Ăn óc nói mò nghĩa là gì

Trong văn hoá ứng xử của con người với con người thì có rất nhiều kiểu khác nhau. Và việc nói xấu người khác cũng rất phổ biến khi rất nhiều người có xu hướng nói mà không đặt mình vào bản thân người nghe hoặc có sở thích đặt điều nói xấu để hại người khác. Tuy nhiên đó là điều rất rất không tốt và có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nhau. Thay vì nói tốt thì hãy lựa lợi mà nói thì cuộc sống sẽ vui vẻ bình yên hơn rát nhiều.

Đoạn văn mẫu giải thích câu “Ăn không nói có, ăn ốc nói mò”:


Trong cuộc sống, bên cạnh những con người luôn mang những đức tính tốt đẹp, được mọi người xung quanh yêu mến thì cũng tồn tại những kẻ vốn xấu tính, không được chào đón trong nhiều trường hợp khác nhau, một trong số đó chính là trong giao tiếp . Đó là những kẻ luôn “ăn đơn nói đặt”, bịa đặt, lừa gạt người khác, được ông cha ta gọi với một câu thành ngữ “Ăn không nói có, ăn ốc nói mò”. Câu thành ngữ gồm hai vế, ở đây “ăn không nói có” tức là nói những chuyện mà không phải mình tận mắt chứng kiến hay tham gia nhưng vẫn thể hiện mình là người hiểu rõ câu chuyện nhất, bên cạnh đó “ăn ốc nói mò” là nói bịa đặt, khoác lác về những điều mà mình không hề biết, nói một cách bâng quơ không chính xác. Nhìn chung, qua câu thành ngữ trên, ông cha ta đã phê phán một thành phần những con người trong xã hội có tính hay bịa đặt, đơm đặt , ba hoa trong giao tiếp nói chung và trong lời ăn tiếng nói nói riêng. Đây là một hiện tượng, một đức tính đáng bị phê phán và loại bỏ ở mỗi người. Tại sao lại như vậy? Trước hết, lời nói là một trong những cách để thể hiện chính bản thân hay quyết định đến cách nhìn nhận của người khác đối với chính bạn. Do đó, một người thường hay nói những lời đơm đặt, đặt điều, bịa chuyện sẽ thể hiện họ là những người không có tính thật thà, không có sự tôn trọng, ý tứ đối với người khác. Có thể một, hai lần, lời nói của họ sẽ là đáng tin cậy với người xung quanh, nhận được sự giúp đỡ hay đồng tình, thế nhưng dần dần ba, bốn, nhiều lần khác nữa, liệu có ai còn đủ kiên nhẫn, sự tin tưởng để chấp nhận hay tiếp thu lời nói của họ khi trước đó chính những người ấy đã phải chịu sự tổn thương, mất mát về tinh thần, đôi khi là cả vật chất đối với họ ? Sự tin tưởng thường được xây dựng dựa trên sự cảm thông, thấu hiểu bằng cả trái tim giữa con người với con người, một khi đã xuất hiện vết nhơ nào đó, thật không dễ mà có thể xóa nhòa đi được. “Ăn không nói có, ăn ốc nói mò” sẽ khiến bạn bị mọi người xung quanh xa lánh, ghét bỏ, không được chào đón, không được tin tưởng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kết cục mà bạn nhận được cũng sẽ không mấy tốt đẹp. Vậy nên, mỗi người cần tự ý thức được rõ tầm quan trọng của từng lời ăn tiếng nói của mình có sức ảnh hưởng thế nào đối với người khác, không nên bịa chuyện, lừa gạt người khác, cần rèn luyện sự thật thà, nói những lời hay ý đẹp. Câu thành ngữ không chỉ mang nghĩa phê phán mà còn giúp định hướng mỗi con người đến với những cách sống tốt đẹp hơn để hoàn thiện bản thân mình trong cuộc sống hôm nay . Tami vfo.vn

  • Chủ đề ăn không nói có ăn ốc nói mò
  • Mở ra chân trời mới nghĩa là gì? (Ngữ văn - Lớp 8)

    1 trả lời

    "Mở ra chân trời mới" nghĩa là gì? (Ngữ văn - Lớp 8)

    1 trả lời

    So sánh giữa Hịch, Cáo và Chiếu (Ngữ văn - Lớp 8)

    1 trả lời

    Em hãy giải thích và chứng minh các ý trên (Ngữ văn - Lớp 8)

    2 trả lời

    Em hãy giải thích và chứng minh các ý trên (Ngữ văn - Lớp 8)

    2 trả lời

    Tả về một người em yêu thích (Ngữ văn - Lớp 6)

    2 trả lời

    Bài làm

    Tục ngữ là những kinh nghiệm mà ông cha ta qua sát từ thực tế để đúc kết thành những bài học kinh nghiệm với nội dung phong phú từ thiên nhiên lao động sản xuất đến con người, xã hội. Để nói về giao tiếp, lời ăn tiếng nói thì ngoài câu “Lời nói gói vàng” thì chúng ta còn bắt gặp một câu rất đặc sắc đó là “Ăn ốc nói mò”.

    Trước tiên khi ta nhìn vào câu tục ngữ ta sẽ liên tưởng ngay đến mối quan hệ nhân quả giữa “ăn ốc” và “nói mò”giống như kiểu “Vì ăn ốc nên nói mò” chẳng hạn. Tuy nhiên thực chất việc ăn ốc chẳng liên quan và không dẫn đến cái hệ quả là “nói mò” như chúng ta nghĩ. Vậy thì chúng ta nên hiểu câu này như thế nào? Tại sao lại có câu nói này?

    Ăn óc nói mò nghĩa là gì
    Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Ăn ốc nói mò”

    Theo như dân gian thì ăn ốc nói mò là cả một câu chuyện bắt nguồn từ thói uống rượu ốc ở các quán xá đầu làng. Thường thì rượu vào lời ra và nói tung lung từ chuyện này sang chuyện khác, không có đầu đuôi cụ thể. Tuy nhiên cách giải thích này chưa hoàn toàn đúng đắn bởi “nói mò” mang ý nghĩa là lời hù dọa, đoán bừa, bịa đặt và không có bằng chứng xác thực. Chúng ta còn bắt gặp từ mò trong nhiều trường hợp như mò ốc, mò cua, đoán mò…. qua đó thấy được “mò” ở đây là sự bịa đặt, thiếu căn cứ. Chúng ta thường sử dụng câu tục ngữ này khi người khác đang đoán già đoán non, mặc dù chưa biết thực hư sự việc ra sao nhưng lại đưa ra những phán đoán về người khác. Nếu việc đoán đó may mắn là đúng thì không sao như nếu sai sự thật thì sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng. Ví như trong một lớp có một bạn chẳng may mất tiền và cả lớp đều nghi cho một bạn vì bạn đó học kém nhất và hay chơi nhất. Nhưng thực tế không phải bạn đó lấy tiền mà do bạn kia để quên tiền ở nhà. Tuy nhiên lời nói đã nói ra thì không thể nào rút lại được, có những nhận định, phán xét từ những thông tin, hiểu biết ban đầu rất dễ gây tổn thương cho người khác, thậm chí là mang đến hậu quả khôn lường.

    Xem thêm:  Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn

    Chắc hẳn chúng ta từng nghe câu chuyện vè Vũ Nương một người đàn bà thủy chung, son sắt, hiếu thảo với mẹ chồng, tận tình nuôi nấng con thơ để chờ chồng đi chiến trận về. Nhưng người chồng chỉ vì lời con trẻ mà đổ oan, nghi ngờ rằng vợ phản bội mình đã đánh đập mắng chửi vợ kết cục là người vợ phải tự vẫn để bày tỏ trinh tiết của bản thân. Sau đó mới biết rằng kẻ ngoại tình với vợ mình trong lời con nói chính là cái bóng mà hằng đêm vợ mình vẫn thường dùng để dỗ con trai mình. Lúc đó ân hận thì cũng đã muộn. Qua câu chuyện chúng ta có thể thấy có những lời nói, sự đặt điều, đoán mò nhưng khiến người khác mất đi danh dự, nhân phẩm thậm chí là trả giá bằng cả tính mạng. Trong công việc, nếu không có sự suy xét kỹ càng mà chỉ dựa vào sự đoàn mò để hành động thì rất dễ nhận lấy thất bại thảm hại.

    Bên cạnh “Ăn ốc nói mò” chúng ta còn bắt gặp nhiều câu tương tự như ăn măng nói mọc hay ăn cò nói bay để chỉ sự bịa đặt, vu khống hay chối bay chối biến coi như không có chuyện gì xảy ra. Qua những phân tích trên có thể thấy lời nói có giá trị rất to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đến người khác. Mỗi chúng ta khi nói nhận xét, đánh giá hay dự đoán về ai về cái gì cũng cần phải nghiêm túc suy nghĩ, không nên bạ đâu nói đấy, nói cái gì cũng cẫn phải có cơ sở xác đáng để có thể tạo được sự tin tưởng với người khác.

    Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ: Cứng quá thì gãy

    “Lời nói gói vàng” nên chúng ta cần phải biết lựa lời để nói cho phù hợp với hoàn cảnh, ngữ cảnh. Khi chưa chắc chắn, chưa biết gì nhiều thì không nên nhận xét đánh giá hay suy đoán về một vấn đề nào đó. Có thể khẳng đinh rằng “Ăn ốc nói mò” là một thói quen xấu trong lời ăn tiếng nói, cần được bài trừ và sửa đổi.

    Mai Du