Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì

Thứ Bảy, ngày 18 tháng 6 năm 2022

Khởi nghĩa Nam kỳ và bài học về công tác vận động nhân dân

Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì
Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì

Cập nhật: 11:20 23-11-2020

Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì
Nhân dân Nam kỳ đứng lên khởi nghĩa

(Thanhuytphcm.vn) - Cách đây tròn 80 năm, cùng với Khởi nghĩa Bắc Sơn (tháng 9 năm 1940), Binh biến Đô Lương (tháng 1 năm 1941), Khởi nghĩa Nam kỳ đã làm rung chuyển hệ thống chính quyền thống trị của đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai, làm tan rã bộ máy cai trị của địch ở một số vùng nông thôn, đã để lại những kinh nghiệm quý báu, đồng thời tạo nên những tiền đề vật chất quan trọng để Đảng ta không ngừng lớn mạnh và nhờ đó đã lãnh đạo Nhân dân ta giành lấy thắng lợi rực rỡ trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945. Tinh thần của cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ là tinh thần quật khởi của dân tộc, tinh thần “vì nước, vì dân”, tinh thần cách mạng sẵn sàng chiến đấu chống đế quốc phong kiến, chống tay sai, không sợ hy sinh, vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Tháng 9 năm 1939,Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ.Tháng 6 năm 1940, Pháp đầu hàng phát xít Đức. Lợi dụng cơ hội này, cuối tháng 9 năm 1940, phát xít Nhật kéo quân vào Đông Dương, từ đây Nhân dân ta lâm vào tình thế “một cổ hai tròng”.Tháng 11 năm 1940, bọn quân phiệt Thái Lan theo lệnh phát xít Nhật tiến đánh Campuchia. Thực dân Pháp bắt línhNam Bộ ra trận làm bia đỡ đạn cho chúng. Căm thù thực dân Pháp và được cổ vũ bởi tiếng súng khởi nghĩa Bắc Sơn, Nhân dânNam Bộ sục sôi tranh đấu. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảnglần thứ sáu (khóa I)từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939 tại Bà Ðiểm (Hóc Môn, Gia Ðịnh)nhậnđịnh:Nhật sẽ xâm chiếm Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật, cách mạng Đông Dương sẽ bùng nổ; do vậy, phải đoàn kết thực hiện bằng được nhiệm vụ chính cốt là đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc; chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, giai cấp, dân tộc và các cá nhân yêu nước.

Tinh thần Nghị quyết đã sớm đi vào đảng viên, quần chúng.Phong trào cách mạng ở Nam kỳngàycàng phát triển mạnh mẽ, liên tiếp diễn ra nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đấu tranh. Đặc biệt là các cuộc đấu tranh chống bắt lính diễn ra mạnh mẽ kể từ khi thực dân Pháp bắt thêm lính Việt Nam đem sang chiến trường biên giới Ai Lao (Lào) - Cao Miên (Campuchia) để chống Xiêm (Thái Lan).Khí thế chiến đấu diễn ra hầu khắp Nam kỳ, đặc biệt là ở Mỹ Tho, Vĩnh Long, Long Xuyên, Chợ Lớn, Gia Định, Tân An, Vũng Tàu, Trà Vinh...

Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì
Quán Rạng Đông (x) ở xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn – cơ sở Kinh tài của Xứ ủy Nam kỳ trong những năm 1936 – 19396 – 1939

Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1940, Ðảng bộ Nam kỳ liên tiếp tổ chức nhiều cuộc họp để bàn chủ trương và gấp rút lãnh đạo Nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang;chủ trương thành lập Ban Chỉ huy và Ban Quân sự các cấp; xác định hình thức chính quyền, quốc kỳ, khẩu hiệu; vạch các chính sách đối với Nhân dân…

Ðến giữa tháng 11 năm 1940, trướctinh thần đấu tranh của quần chúng, đặc biệt là tinh thần phản chiến của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp, Xứ ủy Nam kỳ quyết định phát động toàn Nam kỳ nổi dậy đánh đổ chính quyền thuộc địa, giành chính quyền về tay Nhân dân. Chỉ trong một thời gian ngắn kể từ khi Thường vụ Xứ ủy ra Đề cương chuẩn bị bạo động, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được triển khai rất khẩn trương; các tổ chức phản đế xuất hiện nhiều nơi, nhất là ở vùng nông thôn.Mít tinh, biểu tình liên tiếp nổ ra. Nhiều nơiđịch đến đánh phá, Nhân dân nổi trống mõ, uy hiếp địch, bảo vệ cán bộ.Các đội tự vệ, du kích phát triển ngay trong những xí nghiệp lớn ở Sài Gòn như Ba Son,nhà máy đèn Chợ Quán, trường Bách Nghệ...Ở nông thôn, phần lớn các xã đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích.Các cơ sở sản xuất vũ khí làm việc suốt ngày đêm. Nhân dân quyên góp kim khí để đúc đạn;xuất hiện những cơ sở làm bom, lựu đạn xi măng, súng thô sơ ở Móp Xanh (Tân An), Bà U (Mỹ Tho), chùa Hòa Thượng Đồng (Rạch Giá)…Phong trào chống chiến tranh, chống bắt lính với khẩu hiệu “không một đồng xu, không một người lính cho đế quốc chiến tranh” ngày càng lan rộng.Công tác binh vận được tổ chức ráo riết, phần lớn trong số 15.000 binh lính người Việt trong quân đội Pháp đóng ở Sài Gòn sẵn sàng phối hợp nổi dậy.

Khởi nghĩa bùng nổ đồng loạt tại hầu hết các tỉnh Nam kỳ với tinh thần quyết liệt,mạnh nhất là ở Gia Ðịnh, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long... Lực lượng vũ trang và quần chúng đã nổi dậy tiến công địch ở các xã, tập kích nhiều đồn bốt, tiến đánh một số quận lỵ, phá hỏng nhiều cầu, đường...Tại một số xã, quận, chính quyền địch hoang mang, tan rã, chính quyền cách mạng được thành lập. Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng xuất hiện ởnhững nơi đã thành lập chính quyền cách mạng và trong nhiều cuộc biểu tình. Bọn phản cách mạng bị xét xử. Ruộng, thóc của địa chủ phản động được chia cho dân cày nghèo.

Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì
Đình Ấp Vuông, xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, nơi phát ra tiếng mõ trong đêm 22 rạng ngày 23 tháng 11 năm 1940 kêu gọi nhân dân trong ấp tham gia khởi nghĩa

Diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng khởi nghĩa Nam Kỳ là cuộc khởi nghĩa vũ trang có phạm vi rộng nhất và mức độ quyết liệt nhất kể từ khi thực dân Pháp xâm chiếm lục tỉnh Nam Kỳ năm 1867 đến thời điểm đó.Tuy chưa thành công nhưng khởi nghĩa Nam Kỳ cóý nghĩa lịch sử sâu sắc đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nướccủa Nhân dân ta.

Khởi nghĩa Nam kỳ là thực tiễn sinh động về phong trào đấu tranh cách mạng của Nhân dân và để lại nhiều bài học quý báu, trong đó bài học về về việc giữ vững sự gắn bó máu thịt giữa Đảng và quần chúng; không ngừng xây dựng lực lượng cách mạng trong quần chúng; khơi dậy và nhân lên sức mạnh vĩ đại từ sự đồng tâm, hiệp lực của quần chúng.

Tiếp nối truyền thống yêu nước, kế thừa những bài học kinh nghiệm lịch sử, Đảng bộ, quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã phát huy hào khí Nam Bộ “Thành đồng Tổ quốc”; chung sức đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh, “cùng cả nước” làm nên những thắng lợi to lớn trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc; góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Kể từ năm 1975 cho đến nay, TPHCM đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn, đặc biệt trong giai đoạn 2015 - 2020, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố đã tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn đoàn kết, nghĩa tình, năng động, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, các giải pháp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, mà trong đó, vai trò của công tác vận động nhân dân có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 có nêu: “Công tác dân vận của Đảng có nhiều chuyển biến tích cực; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp, hiệu quả; dân chủ được phát huy và nâng cao hơn tại cơ sở; tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết toàn dân một cách vững chắc, góp phần chung tay thực hiện nhiệm vụ chính trị thành phố. Các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sáng tạo, cải cách hành chính được đẩy mạnh; các đợt thi đua cao điểm được sự đồng tình, hưởng ứng và thu hút đông đảo Nhân dân tham gia; giải thưởng sáng tạo của thành phố lần đầu tổ chức năm 2019 và Cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” bước đầu đã khơi dậy sức sáng tạo, nâng cao nhận thức của người dân về ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức thành viên có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động đa dạng trong tuyên truyền, vận động, tập hợp Nhân dân; các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động được đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, góp phần thiết thực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, đã huy động, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nhiều mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả mang tính thiết thực được nhân rộng, lan tỏa; các chương trình phối hợp hành động huy động được sự tham gia của nhiều tổ chức thành viên, phát huy hiệu quả; công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tiếp xúc, đối thoại có nhiều đổi mới về nội dung, cách làm gắn với giải quyết những vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc, đạt hiệu quả bước đầu; làm tốt công tác vận động, hòa giải tại cơ sở, giữ gìn mối quan hệ đoàn kết ở khu dân cư.

Qua đó cho thấy, công tác vận động Nhân dân từng bước đi vào chiều sâu, thiết thực và cụ thể; làm cho Nhân dân thấy được lợi ích của mình và sự đóng góp của mình vào sự phát triển chung của TPHCM. Vì vậy, trong thời gian tới công tác vận động Nhân dân cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần: Phát huy hệ thống Mặt trận Tổ quốc thành phố cùng các tổ chức thành viên xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; vận động tập hợp Nhân dân, tăng cường sự đồng thuận, thắt chặt mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Kịp thời nắm tình hình nhân dân, phát huy dân chủ, tích cực vận động Nhân dân thành phố tham gia các phong trào, các cuộc vận động, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Bên cạnh đó, cần xác định rõ công tác dân vận và toàn bộ hoạt động của Đảng bộ và chính quyền các cấp phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, đổi mới, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Kỷ niệm 80 năm Ngày Nam Kỳ Khởi nghĩa, chúng ta càng thấm nhuần bài học về công tác vận động Nhân dân, ra sức phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình để TPHCM thực hiện thắng lợi mục tiêu vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của Nhân dân - chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước.

Minh Thư

Tin liên quan


Ý kiến bạn đọc

Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì
Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì

Tổng lượt bình luận

Tin khác

  • Xử lý sai phạm của cán bộ là không có ngoại lệ
  • Đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, đời sống người dân được nâng cao
  • Khẩn trương trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch
  • Lịch tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM
  • Thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
  • Đưa dự án vành đai 4 Hà Nội vào khai thác từ năm 2027
  • Trên 95,3% đại biểu Quốc hội thông qua Nghị quyết về đầu tư dự án đường vành đai 3 TPHCM
  • Từ 1/9/2022, thí điểm tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
  • Tránh tích tụ tần số để không dẫn đến độc quyền viễn thông
  • Hội nghị báo cáo viên Trung ương khu vực phía Nam
  • Luật chưa quy định mở rộng đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
  • Phát triển ngành dầu khí để phát triển kinh tế, gắn chặt với bảo vệ chủ quyền
  • Đại hội đại biểu Phật giáo TPHCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ diễn ra trong 2 ngày 17 và 18/6/2022
  • Cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước
  • Xử lý hành vi bạo lực để gia đình tốt hơn, hạnh phúc hơn
  • Khơi nguồn sáng tạo trong đội ngũ cán bộ các cấp yên tâm công tác, hết lòng phục vụ Nhân dân
  • Thành lập hai đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023
  • Cân nhắc mở rộng phạm vi áp dụng dân chủ ở cơ sở
  • Quốc hội thông qua Luật Cảnh sát cơ động

Chia sẻ bài viết qua Email

Bài viết:

Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì
Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì

Sai mã bảo mật!

Ý kiến bạn đọc

Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì
Bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Nam kì

Thông báo