu với nhau; Ba là để sửa sang cách sinh hoạt của Công nhân cho khá hơn bây giờ; Bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân; Năm là giúp cho Quốc Dân, cho thế giới”.

Trải qua gần 100 năm hình thành, và vượt qua nhiều sóng gió, Công đoàn Việt Nam dưới kim chỉ nam của Bác Hồ vẫn giữ cơ bản những nhiệm vụ đó. Từ một tổ chức chỉ có vài chục thành viên, thì đến nay, trong tổng số trên 50 triệu người lao động thì có 12 triệu người là Công đoàn viên Tổ chức Công đoàn là một tổ chức chính trị xã hội được thừa nhận chính thức và tham gia vào mọi mặt xây dựng và phát triển của đất nước.

2. Công đoàn tại nhà máy sản xuất của Samsung Việt Nam: có hay không?

Công đoàn cơ sở SEV và Công đoàn cơ sở SEVT được thành lập dưới sự quản lý, phụ trách của Liên đoàn Lao động Tỉnh Bắc Ninh và Liên đoàn Lao động Tỉnh Thái Nguyên: Chủ tịch Công đoàn của SEV và SEVT đều là thành viên của Ban chấp hành (BCH) Liên đoàn Lao động Tỉnh.

Thời gian đầu, để nhấn mạnh tính hòa đồng, thân thiện, kéo gần khoảng cách giữa quản lý và nhân viên, Công đoàn có tên gọi nội bộ là HỘI ĐỒNG MỘT GIA ĐÌNH. Bắt đầu từ năm 2016, chính thức thống nhất tên gọi CÔNG ĐOÀN SAMSUNG SEV/T. Như vậy HỘI ĐỒNG MỘT GIA ĐÌNH là TÊN CŨ (chỉ áp dụng nội bộ). Bây giờ, tên này không được sử dụng nữa và chuyển sang tên CHÍNH THỨC áp dụng cả Nội bộ và Bên ngoài: CÔNG ĐOÀN SAMSUNG.

Công đoàn SEV được thành lập từ năm 2012, và hai năm sau đó, Công đoàn SEVT cũng chính thức được thành lập.

Như vậy, nhà máy sản xuất của Samsung Việt Nam có Công đoàn!

Các thành viên Công đoàn SEV và SEVT nhận chứng chỉ đào tạo Thành viên công đoàn 2018

3. Ban Chấp Hành Công đoàn SEV/T là những ai và thành viên Ban Chấp hành có bao nhiêu người?

Thành viên BCH được lựa chọn từ bộ phận và thông qua Đại hội Công đoàn để lựa chọn ra những nhân viên năng nổ hoạt động, có uy tín trong bộ phận, đồng thời có trách nhiệm trong các hoạt động chung phong trào của Công ty. Theo Luật Công đoàn, thành viên tối đa tham gia BCH đối với Samsung là 17 người. Ban Chấp hành mỗi nhà máy gồm có Chủ tịch, 02 phó Chủ tịch và 14 Ủy viên.

Chủ tịch Công đoàn SEV là anh Lại Hoàng Dũng – kiêm Trưởng phòng Nhân sự phụ trách Đào tạo – Ủy viên BCH Liên đoàn Lao động Tỉnh Bắc Ninh. Ủy viên BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Chủ tịch Công đoàn SEVT là anh Lê Văn Thăng – kiêm Trưởng phòng Nhân sự phụ trách Đào tạo – Ủy viên BCH Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên.

4. Cơ chế hoạt động Công đoàn tại Công ty SEV/T tiến hành thế nào?

Thông qua các kênh thông tin trực tuyến (online) và ngoại tuyến (offline), các thành viên BCH Công đoàn phối hợp với các bộ phận nắm tâm tư nguyện vọng của nhân viên phản ảnh thực tế các công việc hàng ngày đến các bộ phận liên quan.

Hàng tuần, BCH có họp với các bộ phận Hành chính, Quan hệ Lao động, Môi trường – Sức khỏe – An toàn (EHS), Đại diện người lao động (GWP Agent), Phụ trách nhân sự từng bộ phận  (Team HR)… nhằm chia sẻ các thông tin và giải quyết các vấn đề tồn đọng. Hàng quý, BCH Công đoàn, Đại diện người lao động đối thoại với Ban Lãnh đạo Công ty để cùng nhìn lại các công việc làm được và chưa làm được nhằm giải quyết dứt điểm các đề nghị của Nhân viên và đưa ra các kế hoạch cải thiện môi trường làm việc…

Một hoạt động của Công đoàn SEVT

Đó là một phần những kiến thức cơ bản dành cho các nhân viên của nhà máy Samsung Điện tử Việt Nam hiểu hơn về tổ chức Công đoàn tại đơn vị mình.

Ngày hỏi:17/08/2019

Tôi đang làm việc tại TPHCM, đơn vị tôi có 55 công đoàn viên thì Ban chấp hành công đoàn gồm mấy người? Xin tư vấn giúp tôi.

  • Theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 thì:

    "3. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội Công đoàn cấp đó quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    a. Khi khuyết Ủy viên Ban Chấp hành ở cấp nào, thì Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể hoặc Ban Chấp hành cấp đó bầu bổ sung. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung trong nhiệm kỳ Đại hội đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên không vượt quá một phần ba (1/3) và Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn không vượt quá một phần hai (1/2) số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định."

    Tại Điểm 9.2 Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014 thì:

    9.2. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn mỗi cấp do đại hội công đoàn cấp đó quyết định, theo quy định sau:

    - Ban chấp hành công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận: Từ 03 đến 07 ủy viên.

    - Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên: Từ 03 đến 15 ủy viên. Công đoàn cơ sở có từ 3.000 đoàn viên trở lên không quá 19 ủy viên.

    - Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Không quá 27 ủy viên. Riêng ban chấp hành công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 35 ủy viên.

    - Ban chấp hành công đoàn ngành trung ương và tương đương, ban chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 39 ủy viên; Trường hợp công đoàn ngành trung ương, LĐLĐ tỉnh, thành phố có từ 100.000 đoàn viên trở lên ban chấp hành không quá 49 ủy viên. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Mình không quá 55 ủy viên.

    Trường hợp cần phải tăng thêm số lượng ban chấp hành vượt quá quy định phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý. số lượng ban chấp hành tăng thêm không vượt quá 10% so với quy định trên.

    Như vậy, Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội Công đoàn cấp đó quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ban chấp hành công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận: Từ 03 đến 07 ủy viên.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Tổ chức công đoàn Việt nam là tô chức chính trị xã hội là mối quan hệ giữa công đoàn với các tổ chức đó. Trong đó có sự đóng góp của các công đoàn cơ sở, hiện nay thì các công đoàn cơ sở cũng hoạt động rất mạnh, trong đó ban chấp hành công đoàn cơ sở cũng đóng vai trò thúc đẩy hoạt động của công đoàn cơ sở rất lớn. Vậy để hiểu thêm về ban chấp hành công đoàn cơ sở? Nhiệm vụ từng thành viên? Hãy theo dói ngay dưới đây nhé.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam, số lượng Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở do Đại hội Công đoàn cấp cơ sở quyết định. Theo quy định này thì số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ sở sẽ từ 03 đến 15 ủy viên. Đối với nơi có từ 3.000 đoàn viên trở lên thì tối đa là 19 ủy viên.

Như vậy nếu xét theo từng trường hợp, tổ chức công đoàn thực hiện thí điểm tăng số lượng ban chấp hành công đoàn cơ sở thì số lượng ban chấp hành công đoàn cơ sở được giữ nguyên đến hết nhiệm kỳ. Theo đó, doanh nghiệp được tăng số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp đầu tiên đó là đối với công đoàn cơ sở có doanh nghiệp có từ 10.000 đoàn viên trở lên, hay đối với công đoàn có các chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố thì được tăng thêm số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Trường hợp thứ hai là đối với công đoàn cơ sở có nhu cầu thực sự cần thiết phải tăng thêm số lượng ban chấp hành cao hơn quy định hiện hành của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ của CĐCS.

Bên cạnh đó thì việc tăng số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ sở cũng phải tuân theo quy định của pháp luật, tránh trường hợp vượt quá số lượng cần thiết. Theo đó, đối với Công đoàn cơ sở hoạt động trong địa bàn 01 tỉnh, thành phố thì:

+ Số lượng Ban chấp hành công đoàn cơ sở không qua 21 ủy viên nếu là Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 10.000 đoàn viên đến dưới 30.000 đoàn viên

+ Đối với Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 30.000 đoàn viên đến dưới 50.000 đoàn viên thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở không quá 23 ủy viên

Xem thêm: Thủ tục thay đổi, miễn nhiệm, xin thôi chủ tịch công đoàn công ty

+ Nếu là Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 50.000 đoàn viên trở lên, thì Ban chấp hành Công đoàn cơ sở không quá 25 ủy viên.

Như vậy có thể thấy tùy vào trường hợp công đoàn mà có số lượng đoàn viên khác nhau có thể ít hoặc nhiều nhưng cơ bản vẫn phải tuân thủ đúng những điều lệ được đặt ra với khối công đoàn cơ sở.

2. Nhiệm vụ từng thành viên?

Ban thường vụ quyết định thành lập tiểu ban nhân sự đại hội gồm:

+ Chủ tịch (trưởng tiểu ban).

+ Các phó chủ tịch (phó tiểu ban).

+ Trưởng ban tổ chức (ủy viên thường trực).

+ Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

+ Một số ủy viên ban thường vụ (nếu cần).

Xem thêm: Thủ tục xin không tham gia tổ chức Công đoàn cơ sở

Tiểu ban nhân sự có nhiệm vụ giúp ban thường vụ xây dựng phương hướng cấu tạo ban chấp hành khóa mới; quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự; triển khai thực hiện quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự, lập danh sách nhân sự; dự kiến tham gia ban chấp hành khóa mới; làm việc với cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn; đoàn thể liên quan trong công tác chuẩn bị nhân sự.

Ban Tổ chức (hoặc cán bộ làm công tác tổ chức) giúp tiểu ban nhân sự; thực hiện các công việc của tiểu ban.

2. Xây dựng phương hướng cấu tạo ban chấp hành khóa mới, quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự.

– Ban thường vụ chỉ đạo nghiên cứu; xây dựng phương hướng cấu tạo ban chấp hành; quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự.

– Hội nghị ban chấp hành thông qua phương hướng cấu tạo ban chấp hành khóa mới; quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự. Giao cho ban thường vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì Các chức danh trong Ban chấp hành Công Đoàn cơ sở bao gồm là: chủ tịch BCH, Phó chủ tịch BCH, Uỷ viên BCH, Đoàn viên.

Ngoài ra thì phía ban Chấp hành công đoàn cơ sở luôn tích cực vận động, tổ chức thực hiện tốt chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của công đoàn cấp trên đi vào cuộc sống tại cơ sở; điều hành hoạt động, giải quyết tốt các vấn đề, khi có chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.

Đặc biệt, luôn quan tâm gần gũi, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; tích cực tham gia cùng với người sử dụng lao động tìm giải pháp, để khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho đoàn viên, người lao động”.

Xem thêm: Công đoàn là gì? Vai trò của tổ chức này đối với người lao động?

Để phong trào thi đua trong các tổ chức công đoàn được lan tỏa rộng khắp, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động hưởng ứng tham gia, trong thời gian tới, các cấp công đoàn Thành phố cần phải thực hiện các kế hoạch như tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của đoàn viên, người lao động về mục đích, ý nghĩa phong trào thi đua “Đoàn viên, người lao động thi đua làm theo lời Bác” hay tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan trọng là cần gắn thực hiện các phong trào thi đua yêu nước với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, cuộc vận động trong đoàn viên, người lao động.

3. Vai trò của Công đoàn cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại đơn vị:

Vai trò của một tổ chức là sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ảnh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của công đoàn Việt Nam ngày càng được mở rộng. Thể hiện qua:

Thứ nhất: Công đoàn coi trọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ. Các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở (CĐCS), đi sâu vào đời sống CNVCLĐ nắm vững tâm tư, nguyện vọng của họ; quan tâm đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường.

Thứ hai: Công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kiến thức pháp luật cho CNVCLĐ. Nền kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm, nhưng cũng là “mảnh đất” làm nảy sinh những tiêu cực xã hội.

Vì lí do này nên khối công đoàn cần phát huy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục CNVCLĐ nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác -Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động; nâng cao ý thức chính trị, tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, cảnh giác trước những âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kiến thức pháp luật để tự bảo vệ mình, tồn tại và phát triển trong kinh tế thị trường, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại. Đó là những yếu tố quan trọng làm cho vai trò của Công đoàn ngày càng mở rộng và phát triển.

Thứ ba: Công đoàn thực sự là người đại diện của CNVCLĐ, thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội. Công đoàn chủ động xây dựng mối quan hệ phối hợp với nhà nước nhằm thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi bên, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp của CNVCLĐ.

Ngày nay, Công đoàn không chỉ với tư cách là tổ chức đại diện của CNVCLĐ mà đã trở thành một trong những tổ chức chủ yếu có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý sản xuất xã hội chủ nghĩa. Hoạt động  kiểm tra của CNVCLĐ cũng như việc Công đoàn đại diện người lao động tham gia vào quá trình kiểm tra là cơ sở của chức năng tham gia quản lý kinh tế – xã hội của công đoàn.

Ở chế độ ta, mục tiêu chính trị của Đảng chính là mục tiêu chính trị của Công đoàn. Do đó, tổ chức Công đoàn Việt Nam không phải là đối trọng của Nhà nước mà hoạt động theo phương thức phối hợp cùng hoàn thành một mục tiêu chung, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Từ quan điểm và nhận thức đó, việc góp phần thiết thực hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị chính là thể hiện vai trò của tổ chức Công đoàn thông qua việc thực hiện 3 chức năng: Chức năng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; chức năng giáo dục; chức năng tham gia quản lý Nhà nước. Các chức năng này là một thể thống nhất, có mối quan hệ khắng khít nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ lợi ích của CNVCLĐ là chức năng trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn. Chức năng tham gia quản lý là phương tiện để đạt mục tiêu; chức năng giáo dục tạo động lực để đạt mục tiêu.

Video liên quan

Chủ đề