1 căn cước công dân làm được bao nhiêu tài khoản ngân hàng

Thẻ ATM là một vật dụng không thể thiếu trong thời buổi số hóa hiện nay. Dường như mỗi người đều sở hữu cho mình ít nhất một thẻ ngân hàng.

Vậy nếu khách hàng muốn làm 2 thẻ ATM cùng 1 ngân hàng được không? Câu trả lời sẽ nằm ở bài viết dưới đây.

Thẻ ATM là một loại thẻ được tạo nên dựa theo chuẩn ISO 7810. Kích thước của thẻ thông thường là 10 x 6cm, được thiết kế thành chữ nhật tiêu chuẩn của khe đọc thẻ.

Trên bề mặt thẻ, ngân hàng in dập nổi những thông tin cá nhân của chủ thẻ như: số thẻ, chip (số chip) lưu trữ thông tin cá nhân, băng giấy để chủ thẻ ký tên,…

Phân loại thẻ ATM:

  • Thẻ ghi nợ (nội địa, quốc tế)
  • Thẻ tín dụng (nội địa, quốc tế)

Khách hàng có thể dùng thẻ ATM để thực hiện các giao dịch tự động về tiền bạc như:

  • Rút tiền
  • Vấn tin tài khoản
  • Chuyển khoản
  • Đặt vé máy bay, khách sạn
  • Thanh toán hóa đơn
  • Mua thẻ điện thoại, nạp thẻ game,…

Những giao dịch này được thực hiện tại máy ATM tự động. Sau thời gian hoạt động, thẻ ATM đã có sự cải tiến vượt trội.

Các ngân hàng đã cho ra đời hệ thống Internet banking nhằm hỗ trợ ATM trong việc giúp người dùng thực hiện những giao dịch tài chính khác nhau.

Tất cả các ngân hàng đều phát hành thẻ ATM. Thẻ trở thành một công cụ tiện ích, không chỉ có tác dụng trong việc quản lý chi tiêu, hạn chế rủi ro bằng tiền mặt, rút tiền, chuyển tiền nhanh mà người dùng còn vô cùng thuận tiện trong quá trình di chuyển.

Xem thêm: Làm thẻ ATM cho người dưới 18 tuổi

Làm 2 thẻ ATM cùng 1 ngân hàng được không?

Mở 2 thẻ ATM cùng 1 tài khoản ngân hàng được không? Điều kiện  mở

Làm 2 thẻ ATM, 2 tài khoản cùng 1 ngân hàng được không?

Có thể thấy là rất nhiều loại thẻ ATM khác nhau trên thị trường. Đặc biệt là thẻ tín dụng, nó được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí.

Chẳng hạn xét về phạm vi thì có thẻ nội địa – quốc tế, xét về cấp hạng thì có hạng chuẩn – vàng – bạch kim, xét về chủ thể sử dụng thì có thẻ cá nhân – doanh nghiệp, theo thương hiệu thì có Visa, MasterCard,…

Vì thế câu trả lời cho vấn đề đầu bài làm 2 thẻ ATM cùng ngân hàng được không chính là: hoàn toàn có thể.

Thậm chí không phải 2 mà là nhiều hơn con số này. Nếu bạn có nhu cầu và đáp ứng điều kiện thì mở những loại thẻ ATM phù hợp

Có thể mở 2 hay nhiều thẻ atm, thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng cùng 1 ngân hàng tại Vietcombank, Agribank, Mbbank, VPbank, TPbank, acb, vidb, TPbank, PVbank, Techcombank, Đông Á, Sacombank, Seabank, Eximbank, Vietbank, VieAbank, Baovietbank…

Tuy nhiên việc mở nhiều tài khoản quá cũng đòi hỏi sự quản lý tốt tài chính của chủ thẻ. Vậy lời khuyên là bạn chỉ làm các loại thẻ khi nó thật sự cần thiết ở hiện tại.

Để đăng ký mở 2 hay nhiều thẻ ngân hàng cùng 1 ngân hàng, khách hàng chỉ cần chuẩn bị hồ sơ như cách mở thẻ thông thường. Sau đó, bạn chỉ cần đến phòng giao dịch ngân hàng, nhân viên sẽ hỗ trợ bạn  mở thẻ ATM . Cụ thể như sau:

Điều kiện mở 2 tài khoản cùng 1 ngân hàng:

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam
  • Có đầy đủ nhận thức về hành vi dân sự.
  • Tuổi từ 18 trở lên
  • Đáp ứng được những yêu cầu mà phía ngân hàng đưa ra cho từng loại thẻ

Hồ sơ cần có để mở 2 thẻ ATM cùng 1 ngân hàng

Cũng như việc mở thẻ ATM ngân hàng bình thường thôi, mọi người cần chuẩn bị:

– CMND/CCCD hoặc hộ chiếu (bản gốc và bản photo).

– Đơn đề nghị đăng ký mở tài khoản ngân hàng theo mẫu.

– Đối với thẻ tín dụng, khách hàng cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng lao động cá nhân
  • Bản sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất
  • Các loại giấy tờ thế chấp tài sản nếu khách hàng đăng ký mở thẻ tín dụng theo hình thức thế chấp
  • Bản sao Hộ khẩu/KT3 đối với cá nhân người Việt Nam
  • Văn bản chứng minh thời gian sinh sống/làm việc còn lại tại Việt Nam (đối với người nước ngoài). Trong văn bản phải chứng minh khách hàng có tối thiểu 2 năm 40 ngày sống tại Việt Nam trước ngày phát hành thẻ
  • Một số giấy tờ phát sinh khác theo yêu cầu của ngân hàng

Có mở 2 tài khoản cùng 1 ngân hàng được không?

Trước tiên mọi người cần phân biệt rõ ràng giữa tài khoản ngân hàng và thẻ ATM nhé. Chúng hoàn toàn khác biệt, nhưng không ít người nhầm lẫn và gây nên hiểu nhầm.

Tức là, 1 tài khoản là của 1 người, và người đó có thể sở hữu nhiều thẻ ATM khác nhau.

Theo quy định của các  ngân hàng, để tiện quản lý tài khoản và thông tin cá nhân của người dùng, mỗi ngân hàng chỉ cho phép người dùng mở 1 tài khoản. Vì thế, nếu bạn muốn mở 2 hay nhiều tài khoản, bạn chỉ có thể mở thẻ tại các ngân hàng khác nhau.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khách hàng vẫn có thể mở 2 tài khoản cùng 1 ngân hàng. Đó là khi bạn làm 2 loại tài khoản khác nhau gồm:

  • Tài khoản cá nhân
  • Tài khoản doanh nghiệp

1 số điện thoại đăng ký được bao nhiêu tài khoản ngân hàng?

Có thể dùng 1 số điện thoại đăng ký được nhiều loại thẻ ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên chỉ đăng ký được 1 tài khoản ngân hàng duy nhất. Vì thông thường số điện thoại sẽ dùng làm tên đăng nhập internet banking tại 1 số ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, ACB, Sacombank, MBBank,…

Bên cạnh đó, 1 số điện thoại đăng ký được tài khoản của rất nhiều ngân hàng khác nhau và làm được các loại thẻ của các ngân hàng khác nhau.

Một số lưu ý khi làm thẻ ATM ngân hàng

Tóm lại mỗi người có thể  làm 2 thẻ ATM cùng 1 ngân hàng hoặc nhiều hơn 2 thẻ. Trong quá trình đó có lẽ mọi người nên biết những điều này:

+ Trường hợp khách hàng được trả lương qua thẻ ATM của ngân hàng thì khi làm thẻ tín dụng sẽ không cần CMND/ CCCD và sao kê bảng lương.

+ Khách hàng có thể đăng ký số điện thoại cá nhân cho nhiều tài khoản tại các ngân hàng khác nhau.

+ Bạn cũng có thể sử dụng nhiều số điện thoại khác nhau để đăng ký làm thẻ ATM ở mỗi ngân hàng. Riêng trong trường hợp người dùng mở 2 hay nhiều thẻ ở cùng 1 ngân hàng thì chỉ có thể sử dụng một số điện thoại duy nhất để ngân hàng tiện quản lý.

Bên cạnh những thông tin bạn cần biết cho câu hỏi làm 2 thẻ ATM cùng 1 ngân hàng được không thì mọi người cũng cân nhắc về việc mở ra quá nhiều thẻ.

Xem thêm: Nhờ người thân làm hộ thẻ ngân hàng được không?

Đôi khi chúng không thật sự cần thiết mà lại kéo theo nhiều vấn đề khác nữa. Mà khi đã quyết định làm các loại thẻ để đáp ứng đủ nhu cầu giao dịch thì cố gắng quản lý tài chính cho tốt nhé.

Đề Xuất dành cho bạn

>

Để làm rõ vấn đề, cần chia thành hai trường hợp như sau:


Thứ nhất: Nếu đổi CMND sang Căn cước công dân mã vạch

Rất nhiều người dân trước đây sử dụng CMND 09 số, khi đổi sang Căn cước công dân 12 số thì số đã thay đổi. Trong khi đó, giao dịch với ngân hàng trước đây sử dụng số CMND cũ, nay đổi sang số mới, làm phát sinh yêu cầu phải có xác nhận số CMND cũ.

Do đó, trước đây, Bộ Công an đã ban hành ra Thông tư 07/2016/TT-BCA (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 40/2019/TT-BCA) và quy định tại Điều 15 như sau: Nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan công an có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số CMND cho công dân.

Như vậy, người dân có thể sử dụng Giấy xác nhận số CMND để xuất trình khi làm các thủ tục, giao dịch có sử dụng số CMND cũ, trong đó có giao dịch với ngân hàng.

Bất cập lớn nhất của Giấy xác nhận số CMND ở chỗ đây chỉ là một mảnh giấy A4, rất dễ nhàu nát khi gấp bỏ trong ví hoặc gặp nước cũng dễ dàng hư hỏng. Do đó, rất bất tiện cho người dân khi cần bảo quản để sử dụng Giấy này lâu dài.

Riêng với trường hợp người dân sử dụng CMND 9 số vẫn còn rõ nét mà hết hạn hoặc có nhu cầu đổi sang Căn cước công dân, thì khi đi làm thủ tục, người dân sẽ được trả lại CMND cũ cắt góc. Người dân có thể sử dụng CMND cắt góc này để xác nhận, đối chiếu nếu giao dịch với ngân hàng trước đó sử dụng số CMND cũ. 

Đổi sang Căn cước, giao dịch ngân hàng ảnh hưởng gì không? (Ảnh minh họa)


Thứ hai: Nếu đổi CMND sang Căn cước công dân gắn chip

Mới đây, Bộ Công an đã ban hành ra Thông tư 59/2021/TT-BCA - có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021 hướng dẫn Luật Căn cước công dân, thay thế cho Thông tư 40/2019/TT-BCA.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Thông tư này quy định như sau:

1. Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.

2. Trường hợp trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu.

Theo đó, người dân không cần phải xin Giấy xác nhận số CMND cũ và cũng không cần phải cung cấp Giấy này khi giao dịch với ngân hàng, mà chỉ cần xuất trình Căn cước công dân gắn chip, nhân viên ngân hàng sẽ quét mã QR trên thẻ Căn cước công dân, từ đó biết được thông tin về số CMND cũ.

Cũng theo Thông tư này, mọi CMND cũ khi đổi sang Căn cước công dân gắn chip sẽ bị thu hồi, thay vì được cắt góc và trả lại như trước đây (đối với trường hợp CMND còn rõ nét).

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, người dân không cần có Giấy xác nhận số CMND cũng không cần CMND cắt góc để đối chiếu với số CMND cũ khi làm thủ tục với ngân hàng, bởi mã QR trên Căn cước công dân gắn chip đã lưu thông tin này.

Lưu ý, mặc dù Thông tư 59 được Bộ Công an ban hành ngày 15/5/2021 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2021 nhưng việc cấp Căn cước công dân gắn chip đã được triển khai từ ngày 01/01/2021. Ở nhiều địa phương đã không còn cấp Giấy xác nhận số CMND từ thời điểm này.

Kết luận: Nếu đổi từ CMND sang Căn cước công dân, giao dịch với ngân hàng về cơ bản không có ảnh hưởng gì. Trước đây, người dân có thể sử dụng Giấy xác nhận CMND hoặc CMND cắt góc; còn nếu đã đổi sang Căn cước công dân gắn chip thì nhân viên ngân hàng sẽ quét mã QR trên thẻ để đối chiếu CMND cũ.

Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>> Thẻ Căn cước công dân: 10 điều người dân nên biết 

>> 5 điểm mới khi làm Căn cước công dân gắn chip từ 1/7/2021

Video liên quan

Chủ đề