Bài tập vật lý lớp 10 chương iii năm 2024

Tóm tắt tài liệu

Bài tập vật lý 10 chương 3 là tổng hợp tất cả các dạng bài tập thuộc chương 3 Vật Lý lớp 10. Tài liệu dưới đây sẽ giúp các em biết nhiều hơn về các dạng bài đặc trưng thuộc chương này. Các em có thể tải tài liệu và in ra để tiện làm bài tập nhé. Chúc các em học tốt!

TẢI XUỐNG ↓

Bài tập trắc nghiệm chương 3 môn vật lý lớp 10

Câu 1

Trọng lực có đặc điểm là:

  1. Là lực hút của trái đất tác dụng lên vật.
  2. Đặt đặt vào vật, có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, có độ lớn không đổi.
  3. Độ lớn trọng lực tỉ lệ với khối lượng vật, đặt vào trọng tâm vật, luôn hướng xuống dưới.
  4. Tất cả các đáp án A. B. C.

Câu 2

Chọn câu đúng:

  1. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật vừa chuyển động thẳng, vừa chuyển động quay.
  2. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động thẳng.
  3. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động quay.
  4. Kết quả tác dụng lực không thay đổi, khi ta dịch chuyển lực trượt theo phương (giá) của nó.

Câu 3

Chọn câu sai:

  1. Có thể thay lực F tác dụng lên một vật rắn bằng lực F’ song song cùng chiều với lực F .
  2. Không thể thay lực F tác dụng lên một vật rắn bằng lực F’ song song cùng chiều với lực F .
  3. Có thể thay lực F tác dụng lên một vật rắn bằng lực F’ chiều và nằm cùng giá với lực F .
  4. Kết quả tác dụng lực F tác dụng lên một vật rắn không đổi khi ta thay bằng lực F’ khác cùng độ lớn, cùng chiều và nằm cùng giá với lực F .

Câu 4

Xác định trọng tâm của vật bằng cách:

  1. Vật phẳng đồng tính, trọng tâm là tâm của vật (hình tam giác là giao điểm của các trung tuyến).
  2. Tìm điểm đặt trọng lực của vật.
  3. Treo vật bằng một của bất kỳ rồi đường thẳng đứng qua điểm treo; Làm như vậy với 2 điểm, thì giao điểm hai đường thẳng đứng là trọng tâm vật.
  4. Tất cả các đáp án A. B. C.

Câu 5

Vật rắn cân bằng khi:

  1. Có diện tích chân đế lớn.
  2. Có trọng tâm thấp.
  3. Có mặt chân đế, đường thẳng đứng qua trọng tâm của mặt chân đế.
  4. Tất cả các đáp ân trên.

Câu 6

Chọn câu đúng:

  1. Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi ba lực đồng qui, đồng phẳng.
  2. Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi hợp lực của hai lực cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều với lực thứ ba.
  3. Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi độ lớn của tổng hai lực bằng tổng độ lớn của lực khi.
  4. Cả ba trường hợp trên.

Tổng kết bài tập chương 3 vật lý 10

Bài tập vật lý lớp 10 chương iii năm 2024
Bài tập vật lý lớp 10 chương iii năm 2024
Bài tập vật lý lớp 10 chương iii năm 2024
Bài tập vật lý lớp 10 chương iii năm 2024

Vậy là chúng ta vừa xem tất cả dạng bài tập thuộc chương 3 vật lý lớp 10. Để đạt được kết quả cao nhất trong kì thi, các em cần phải thực hành các dạng bài tập trên một cách đủ phản xạ! Do đó, tài liệu này thực sự rất phù hợp với các em.

Với mong muốn giúp các em học sinh có một tài liệu tham khảo tốt trong học tập và thi cử, rèn luyện kĩ năng giải đề thi và có sự chuẩn bị tốt nhất cho những kỳ thi quan trọng phía trước, Học247 đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em tài liệu Ôn tập Vật Lý 10 Chương 3 Cân Bằng và Chuyển Động Của Vật Rắn. Tài liệu tóm lược các nội dung trọng tâm đã học trong chương 3, cùng với một hệ thống bài tập và phương pháp giải hiệu quả, giúp các em vừa khắc sâu những kiến thức lí thuyết, vừa có thể vận dụng để nắm vững phương pháp làm bài qua việc thực hành trên các đề thi trực tuyến được Học247 sưu tầm từ các trường THPT trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo!

Đề cương Ôn tập Vật Lý 10 Chương 3

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

+ Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực là hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều: \(\mathop {{F_1}}\limits^ \to \) = - \(\mathop {{F_2}}\limits^ \to \).

+ Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song:

Ba lực đó phải có giá đồng phẵng, đồng quy.

Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba: \(\mathop {{F_1}}\limits^ \to \) + \(\mathop {{F_2}}\limits^ \to \) = - \(\mathop {{F_3}}\limits^ \to \) .

+ Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy:

Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy, trước hết ta phải trượt hai véc tơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

2. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực

+ Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó: M = Fd.

Đơn vị của momen lực là niutơn mét (N.m).

+ Quy tắc momen lực: Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

3. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều

- Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy;

- Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.

F = F1 + F2; \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\) (chia trong).

4. Các dạng cân bằng của một vật có mặt chân đế

+ Có ba dạng cân bằng là cân bằng bền, cân bằng không bền và cân bằng phiếm định.

+ Khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng:

- Kéo nó về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền;

- Kéo nó ra xa vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng không bền;

- Giữ nó đứng yên ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng phiếm định

+ Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế).

+ Muốn tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế thì hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế của vật.

5. Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật rắn

+ Chuyển động tịnh tiến của vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó.

+ Gia tốc chuyển động tịnh tiến của vật rắn được xác định bằng định luật II Niu-tơn:

\(m\mathop a\limits^ \to \) = \(\mathop {{F_1}}\limits^ \to \) + \(\mathop {{F_2}}\limits^ \to \)+ … + \(\mathop {{F_n}}\limits^ \to \).

+ Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.

6. Ngẫu lực

+ Hệ hai lực song song, ngược chiều có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.

+ Ngẫu lực tác dụng vào một vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.

+ Momen của ngẫu lực: M = Fd (F là độ lớn của mỗi lực, d là khoảng cách giữa hai giá của hai lực trong ngẫu lực).

+ Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẵng chứa ngẫu lực.

B. Bài tập minh họa

Bài 1:

.png)

Một vật có khối lượng m = 2 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết góc nghiêng a = 300, g =9,8 m/s2 và ma sát không đáng kể. Xác định lực căng của sợi dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng lên vật.

Hướng dẫn giải:

Vật chịu tác dụng của các lực: Trọng lực \(\mathop P\limits^ \to \), phản lực \(\mathop N\limits^ \to \) và sức căng \(\mathop T\limits^ \to \) của sợi dây.

Điều kiện cân bằng: \(\mathop P\limits^ \to \) + \(\mathop N\limits^ \to \) + \(\mathop T\limits^ \to \) = \(\mathop 0\limits^ \to \).

.png)

Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ.

Chiếu lên trục Ox, ta có:

Psina - T = 0

⇒ T = Psina = mgsina = 9,8 N.

Chiếu lên trục Oy, ta có:

Pcosa - N = 0 ⇒ N = Pcosa = mgcosa = 17 N.

Bài 2:

Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm cách đầu A 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang cách đầu A 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Khi đó trục quay sẽ tác dụng lên thanh một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

Hướng dẫn giải:

Thanh AB chịu tác dụng của các lực: \(\mathop P\limits^ \to \) , \(\mathop N\limits^ \to \) và \(\mathop F\limits^ \to \).

.png)

Xét trục quay O, ta có điều kiện cân bằng:

MG = MB hay mg.GO = F.OB

⇒ F = \(\frac{{mg.GO}}{{OB}}\) = 12,5 N.

Xét trục quay A, ta có điều kiện cân bằng: MN = MG + MB

hay N.OA = mg.GA + F.BA

⇒ N = \(\frac{{mg.GA + F.BA}}{{OA}}\) = 262,5 N.

Trắc nghiệm Vật Lý 10 Chương 3

  • Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 17 Cân bằng của một vật chịu tác dụng các lực không song song
  • Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 18 Cân bằng của một vật có trục quay cố định
  • Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 19 Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
  • Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 20 Các dạng cân bằng và cân bằng của một vật có mặt chân đế
  • Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 21 Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật rắn
  • Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 22 Ngẫu lực

Đề kiểm tra Vật Lý 10 Chương 3

Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 3 Vật lý 10 (Thi Online)

Phần này các em được làm trắc nghiệm online trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả và xem đáp án chi tiết từng câu hỏi.

  • Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 10 Trường THPT Diên Hồng
  • Kiểm tra 1 tiết Chương 3 Cân bằng và chuyển động của vật rắn môn Vật lý 10
  • Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 10 Trường THPT Trần Hưng Đạo

Đề kiểm tra Chương 3 Vật lý 10 (Tải File)

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.

  • 3 đề kiểm tra 45' chương I, II, III môn Vật lý 10 có đáp án
  • Bài tập trắc nghiệm Chương 3 Cân bằng và chuyển động của vật rắn môn Vật lý 10 có lời giải

Lý thuyết từng bài chương 3 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết các bài học Vật lý 10 Chương 3

  • Vật Lý 10 Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
  • Vật Lý 10 Bài 18: Cân bằng của một vật có trục quay cố định và Momen lực
  • Vật Lý 10 Bài 19: Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
  • Vật Lý 10 Bài 20: Các dạng cân bằng và cân bằng của một vật có mặt chân đế
  • Vật Lý 10 Bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
  • Vật Lý 10 Bài 22: Ngẫu lực

Hướng dẫn giải Vật lý 10 Chương 3

  • Giải bài tập Vật lý 10 Chương 3 Bài 17
  • Giải bài tập Vật lý 10 Chương 3 Bài 18
  • Giải bài tập Vật lý 10 Chương 3 Bài 19
  • Giải bài tập Vật lý 10 Chương 3 Bài 20
  • Giải bài tập Vật lý 10 Chương 3 Bài 21
  • Giải bài tập Vật lý 10 Chương 3 Bài 22

Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật Lý 10 Chương 3 Cân Bằng và Chuyển Động Của Vật Rắn. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 3 hiệu quả hơn. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !