Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các mảng nhỏ và bao nhiêu mảng lớn

Trái đất là hành tinh thứ 3 tính từ mặt trời và là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ mặt trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Mặc dù hành tinh xanh của chúng ta được gọi là Trái đất nhưng trên bề mặt lại chỉ có ¼ là đất còn lại được bao phủ bởi các đại dương bao la.

Cấu tạo bên trong của Trái đất không đồng đều, được chia thành nhiều lớp dựa trên các đặc tính hóa, lý. Về cơ bản cấu tạo của trái đất được chia làm 3 lớp chính : Lớp vỏ trái đất, lớp manti và lõi.

Vỏ Trái Đất: là lớp ngoài cùng, căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày… vỏ Trái Đất lại chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương. vỏ trái đất có độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người.

Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. Tầng trên cùng là tầng trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng granit gồm các loại đá nhẹ, được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại. Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn, được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại.

Lớp manti: Dưới vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2.900 km là lớp Manti (hay còn được gọi là bao Manti). Lớp này gồm hai tầng chính, càng vào sâu tâm trái đất, nhiệt độ và áp suất càng lớn nên trạng thái vật chất của lớp Manti có sự thay đổi, quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầng dưới. Lớp manti chiếm khoảng 80% về thể tích và khoảng 5% về trọng lượng của Trái Đất.

Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) vật chất ở trạng thái cứng, người ta thường gộp vào và gọi chung là thạch quyển. Đặc trưng của thạch quyển không phải ở thành phần cấu tạo mà chính là thuộc tính về sự trôi dạt của nó. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa…

Nhân Trái Đất: (Phần lõi) là lớp trong cùng, dày khoảng 3470 km. Ở đây, nhiệt độ và áp suất lớn hơn so với các lớp khác. Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ vào khoảng 5000oC, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng. Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất từ 3 triệu đến 3,5 triệu áp mốt phe, vật chất ở trạng thái rắn. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken và sắt.


Các chủ đề được xem nhiều


HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

Các ngành thuộc dịch vụ tiêu dùng là (Địa lý - Lớp 10)

2 trả lời

Các ngành thuộc dịch vụ tiêu dùng là (Địa lý - Lớp 10)

1 trả lời

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lí 6 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4 

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. 3

Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp

Giải thích:

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: 

- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000oC. 

- Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500oC đến 4700oC 

- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000oC.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Cấu tạo của vỏ trái đất dưới đây nhé!

Tài liệu tham khảo về Cấu tạo của vỏ trái đất

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

– Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ trái đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

– Đặc điểm:

+ Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 đến 70 km, Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.; vật chất ở trạng thái rắn chắc; càng xuống sâu nhiệt độ càng cao; nhưng tối đa chỉ tới 1.000oC. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người

+ Lớp trung gian (bao Manti): độ dày gần 3.000 km; vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng; nhiệt độ khoảng 1.500oC đến 4.700oC.

+ Lõi Trái Đất: độ dày trên 3.000 km; vật chất ở trạng thái lỏng ở bên ngoài, rắn ở bên trong; nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000oC.

Xem bảng sau: 

Vỏ Trái Đất

Lớp Manti

Lớp Nhân

 
Độ dày Từ 5km (ở đại dương) - 70km (ở lục địa). Dày 2900km. Dày khoảng 3400km
Trạng thái

- Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài cùng.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: Trên cùng là tầng trầm tích không liên tục. Tầng Granit ở giữa chỉ có ở lục địa. Dưới cùng là tầng bazan.

- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa và vỏ đại dương

- Chia thành 2 tầng:

+ Manti trên: 15 – 700 km. Trạng thái quánh dẻo.

+ Manti dưới: 700 – 2900 km. Trạng thái rắn chắc.

- Chia làm 2 tầng:

+ Nhân ngoài: sâu 2900 – 5100km, áp suất lớn 1,3 – 3,1 triệu atm, ở thể lỏng.

+ Nhân trong: từ 5100 – 6370km, áp suất 3 – 3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn.

- Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe nên còn gọi là nhân Nife.

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 

1 000oC

1 500 đến 3700oC nhiệt độ 5000oC

2. Các địa mảng (mảng kiến tạo) 

- Các mảng kiến tạo: Mảng Âu - Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ, Mảng Nam Cực.

- Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu - Á.

- Các địa mảng có sự di chuyển: Tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

- Các địa mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a; mảng Thái Bình Dương và mảng Âu - Á; mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

- Ở đới tiếp giáp giữa các mảng sẽ hình thành các dãy núi, các vực sâu…. Kèm theo là các hiện tượng động đất và núi lửa.

Mảng kiến tạo, xuất phát từ thuyết kiến tạo mảng, là một phần của lớp vỏ Trái Đất (tức thạch quyển). Bề mặt Trái Đất có thể chia ra thành 7 mảng kiến tạo chính và nhiều mảng kiến tạo nhỏ. Thuật ngữ mảng kiến tạo (tectonic plate hay plaque) hay bị dùng sai thành đĩa kiến tạo hay địa tầng kiến tạo. Địa tầng (strata) chỉ các lớp đất đá hình thành bên trên vỏ Trái Đất, gồm các thang phân vị địa tầng: liên giới, giới, hệ, thống, bậc và đới, tương ứng với các thời kỳ địa chất (liên đại, đại, kỷ), và thường chứa hóa thạch. Mảng có bề dày lớn hơn nhiều so với địa tầng.

Các mảng kiến tạo của Trái Đất được lập thành bản đồ cho giai đoạn nửa sau của thế kỷ XX.

Các mảng kiến tạo có độ dày khoảng 100 km (60 dặm) và bao gồm hai loại vật liệu cơ bản: lớp vỏ đại dương (còn gọi là quyển sima) và lớp vỏ lục địa (quyển sơn). Nằm dưới chúng là 1 lớp tương đối dẻo của lớp phủ được gọi là quyển mềm (asthenosphere), nó chuyển động liên tục. Lớp này đến lượt của mình lại có một lớp rắn chắc hơn của lớp phủ nằm dưới nó.

Thành phần của 2 dạng lớp vỏ khác nhau một cách đáng kể. Lớp vỏ đại dương chủ yếu chứa các loại đá bazan, trong khi lớp vỏ lục địa chủ yếu chứa các loại đá granit với tỷ trọng thấp có chứa nhiều nhôm và silic dioxide (SiO2). 2 dạng này của lớp vỏ cũng khác nhau về độ dày, trong đó lớp vỏ lục địa dày hơn một cách đáng kể.

Sự chuyển động của quyển mềm làm cho các mảng kiến tạo bị chuyển động theo 1 tiến trình gọi là sự trôi dạt lục địa, nó được giải thích bằng thuyết kiến tạo mảng. Sự tương tác giữa các mảng kiến tạo đã tạo ra các dãy núi và núi lửa, cũng như tạo ra các trận động đất và các hiện tượng địa chất khác.

Ranh giới giữa các mảng kiến tạo không trùng với ranh giới các châu lục. VD: mảng kiến tạo Bắc Mỹ bao trùm không chỉ Bắc Mỹ mà còn cả Greenland, vùng viễn đông của Siberia và phần phía bắc Nhật Bản.

Hiện nay người ta biết rằng Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có hiện tượng kiến tạo mảng, mặc dù có một số giả thuyết cho rằng Sao Hỏa có thể cũng đã từng có các mảng kiến tạo trong quá khứ trước khi lớp vỏ của nó bị đông cứng lại tại chỗ.

Bài chi tiết: Danh sách các mảng kiến tạo

 

Silfra tại vườn quốc gia Þingvellir, là 1 khe nứt giữa 2 mảng kiến tạo Bắc Mỹ và Á-Âu.

  1. Mảng Thái Bình Dương
  2. Mảng Á-Âu
  3. Mảng Ấn-Úc
  4. Mảng châu Phi
  5. Mảng Bắc Mỹ
  6. Mảng Nam Mỹ
  7. Mảng Nam Cực
  1. Mảng Ả Rập (bán đảo Ả Rập)
  2. Mảng Ấn Độ (toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ và một phần lòng chảo thuộc Ấn Độ Dương)
  3. Mảng Caribe (Trung Mỹ và biển Caribe)
  4. Mảng Cocos (phía tây México)
  5. Mảng Úc
  6. Mảng Juan de Fuca (ngoài khơi California)
  7. Mảng Nazca (phía tây châu Nam Mỹ)
  8. Mảng Philippin
  9. Mảng Scotia (phía đông nam mũi Horn)

Alfred Wegener, nhà vật lý, nhà địa chấn người Đức đã tìm ra "thuyết trôi lục địa" sau này gọi là "thuyết kiến tạo mảng". Ông phát hiện ra rằng mảng bờ đông của Nam Mỹ hợp với mảng tây của bờ châu Phi, lục địa Á-Âu với lục địa Phi. Nhờ quan sát, hình thái, di tích hóa thạch các châu lục và sự ăn khớp của nó. Các căn cứ trên chưa đủ để giải thích. Sau này các nhà khoa học tìm ra, khám phá và bổ sung giả thuyết của Wegener và xây dưng nên "thuyết kiến tạo mảng"

  • Kiến tạo mảng
  • Danh sách các mảng kiến tạo
  • Học thuyết địa máng, 1 học thuyết đã lỗi thời dùng để giải thích về sự tạo núi.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mảng kiến tạo.
  • Bird, P. (2003) Mô hình số hóa được cập nhật về ranh giới các mảng kiến tạo Lưu trữ 2007-12-13 tại Wayback Machine và cũng có sẵn ở dạng tập tin PDF với dung lượng khá lớn (13 MB) Lưu trữ 2003-08-06 tại Wayback Machine
  • Bản đồ các mảng kiến tạo

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mảng_kiến_tạo&oldid=67739534”

Video liên quan

Chủ đề