Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Bài học kinh nghiệm nào của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được Đảng ta vận dụng trong công cuộc xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay?


A.

Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân.

B.

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

C.

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi.

D.

Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Qua 21 năm kháng chiến đầy hy sinh thử thách, Đảng bộ và quân dân trong tỉnh Gia Lai đã cùng với quân dân cả nước đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược thực dân của đế quốc Mỹ. Có được thắng lợi trên là nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng bộ và truyền thống đoàn kết chiến đấu của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ tỉnh Gia Lai rút ra những bài học kinh nghiệm:

Một là, Đảng bộ kiên trì tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ chính trị cho quần chúng thấu suốt quan điểm cách mạng bạo lực, đi từ xây dựng lực lượng chính trị, đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp xây dựng lực lượng vũ trang, đấu tranh vũ trang và binh vận, thực hiện tư tưởng chiến lược chủ động tiến công địch.

Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và quá trình kháng chiến chống đế quốc xâm lược của Đảng ta mà Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã quán triệt. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ đã dựa vào đường lối của Đảng, dựa vào sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đúc rút kinh nghiệm trong đấu tranh của nhân dân, đã sáng tạo ra những hình thức bạo lực cần thiết để chống địch. Từ đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng, đến xây dựng những hàng rào chông, mang cung, cạm bẫy hợp pháp để ngăn chặn địch lùng sục; đến những vụ diệt ác, trừ gian, dùng vũ trang tự vệ để bảo vệ cơ sở, tiến lên “đồng khởi” và tiến hành chiến tranh cách mạng bằng cả sức mạnh bạo lực quần chúng và bạo lực vũ trang với công tác binh vận để từng bước đánh bại mọi kế hoạch của địch, tiến công và nổi dậy giải phóng từng vùng, tiến tới Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng toàn tỉnh. Đó là sự phát triển đến đỉnh cao của tư tưởng cách mạng bạo lực, cách mạng tiến công.

Đảng bộ luôn chú trong xây dựng thực lực chính trị, thực lực vũ trang, xây dựng căn cứ địa, xây dựng hậu phương tại chỗ, nâng cao giác ngộ cách mạng, tăng cường đoàn kết toàn dân, đấu tranh trấn áp bọn phản động, đề cao vị trí và uy lực của chính quyền cách mạng. Đó là những cơ sở để tăng cường tiềm lực cách mạng, nhằm đảm bảo yêu cầu liên tục tiến công địch.

Đảng bộ đã kiên trì thực hiện phương châm vừa đánh địch, vừa xây dựng, phát triển cơ sở và thực lực cách mạng, từ đó giữ được thế tiến công liên tục, lợi dụng thời cơ, phát huy sức mạnh bạo lực của quần chúng để tiến công địch. Để thực hiện điều đó, Đảng bộ lãnh đạo phải nhạy bén về chính trị, đánh giá tình hình chính xác, không chủ quan khi thắng lợi, không dao động khi khó khăn, tổn thất, chỉ đạo kiên quyết và luôn luôn coi trọng việc xây dựng thực lực tại chỗ, đó là khâu quyết định thắng lợi.

Hai là, vận dụng linh hoạt phương châm đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị song song, phối hợp với ba mặt quân sự, chính trị, binh vận tấn công địch.

Đảng bộ đã kiên trì tổ chức phát động được phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ từ những cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, sớm dấy lên phong trào đấu tranh sôi nổi rộng lớn đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, chống tố cộng, đặc biệt là phong trào chống chiếm đất, lập dinh điền; tổ chức lực lượng vũ trang địa phương hỗ trợ quần chúng nổi dậy diệt ác phá kìm, phá ấp chiến lược, xây dựng làng, xã chiến đấu, phát triển ba thứ quân, đẩy mạnh tác chiến diệt địch, hỗ trợ đấu tranh chính trị phát triển. Luôn vận dụng đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và binh vận ngày càng được đẩy mạnh trong từng buôn làng, từng ấp chiến lược, trong mỗi người dân, có người vừa là chiến sĩ dân quân đánh giặc, vừa là chiến sĩ trên mặt trận sản xuất, nuôi quân, đồng thời cũng là chiến sĩ trong đấu tranh chính trị và làm công tác địch ngụy vận. Việc giữ vững vùng làm chủ hợp pháp rộng lớn ở nông thôn và quanh thị xã, các thị trấn, quận lỵ là yếu tố quan trọng để vận dụng phương châm đấu tranh hai chân, ba mũi giáp công của tỉnh. Đây là nét độc đáo trong vận dụng phương châm đấu tranh tấn công địch của Đảng bộ.

Ba là, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào của chiến tranh, phải xây dựng căn cứ hậu phương tại chỗ vững mạnh, đảm bảo nhân tố thắng lợi thường xuyên.

Từ sau tháng 7-1954, đi đôi với việc củng cố cơ sở chính trị, chuyển hướng hình thức và phương pháp đấu tranh, Đảng bộ đã khẩn trương xây dựng những căn cứ bàn đạp, dùng làm nơi tích lũy lực lượng cách mạng, chỗ đứng chân an toàn cho cơ quan lãnh đạo tỉnh và huyện. Từ sau Đồng Khởi những năm 1960 - 1961, vùng căn cứ đã phát triển liên hoàn gồm nhiều xã, huyện nối liền nhau, hành lang giao thông được mở rộng, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thông suốt của tỉnh và giữ vững hành lang chiến lược của Trung ương đi qua địa bàn của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng xây dựng hậu phươngcả  vùng đất bằng đông dân, gần địch và trong vòng kiểm soát của địch, đấu tranh hợp pháp; căn cứ “lõm” ở vùng sát nách địch, là nơi đứng chân của cơ quan chỉ đạo thị xã, thị trấn, đội công tác, các đơn vị vũ trang nhỏ chuyên đánh sâu vào sào huyệt địch, có nơi còn là điểm khai thác cơ sở vật chất trong vùng địch để tăng cường cho lực lượng kháng chiến. Nhờ đó đã duy trì được thế tiến công liên tục, giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng, tạo điều kiện thúc đẩy cao trào đồng khởi ở nông thôn, mở rộng hoạt động vào thị xã, thị trấn, phát huy ngày càng lớn vai trò căn cứ hậu phương tại chỗ.

Xây dựng căn cứ địa vững mạnh, đẩy mạnh việc bố phòng, phát triển chiến tranh nhân dân, đẩy mạnh phát triển sản xuất, văn hóa, xã hội... là chỗ dựa cho các lực lượng cách mạng, là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Bốn là, nắm vững chính sách dân tộc của Đảng, tăng cường khối đoàn kết các dân tộc để kháng chiến.

Đảng bộ đã không ngừng tăng cường giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, đi đôi với việc chăm lo tổ chức đời sống vật chất, văn hóa cho nhân dân, nhất là đồng bào ở vùng căn cứ và vùng giải phóng; chăm lo phát triển cán bộ, đảng viên, cốt cán người địa phương. Đội ngũ cán bộ, đảng viên người Kinh, người dân tộc thiểu số trưởng thành trong kháng chiến ngày càng đông, là những hạt nhân nòng cốt ở các cấp, các ngành trên mọi lĩnh vực công tác của Đảng, vận động giác ngộ tầng lớp trên đoàn kết kháng chiến. Tăng cường giáo dục, xây dựng tình đoàn kết giữa đồng bào người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số được chú ý đẩy mạnh. Động viên toàn dân tự nguyện tham gia, đóng góp phục vụ kháng chiến, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến giải phóng quê hương.

Năm là, xây dựng Đảng bộ vững mạnh, giữ vai trò lãnh đạo kháng chiến ở địa phương.

Sức mạnh lãnh đạo của Đảng bộ là ở chỗ, Đảng bộ luôn luôn đoàn kết, thống nhất và gắn bó chặt chẽ với quần chúng. Tổ chức Đảng các cấp, cán bộ và đảng viên bám chắc vào dân, tin và dựa vào dân để hoạt động và công tác. Dân bảo vệ Đảng, tin tưởng Đảng và làm theo Đảng. Trong mọi lúc, Đảng bộ luôn nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát quần chúng, cán bộ, đảng viên trung thành, tận tụy, không ngại gian khổ, hy sinh, luôn hòa mình trong quần chúng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, sản xuất, chăm lo đời sống, cứu đói, cứu đau, chăm lo sự nghiệp học hành của quần chúng nhân dân. Đảng bộ chủ trương thực hiện ba cùng, rồi bốn bám, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhân dân, cùng nhân dân chiến đấu.

Gắn việc xây dựng Đảng với việc xây dựng và phát triển các tổ chức chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và lực lượng vũ trang, nhất là ở cơ sở. Các cấp ủy Đảng đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là trong các dân tộc ít người. Sự lãnh đạo vững vàng của Đảng bộ, của tổ chức Đảng, các cấp ủy Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo, gắn bó máu thịt với dân, được dân tin yêu, quyết chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, là bài học thành công quan trọng nhất; là nhân tố quyết định mọi thắng lợi về sự lãnh đạo của Đảng bộ trong sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Năm tháng sẽ trôi qua, những bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai trong giai đoạn chiến tranh chống Mỹ, cứu nước mãi mãi có giá trị thực tiễn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay./.


Page 2

Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
TRANG NHẤT > LÀM THEO GƯƠNG BÁC
Cập nhật 19/10/2017 (GMT+7)

Câu hỏi trắc nghiệm kỳ VI và đề thi viết - “Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Năm 2017”

 Các tin khác
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Đinh ƠRing- Người sỹ quan biên phòng tận tụy với dân (22/03)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Thanh niên Gia Lai đẩy mạnh các phong trào học tập và làm theo gương Bác (06/08)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Đảng bộ huyện Đak Đoa học tập Bác bằng những việc làm thiết thực (20/07)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Một số kết quả quan trọng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Đức Cơ (11/05)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Đền thờ Vua Hùng ở Gia Lai - giá trị cội nguồn, giá trị đoàn kết (20/04)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Nữ quân nhân ‘‘4T’’ (04/03)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Theo lời dạy của Bác Hồ (26/02)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Chữa “bệnh quan liêu” của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh (09/11)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Để nhân dân tin yêu (08/09)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Quyền con người và quyền công dân trong Tuyên ngôn độc lập (25/08)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Gia Lai có hai tác phẩm đạt giải tại Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (25/05)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Thành phố Pleiku: Long trọng Lễ báo công Bác Hồ, biểu dương khen thưởng các điển hình học tập và làm theo Bác (20/05)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Những Quảng trường in hình bóng Bác (19/05)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời về ý chí, nghị lực (13/05)
Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Những người con Gia Lai với khát vọng cống hiến cho quân đội (10/04)

Page 3

Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
TRANG NHẤT > THÔNG TIN
Cập nhật 09/01/2013 (GMT+7)

Cơ cấu tổ chức ngành Tuyên giáo Gia Lai.


Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

           Ghi chúMọi thay đổi về họ và tên, chức danh, điện thoại...v v. Xin góp ý để Ban biên tập chỉnh sửa, gửi thông tin về Mail: . ĐT: (0269) 3717002 - Hoặc gọi trực tiếp số máy: 0982340777 Trần Thanh Lâm 

 Các tin khác