Bài tập tính độ biến thiên từ thông năm 2024

  • Information
  • AI Chat

Was this document helpful?

Was this document helpful?

Bài tập tính độ biến thiên từ thông năm 2024

I.KIẾN THỨC:

1.Định nghĩa từ thông :

+ Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường:  \= BScos(

).

+ Từ thông qua khung dây có N vòng dây:  \= NBScos(

sao cho α là góc nhọn

* Đơn vị từ thông : Trong hệ SI đơn vị của từ thông là vêbe ,kí hiệu là Wb. 1Wb = 1T.m2.

2.Hiện tượng cảm ứng điện từ

a.Dòng điện cảm ứng:

Dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua

mạch kín gọi là dòng điện cảm ứng.

b.Suất điện động cảm ứng

Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một

mạch kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng.

+ Để xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây (vòng dây) kín trước

hết ta xác chiều của véc tơ cảm ứng từ ngoài sau đó xét xem từ thông  qua khung dây (vòng

dây) tăng hay giảm theo thời gian: Nếu từ thông  tăng thì cảm ứng từ của dòng điện cảm

ứng gây ra ngược chiều với cảm ứng từ ngoài . Nếu từ thông  giảm thì cảm ứng từ của

dòng điện cảm ứng gây ra cùng chiều với cảm ứng từ ngoài . Sau khi đã xác định được

chiều của ta sử dụng quy tắc nắm tay phải để tìm chiều của dòng điện cảm ứng.

3..Định luật Len-xơ.

Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên

nhân sinh ra nó.

4.Định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ

Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông

qua mạch.

Trong hệ SI, hệ số tỉ lệ k = 1

Theo định luật Len-xơ thì trong hệ SI suất điện động cảm ứng được viết dưới dạng :

Trường hợp trong mạch điện là một khung dây có N vòng dây thì

CHỦ ĐỀ 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

  • Home
  • My Library
  • Ask AI

c- Khi con chạy di chuyển trên biến trở, kim điện kế lệch khỏi vạch số 0. Khi con chạy dừng lại, kim điện kế lại trở về vạch số 0

II- TỪ THÔNG

Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều: \(\Phi= BScos\alpha \)

Từ thông qua khung dây có N vòng dây: \(\Phi= NBSc{\rm{os}}\alpha \)

Trong đó:

+ \(\Phi \) : từ thông (Wb)

+ B: cảm ứng từ (T)

+ \(\alpha= (\overrightarrow n ,\overrightarrow B )\)

+ N: số vòng dây

+ Đơn vị: Wb (vêbe)

- Ý nghĩa của từ thông: diễn tả số đường sức từ xuyên qua diện tích S.

III- HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

1. Thí nghiệm

+ Thí nghiệm 1: Thí nghiệm gồm một nam châm và một ống dây có mắc một điện kế nhạy để phát hiện dòng điện trong ống dây.

Khi ống dây và nam châm đứng yên thì trong ống dây không có dòng điện. Khi ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau thì trong thời gian chuyển động, trong ống dây có dòng điện.

Thí nghiệm cho biết từ trường không sinh ra dòng điện. Nhưng khi số đường sức từ qua ống dây thay đổi thì có dòng điện qua ống dây.

Video mô phỏng số đường sức từ qua ống dây thay đổi thì có dòng điện qua ống dây

+ Thí nghiêm 2: Thí ngiệm gồm mạch điện có một cuộn dây được lồng trong vòng dây có kim điện kế. Khi đóng hoặc ngắt mạch điện hoặc dịch chuyển biến trở ( dòng điện trong mạch thay đổi) thì trong thời gian dòng điện trong mạch thay đổi, trong vòng dây có dòng điện chạy qua, tức là khi số đường sức từ xuyên qua ống dây biến đổi thì trong vòng dây xuất hiện dòng điện

2. Kết luận

  1. Tất cả các thí nghiệm trên đây đều có một đặc điểm chung là từ thông qua mạch kín (C) biến thiên
  1. Kết quả của các thí nghiệm ấy và của nhiều thí nghiệm tương tự khác chứng tỏ rằng:

- Mỗi khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín (C) xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong (C) gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

- Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.

IV- ĐỊNH LUẬT LEN – XƠ VỀ CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

1. Ta hãy khảo sát quy luật xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín khi từ thông qua mạch kín ấy biến thiên.

Ta quy ước chiều dương trên (C) phù hợp với chiều của đường sức từ của nam châm (hoặc ống dây điện) qua (C) theo quy tắc nắm tay phải ở trên.

Ở thí nghiệm Hình 23.3a, từ thông qua (C) tăng: Dòng điện cảm ứng i trong mạch kín (C) có chiều ngược với chiều dương trên (C)

Ở thí nghiệm Hình 23.3b, từ thông qua (C) giảm: Dòng điện cảm ứng i trong mạch kín (C) có chiều trùng với chiều dương trên (C).

2. Để dễ dàng so sánh, ta chú ý rằng khi dòng điện cảm ứng xuất hiện thì cũng sinh ra từ trường, gọi là từ trường cảm ứng. Cần phân biệt từ trường cảm ứng với từ trường của nam châm hay nam châm điện - được gọi là từ trường ban đầu. Chiều của từ trường cảm ứng và chiều dòng điện cảm ứng liên quan chặt chẽ với nhau.

3. Quá trình phân tích các kết quả thí nghiệm mô tả trên hình 23.3 và các thí nghiệm tương tự dẫn tới kết luận sau: Nếu xét các đường sức từ đi qua mạch kín, từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ban đầu khi từ thông qua mạch kín tăng và cùng chiều với từ trường ban đầu khi từ thông qua mạch kín giảm.

Nói cách khác: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

Phát biểu trên là nội dung của định luật Len - Xơ, nó cho phép ta xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín.

4. Trường hợp từ thông qua (C) biến thiên do chuyển động

Khi từ thông qua (C) biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.

V- ĐỊNH LUẬT FARADAY VỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch.

\({e_C} = - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)

Dấu “-“ biểu thị định luật Len-xơ

Trong trường hợp mạch điện là một khung dây có N vòng dây thì: \({e_C} = - N\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\)

VI. DÒNG ĐIỆN FU - CÔ (FOUCAULT)

Thực nghiệm chứng tỏ rằng dòng điện cảm ứng cũng xuất hiện trong các khối kim loại khi những khối này chuyển động trong một từ trường hoặc được đặt trong một từ trường biến thiên theo thời gian. Những dòng điện cảm ứng đó được gọi là dòng điện Fu- cô. Dòng điện Fu- cô là dòng điện cảm ứng nên nó cũng chống lại chuyển động tương đối của khối kim loại và tác dụng nhiệt làm nóng khối kim loại đó.

Dòng Fu - co có thể gây tác dụng có hại ( chẳng hạn, làm nóng máy biến áp) hoặc có lợi ( chẳng hạn, ứng dụng trong bộ phận phanh điện từ của một số ô tô, hoặc dùng để đốt nóng kim loại trong một số lò tôi kim loại).

Sơ đồ tư duy về Từ thông. Cảm ứng điện từ

Bài tập tính độ biến thiên từ thông năm 2024

  • Câu C1 trang 143 SGK Vật lý 11 Giải Câu C1 trang 143 SGK Vật lý 11. Hãy giải thích sự biến thiên từ thông qua mạch kín ( C ) trong từng thí nghiệm.
  • Câu C2 trang 143 SGK Vật lý 11 Giải Câu C2 trang 143 SGK Vật lý 11
  • Câu C3 trang 145 SGK Vật lý 11 Giải Câu C3 trang 145 SGK Vật lý 11
  • Bài 1 trang 147 SGK Vật lí 11 Giải bài 1 trang 147 SGK Vật lí 11. Phát biểu các định nghĩa:
  • Bài 2 trang 147 SGK Vật lí 11 Giải bài 2 trang 147 SGK Vật lí 11. Dòng điện Fu - cô là gì?

\>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

Bài tập tính độ biến thiên từ thông năm 2024

\>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.