Bà bầu ăn trứng gà ta có tốt không

Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình. Trứng có chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần nên được mệnh danh là loại thực phẩm bổ dưỡng nhất hành tinh. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ băn khoăn không biết có phải kiêng trứng khi mang thai hay không?

Câu trả lời là nếu được nấu chín thì trứng vẫn là một loại thực phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai. Dưới đây là những điều mà các mẹ bầu cần biết về ăn trứng trong thai kỳ, các lợi ích của trứng và cách chế biến trứng an toàn.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ cần kiêng một số loại thực phẩm nhất định, trong đó có các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chưa được tiệt trùng, thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín.

Quá trình tiệt trùng và nấu chín đều giúp tiêu diệt triệt để các vi khuẩn có hại tồn tại trong thực phẩm, chẳng hạn như vi khuẩn listeria. Thông thường, cơ thể chúng ta có thể xử lý những vi khuẩn này một cách đơn giản mà không gây ra bất kỳ triệu chứng khó chịu nào. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu hơn bình thường, có nghĩa là người mẹ và thai nhi có thể gặp phải các vấn đề không mong muốn khi ăn những thực phẩm chưa được tiệt trùng hoặc nấu chưa chín kỹ.

Tóm lại, phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn trứng, miễn là trứng được tiệt trùng hoặc nấu chín trước khi ăn.

Trứng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh như salmonella. Khi đi vào cơ thể, những vi khuẩn này có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Nhiều phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn trứng và những thực phẩm có chứa trứng, chẳng hạn như sốt mayonnaise. Điều này không hoàn toàn đúng.

Trứng có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, một số phương pháp chế biến nấu chín trứng hoàn toàn trong khi một số lại chỉ làm chín trứng một phần. Trong những món ăn này, một phần trứng vẫn còn sống. Phụ nữ mang thai cần tránh ăn trứng sống và trứng nấu chưa chín.

Một số món ăn mà trứng thường chỉ được làm chín trứng một phần hay còn gọi là trứng lòng đào là trứng luộc, trứng chần và trứng ốp la.

Phụ nữ mang thai cũng nên tránh các món ăn có thành phần trứng sống, ví dụ như cà phê trứng, sốt mayonnaise, sốt salad có trứng, cơm trộn trứng sống…

Nếu người mẹ bị ngộ độc thực phẩm do ăn trứng sống thì bệnh có thể truyền sang thai nhi và gây nhiễm trùng ối. Do đó, mẹ bầu phải ăn uống hết sức cẩn thận.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi, mẹ bầu cần nấu chín kỹ trứng trước khi ăn.

Cách nhận biết trứng đã chín hoàn toàn là cả lòng trắng và lòng đỏ đều cứng lại, lỏng đỏ chuyển màu vàng và đục, không còn trong và lỏng ở giữa. Nếu làm món trứng bác thì cần chờ cho dầu nóng mới cho trứng vào và đảo cho đến khi không còn nhìn thấy trứng lỏng hay nhão mới tắt bếp.

Nếu luộc trứng thì nên luộc khoảng 10 – 12 phút. Sau khi luộc, cắt đôi quả trứng để kiểm tra bên trong. Chỉ khi lòng đỏ chín hẳn thì mới được ăn, không ăn trứng lòng đào.

Khi làm món trứng ốp-la hay trứng tráng, hãy lật trứng sau vài phút cho đến khi hai mặt vàng đều và bên trong không còn ướt.

Nếu mua trứng ở siêu thị thì nên chọn những loại có nhãn “đã tiệt trùng” (pasteurized). Đây là những quả trứng đã quá trình xử lý nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn.

Không nên kiêng trứng trong khi mang thai mà hãy chọn trứng sạch và nấu chín trước khi ăn vì trứng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

Có ba chất dinh dưỡng đa lượng trong các loại thực phẩm là carb, chất béo và protein. Được gọi là chất dinh dưỡng đa lượng vì cơ thể cần lượng lớn cả ba chất này để có thể tồn tại và hoạt động bình thường. Trứng chủ yếu chứa chất béo và protein trong khi có rất ít carb. Ăn thực phẩm giàu protein và chất béo tốt có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Một số loại trứng còn là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trứng của gà mái được nuôi thả rông ngoài trời và nuôi theo phương pháp hữu cơ có hàm lượng vitamin D cao hơn so với trứng gà được nuôi theo phương pháp chốt chuồng thông thường. (1)

Lượng vitamin D trong trứng tập trung ở lòng đỏ nên hãy ăn cả quả trứng hoặc lòng đỏ thay vì chỉ ăn lòng trắng trứng.

Tầm quan trọng của vitamin D

Mặc dù cơ thể có khả năng tự tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và một số loại thực phẩm tự nhiên cũng có một lượng nhỏ vitamin D nhưng nhiều người vẫn có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin D, trong đó có phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Do đó, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ vitamin D và uống bổ sung vitamin D3 nếu nồng độ vitamin D trong máu ở mức thấp.

Khi mang thai và cho con bú, phụ nữ cần nhiều vitamin D hơn bình thường. Chất dinh dưỡng này có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể, chẳng hạn như:

  • Giữ cho xương chắc khỏe
  • Hỗ trợ chức năng miễn dịch
  • Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi

Ngoài ra, trứng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác cũng rất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh, gồm có vitamin B12, choline và protein. Trứng giúp no lâu, nhờ đó làm giảm nhu cầu ăn vặt và góp phần tạo nên một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Đây là điều rất cần thiết để kiểm soát cân nặng khi mang thai.

Trứng còn là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Khi mang thai, phụ nữ cần nhiều sắt hơn bình thường để duy trì mức năng lượng cho cơ thể.

Nhu cầu protein của phụ nữ cũng tăng lên trong thời gian mang bầu. Một số nghiên cứu ước tính nhu cầu protein hàng ngày vào thời kỳ đầu mang thai là 1,2 gram cho mỗi kg cân nặng và vào giai đoạn cuối thai kỳ là 1,52 gram/kg cho mỗi kg cân nặng. (2)

Vì nhu cầu protein phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, cân nặng và mức độ hoạt động nên tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về lượng protein cần bổ sung trong thai kỳ.

Trứng là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng protein cao nhất. Một quả trứng 50 gram có chứa 6 gram protein và đặc biệt, protein trong trứng rất dễ hấp thụ.

Trứng cũng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Ví dụ, trứng rất giàu vitamin B12 và choline – hai dưỡng chất góp phần vào sự phát triển trí não khỏe mạnh của trẻ.

Trứng là một nguồn cung cấp protein dồi dào và protein trong trứng không chỉ quan trọng đối với người mẹ mà còn rất cần thiết cho thai nhi trong bụng. Protein từ thực phẩm được cơ thể phân hủy thành các axit amin. Axit amin là thành phần cấu tạo của protein và protein là nền tảng tạo nên các bộ phận của cơ thể.

Protein có trong da, tóc, cơ và xương. Các tế bào đều cần protein để hoạt động bình thường. Protein cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi.

Tóm tắt bài viết

Trong thời gian mang thai, ăn uống lành mạnh, an toàn và đầy đủ dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn trứng, miễn là trứng được nấu chín.

Điều này nhằm làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn từ trứng. Bất cứ vấn đề nào xảy ra trong thai kỳ đều có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của em bé trong bụng. Do đó, cần hết sức chú ý đến việc ăn uống trong khoảng thời gian này.

Mang thai ăn trứng gà có tác dụng gì?

Ngoài protein, trong trứng gà còn rất nhiều vitamin và khoáng chất khác mà cơ thể mẹ bầu luôn cần mỗi ngày như vitamin A, D, B2, B6, B12, kẽm, acid folic, canxi, selen… Bên cạnh đó, choline và omega-3 trong trứng gà rất cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa khuyết tật ống ...

Bà bầu có nên ngày nào cũng ăn trứng gà?

Trứng gà rất tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều trứng là tốt, việc ăn quá nhiều còn thể đem đến những tác động tiêu cực cho mẹ bầu. Theo khuyến cáo, mỗi ngày người lớn nên tiêu thụ ít hơn 300 miligam cholesterol.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu quả trứng gà 1 tuần?

Việc bạn có thể ăn bao nhiêu quả trứng gà luộc sẽ phụ thuộc vào chỉ số cholesterol trong cơ thể. Nếu cholesterol ở mức bình thường, mẹ bầu có thể ăn từ 3-4 quả trứng một tuần. Mỗi quả trứng chứa khoảng 185 mg cholesterol, trong khi cơ thể chúng ta cần khoảng 300 mg cholesterol mỗi ngày.

Bà bầu nên ăn trứng gì?

Bà bầu có nên ăn trứng ngỗng hay trứng gà khi mang thai? Cả trứng ngỗng và trứng gà đều chứa hàm lượng dinh dưỡng nhất định và rất tốt cho mẹ trong thai kỳ. Kích thước trứng ngỗng rất lớn, 1 quả trứng ngỗng bằng 3 quả trứng gà nên mẹ chỉ nên ăn 1 và tối đa là 2 quả một tuần.