Ảnh chí hay kể một việc làm mà bản thân đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bàn nhiều về đạo đức dưới dạng lý thuyết, mà chủ yếu nói về thực hành đạo đức bằng cách làm gương và nêu gương. Bài học đó có ý nghĩa thực tiễn lớn lao và vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta hôm nay.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp nêu gương đạo đức. Vì thế Người nhấn mạnh: lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới và cuộc sống mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Do vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, ở mọi nơi; nói phải đi đôi với làm, để quần chúng noi theo. Nói đi đôi với làm, đối lập với nói mà không làm của những người hứa suông hoặc “nói một đằng, làm một nẻo” của những kẻ cơ hội. Tự mình phải gương mẫu thực hiện nêu gương trước mới giúp người khác làm theo, bản thân mình không gương mẫu thì không thể nói ai được. Đây là nội dung của phong cách nêu gương về mọi mặt của cán bộ, đảng viên…


Ảnh: Internet.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nêu gương thì trước hết bản thân phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm. Trong đó, mỗi đảng viên, cán bộ cũng như mỗi người cần nắm vững và giải quyết tốt trên ba mối quan hệ chủ yếu: đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; Đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc với thái độ khoan dung, độ lượng, trên tinh thần thương yêu đồng chí, đồng bào; Đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng” (để việc công lên trước việc tư), đã phụ trách việc gì thì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được, không sợ khó khăn, gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh…

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng ngời về phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm. Bác kêu gọi toàn dân tiết kiệm, bản thân Người nghiêm túc thực hiện, từ việc ăn, mặc đến sinh hoạt, làm việc hằng ngày Bác đều gương mẫu. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong cả cuộc đời của Người. Khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói đang hoành hành, Người kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo tiết kiệm đó cứu những người bị đói và chính. Người đã làm gương, nghiêm túc thực hiện một cách triệt để mặc dù phải làm việc nhiều, sức khỏe giảm sút vì vừa trải qua một trận ốm nặng… Bộ đội, cán bộ ăn cơm độn ngô, khoai sắn, Bác cũng yêu cầu nấu cơm độn 50% đúng như mọi người. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân của Bác cũng rất giản dị và rất tiết kiệm. Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức. Bác đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hằng ngày.


Ảnh: Internet.

Là Chủ tịch nước nhưng Bác cũng chỉ có vài bộ quần áo đơn sơ, giản dị, anh em phục vụ muốn đề nghị may mới cho Bác, nhưng Bác không cho và nói: Bác có hai bộ là đủ dùng rồi. Hiện nay đồng bào ta còn thiếu quần áo mặc. Bác có như vậy là đủ và tốt lắm rồi! Bữa ăn của Bác như bữa ăn của mọi nhà: Bát canh, quả cà, con cá hoặc lát thịt kho... Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới, áo Bác rách có nhiều khi phải vá vai, rồi lộn cổ… vá đi vá lại, Bác mới cho thay... Bác nói: Cái gì còn dùng được nên dùng, bỏ đi không nên. Có lần một đồng chí cán bộ gần Bác đã mạnh dạn thưa thật với Bác rằng: Bác là Chủ tịch nước, Bác mặc áo sờn vá như thế thì không phù hợp lắm. Bác nói: Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy! Đừng bỏ cái phúc ấy đi.


Ảnh: Internet.

Quả thật, nêu gương có vai trò hết sức to lớn đối với việc hoàn thiện đạo đức con người. Trong gia đình thì người con chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cha mẹ. Người anh, người chị phải là tấm gương đối với em. Trong nhà trường, thầy cô phải là tấm gương sáng đối với học trò. Trong tổ chức, tập thể, những người lãnh đạo phải là tấm gương cho cấp dưới. Trong xã hội, tấm gương của các thế hệ trước đối với các thế hệ sau là đặc biệt quan trọng. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nêu gương, Người nói: “Ðối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời. Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Ðảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”

Trong Di chúc, Người đã viết: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Người mãi là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân học tập. Tấm gương của Người - tư tưởng Hồ Chí Minh có “hiệu ứng lan tỏa, sức lôi kéo mạnh mẽ”. Quả đúng là, nghĩ về Người lòng ta trong sáng hơn! Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Người mãi là di sản tinh thần to lớn của dân tộc mà các thế hệ trẻ cần phải gìn giữ, học tập và làm theo.

Bài học:

Việc nêu gương có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhân cách con người cũng như thu phục nhân tâm. Hiện nay đất nước đang trong giai đoạn hội nhập, bên cạnh những yếu tố tích cực cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế về văn hóa, lối sống thiếu lành mạnh của một bộ phận giới trẻ. Do đó những tấm gương người tốt việc tốt, về lối sống lành mạnh cần được đề cao, phát huy nhằm xây dựng một cộng đồng văn minh.

(Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp từ Internet)

tuyên truyền, đạo đức, tư tưởng

Nhận thức của bản thân trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức là một yếu tố quan trọng khởi đầu để một cá nhân, tổ chức thay đổi một cách tiến bộ và phát triển đi lên. Trong đó, mỗi con người Việt Nam đang học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi Bác là một tấm gương mẫu mực điển hình.

Sau đây, mời quý vị cùng làm rõ nội dung trên để hiểu rõ hơn trong bài viết này.

Nhận thức của bản thân trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức là gì?

Nhận thức của bản thân trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức là việc mã mỗi cá nhân, tổ chức có sự tự ý thức nhìn nhận về việc đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng đạo đức. Trong đó học tập là làm theo một tấm gương tốt thì mới là con đường để mỗi chúng ta phát triển và tiến bộ.

Liên hệ bản thân trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức

– Thực trạng hiện nay về học tập, làm theo tư tưởng đạo đức Hiện nay, hầu hết mỗi chúng ta đều ý thức được việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức tốt là một trong những yếu tố quan trọng để chính bản thân mình có thể hoàn thiện hơn, phát triển trong xã hội đang phát triển. Theo đó, mà thực tế cho thấy trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương sáng để chúng ta noi theo như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều cá nhân, tổ chức chưa tự ý thức được điều trên, gây ra sự ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của một tập thể, xã hội kéo theo hệ quả tiêu cực như vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức,…

– Giải pháp để nâng cao nhận thức của bản thân trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức

+ Đối với mỗi cá nhân, tổ chức nói chung hay cán bộ, đảng viên nói riêng cần phải tự tăng cường công tác để nâng cao về ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức tấm gương tốt.

+ Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra và xử lý, phê bình, kỷ luật nghiêm minh những hành vi tiêu cực đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công dân trong giảng dạy, học tập

+ Luôn luôn có ý thức để giữ gìn đoàn kết của toàn dân, trong cơ quan, tổ chức, trong Đảng, đấu tranh kiên quyết với những mưu đồ chia rẽ nhân dân, chia rẽ tình đoàn kết, yêu nước.

+ Bản thân mỗi chúng ta cần bảo vệ lối sống trung thực, thẳng thắn,  theo lối sống liêm khiết,khiêm tốn và theo quan điểm của Đảng. Ngoài ra, cá nhân cần cải thiện thay đổi sự lười biếng, nói đi đôi với làm, không ỷ lại.

+ Luôn ý thức trách nhiệm và tâm huyết với nghề từ đó mỗi giáo viên sẽ giảng dạy truyền đạt lại kiến thức học tập cũng như nhân cách, đạo đức.

+ Tích cực học tập, lao động và sáng tạo thúc đẩy phát triển về năng suất, hiệu quả, chất lượng đồng thời chân trọng những thành tích mà bản thân và người khác làm ra.

+ Sau quá trình học tập thì bản thân cần rút ra kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp cải thiện, khắc phục nhằm hoàn thiện chính mình.

+ Loại bỏ sự lạc hậu, những hạn chế gây ảnh hưởng tới việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức tốt hoặc không phù hợp với lối sống hiện nay.

+ Thay đổi phương pháp phù hợp với việc học tập để cải thiện vốn hiểu biết, nâng cao kiến thức trong học tập. Không chỉ vậy, mỗi chúng ta cũng cần đưa ra phương hướng để phấn đấu và rèn luyện tu dưỡng về tư tưởng đạo đức, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp mà con người Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến nhận thức của bản thân trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức.

Chân thành cảm ơn quý vị đã tham khảo nội dung bài viết trên!

Video liên quan

Chủ đề