Yêu cầu của phương pháp trắc nghiệm

[caption id="attachment_1024" align="alignleft" width="300" caption="Trắc nghiệm khách quan"]

Yêu cầu của phương pháp trắc nghiệm
[/caption]

Trắc nghiệm khách quan là phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng các câu hỏi Trắc nghiệm khách quan. Thuật ngữ “khách quan”ở đây để chỉ tính chất khách quan khi chấm bài. Tuy nhiên, về mặt nội dung, cấu trúc, đặc điểm của các câu hỏi có ảnh hưởng bởi tính chất chủ quan của người soạn câu hỏi. Trắc nghiệm khách quan có các loại sau:

1. Trắc nghiệm ghép đôi (Trắc nghiệm xứng – hợp)


a. Cấu trúc câu trắc nghiệm ghép đôi và cách trả lời


Trắc nghiệm ghép đôi (còn gọi là trắc nghiệm xứng – hợp) có cấu trúc gồm hai cột: Cột bên trái và cột bên phải, mỗi cột gồm danh sách các phần tử (những chữ, nhóm chữ, câu ...). Dựa trên tiêu chuẩn về mặt kiến thức định trước, học sinh phải ghép đúng từng cặp phần tử ở hai cột với nhau sao cho phù hợp về nội dung.


Để đo lường kiến thức về các mối tương quan, học sinh có thể ghép các từ với ý nghĩa tương ứng; ghép các phát minh khoa học với tên các nhà bác học đã khám phá; ghép các biến cố với ngày tháng xảy ra biến cố; ghép các chữ, tên với các phần khác nhau của một giản đồ, bản đồ ...


Số phần tử ở hai cột có thể bằng nhau hay khác nhau, tuy nhiên trên thực tế ta thường cho số phần tử ở cột bên trái không bằng số phần tử của cột bên phải, vì rằng khi số phần tử của hai cột bằng nhau thì khi học sinh ghép đôi, hai phần tử cuối cùng mặc nhiên được ghép với nhau mà không phải lựa chọn.


b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm ghép đôi


– Loại trắc nghiệm ghép đôi rất thích hợp với các câu hỏi bắt đầu bằng những chữ “ai”, “ở đâu”, “khi nào”, “cái gì”. Các giáo viên có thể dùng loại này để cho học sinh ghép một số từ ghi trong cột bên trái với một số từ ghi trong cột bên phải sao cho phù hợp về nội dung cân kiểm tra.


– Các câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi dễ viết và dễ dùng, đặc biệt rất thích hợp khi cần kiểm tra với mục tiêu ở mức độ kiến thức không cao lắm, nhất là với đối tượng là học sinh ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.


– Khi soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm loại ghép đôi, điều dễ thấy nhất là đỡ tốn giấy (tất nhiên, đối với kinh phí của một trường phổ thông, điều này không thật không thật sự gây khó khăn lớn).


– Khi sử dụng loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi để kiểm tra, đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị tốt những kiến thức cần thiết, khả năng diễn ra sự đoán mò khi làm bài giảm nhiều, nhất là khi bài kiểm tra trắc nghiệm ghép đôi có từ tám đến mười phần tử.


– Loại trắc nghiệm ghép đôi có thể dùng để đo lường các mức trí năng khác nhau, nó được xem là hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay thiết lập các mối tương quan. Nếu được soạn thảo một cách khéo léo thì loại trắc nghiệm ghép đôi có thể được dùng để đo lường những mức trí năng cao hơn.


c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm ghép đôi


– Đối với mục tiêu cần đo lường các mức kiến thức có tầm trí năng cao, việc soạn thảo câu hỏi cần rất nhiều thời gian và cũng đòi hỏi nhiều công phu, nên các giáo viên thường chỉ dùng loại câu trắc nghiệm ghép đôi để trắc nghiệm các kiến thức về ngày tháng, tên, định nghĩa, biến cô, công thức, dụng cụ hoạc để lập các hệ thức, phân loại. Đây là một hạn chế xuất phát từ chủ quan của mỗi giáo viên.


– Đối với các mục tiêu như thẩm định các khả năng sắp đặt, áp dụng kiến thức, vận dụng nguyên lí ..., loại trắc nghiệm ghép đôi là không thích hợp.


–  Nếu số lượng các phần tử trong mỗi cột quá dài, học sinh phải mất nhiều thời gian để đọc nội dung của cả hai cột mỗi lần muốn ghép đôi.


d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm ghép đôi


– Số phần tử trong mỗi cột phải thích hợp (khoảng 5 đến 8 phần tử là vừa). Nếu số phần tử quá nhiều, học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn và mất nhiều thời gian dành cho kiểm tra. Nếu số phần tử quá ít, tính may rủi khi lựa chọn sẽ tăng, kết quả kiểm tra sẽ thiếu chính xác.


– Số phần tử ở cột bên trái nên nhiều hơn số phần tử ở cột bên phải, mỗi phân tử ở cột bên phải có thể được dùng nhiều lần, điều này có tác dụng giảm bới yếu tố may rủi khi học sinh lựa chọn.


– Khi soạn thảo, cần phải xác định rõ các tiêu chuẩn để ghép tương ứng các phần tử ở hai cột và phải nêu rõ mỗi phần tử ở cột bên trái có thể được dùng một lần hay nhiêu lần trong quá trình ghép đôi.


–        Các câu hỏi soạn thảo nên có tính đồng nhất, hoặc có liên hệ với nhau. Các phần tử trong cột bên trái nên được sắp xếp theo một thứ tự hợp lí nào đó, còn các phần tử trong cột bên phải có thể sắp xếp một cách ngẫu nhiên.

2. Trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắna. Cấu trúc câu trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm có câu trả lời ngắn và cách trả lờiLoại trắc nghiệm điền khuyết hay trắc nghiệm có câu trả lời ngắn thực chất chỉ là một loại, chúng chỉ khác nhau về dạng thức của vấn đề đặt ra:

– Nếu được trình bày dưới dạng câu hỏi, ta gọi là trắc nghiệm có câu trả lời ngắn. Để trả lời, học sinh phải tự mình đưa ra những câu trả lời ngắn hoặc lựa chọn sử dụng câu trả lời ngắn đúng nhất trong số các câu trả lời ngắn cho trước.


– Nếu được trình bày dưới dạng một câu phát biểu chưa đầy đủ (chỗ khuyết được điền kí hiệu “..........”, thì loại này gọi là trắc nghiệm điền khuyết. Để trả lời loại câu trắc nghiệm này, học sinh phải tự mình đưa ra những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống sao cho phù hợp hoặc lựa chọn sử dụng những từ hay cụm từ phù hợp nhất trong số các từ hay cụm từ cho trước để điền vào chỗ trống.


b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn


– Học sinh có cơ hội được trình bày những câu trả lời theo ý kiến chủ quan của mình, phát huy được óc sáng tạo của học sinh.


– Phương pháp chấm điểm nhanh hơn, tuy nhiên việc cho điểm đôi khi vẫn còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của giáo viên, tính khách quan của việc cho điểm có phần bị giảm bớt.


– Loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn dễ soạn hơn loại ghép đôi, nhưng có độ tin cậy cao hơn.


– Loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn thích hợp cho những vấn đề có yêu cầu tính toán, đánh giá mức độ hiểu biết các nguyên lí, giải thích sự kiện ..., đồng thời nó còn giúp học sinh rèn luyện được trí nhớ khi học.


c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn


– Khi soạn thảo, giáo viên thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu từ sách giáo khoa sau đó tạo chỗ khuyết bằng cách bỏ đi một số từ hay cụm từ nhất định trong câu, điều đó làm mất tính sáng tạo khi trả lời của học sinh.


– Giáo viên có thể đánh giá thấp giá trị các câu trả lời sáng tạo (do khác với ý của giáo viên), nhất là khi học sinh đọc theo sách và tài liệu ngoài sách giáo khoa.


– Nhiều câu hỏi loại điền khuyết ngắn và gọn có khuynh hướng đề cập đến những vấn đề không quan trọng hoặc không liên quan nhau. Phạm vi khảo sát thường bị thu hẹp, nhằm vào chi tiết hay các sự kiện vụn vặt.


– Các yếu tố như chữ viết, đánh vần sai, có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá câu trả lời.


– Việc chấm bài mất tương đối nhiều thời gian và thiếu yếu tố khách quan. Giáo viên có thể phải cho điểm một phần hay toàn phần cho một câu trả lời khác với đáp án của giáo viên khi soạn thảo bài kiểm tra.


– Khi câu điền khuyết có nhiều chỗ trống, học sinh có thể bị rối trí, kết quả là điểm số thường có độ tương quan cao với mức thông minh hơn là với thành quả học tập của học sinh, do đó độ giá trị của bài kiểm tra giảm.


– Việc chấm bài không thể thực hiện bằng máy như một số hình thức trắc nghiệm khác.


d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm điền khuyết và trắc nghiệm có câu trả lời ngắn


Khi soạn thảo các câu trắc nghiệm điền khuyết cần lưu ý những điểm sau:


– Nên sử dụng loại câu hỏi này khi chỉ có duy nhất một câu trả lời đúng.


– Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, học sinh phải biết được các chỗ trống cần điền thêm hay câu trả lời phải thêm vào dựa trên những tiêu chí nào, dựa trên kiến thức căn bản nào.


– Tránh lấy nguyên văn các câu có sẵn trong sách giáo khoa để tránh việc học sinh phải học thuộc lòng.


– Tránh viết các câu có nội dung diễn tả mơ hồ, khó hiểu.


– Chỉ nên chừa trống những chữ có ý nghĩa quan trọng.


– Khi chỗ trống cần điền là một số đo, nên nói rõ để học sinh biết phải ghi thêm đơn vị.


– Nên đặt chỗ trống vào cuối câu hỏi hoạc phần giữa câu hỏi hơn là đầu câu.


– Trong một câu, không nên chừa trống quá nhiều chữ trọng yếu.


–        Các khoảng trống trong một câu nên có chiều dài bằng nhau để học sinh không liên tưởng đến độ dài hay ngắn của các chữ cần điền thêm vào.

3. Trắc nghiệm đúng – saia. Cấu trúc câu trắc nghiệm đúng – sai và cách trả lờiCâu trắc nghiệm đúng – sai có cấu trúc gồm một một nhận định nào đó kèm theo hai phương án trả lời: Đúng và Sai.Khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai, học sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời: Hoặc là đúng, hoặc là sai.

b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm đúng – sai


- Đây là loại câu hỏi đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, nó giúp cho việc trắc nghiệm bao gồm một lĩnh vực rộng lớn trong khoảng thời gian thi tương đối ngắn.


- Viết các câu trắc nghiệm loại “đúng-sai”, vì có cấu trúc đơn giản nên nhanh chóng tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính chất khách quan khi chấm điểm,..


c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm đúng – sai


- Học sinh vẫn có thể đoán mò với xác suất 50% do đó độ tin cậy thấp và khó dùng để chẩn định yếu điểm của học sinh.


- Khi dùng câu hỏi dạng này, giáo viên thường có khuynh hướng trích nguyên văn các câu trong sách giáo khoa do đó sẽ tập thói quen học thuộc lòng hơn là tìm hiểu, suy nghĩ,..


d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm đúng – sai


Khi soạn thảo câu trắc nghiệm loại đúng sai, cần chú ý những điểm sau:


– Phát biểu câu nhận định thật rành mạch, ngắn gọn.


– Phải biết rõ là câu hỏi được viết ra sẽ có thể xếp loại chính xác là đúng hay sai, tránh những câu nhận định kiểu “lập lờ”.


– Tránh những từ có tính chất khẳng định như: “tất cả”, “bao giờ cũng”, “không bao giờ”, “luôn luôn”, “đôi khi” ...


– Tránh những câu nhận định mang tính phủ định, nhất là phủ định kép (phủ định của phủ định).


– Tránh những câu hỏi chứa nhận định có nhiều hơn một ý, đặc biệt là trong đó có một ý là đúng còn các ý khác là sai.


– Tránh trường hợp mà câu trả lời đúng chỉ tuỳ thuộc vào một chữ, một từ hay một câu không quan trọng.

4. Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn(MCQ)a. Cấu trúc câu trắc nghiệm MCQ và cách trả lờiCâu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có cấu trúc gồm câu dẫn và các phương án trả lời cho sẵn. Thông thường, câu dẫn phải đảm bảo hai yêu cầu: yêu cầu về kiến thức và yêu cầu về trắc nghiệm, câu dẫn có thể trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau như hình vẽ, đồ thị, phát biểu bằng lời ... Đối với các phương án trả lời ta hay sử dụng bốn hoặc năm phương án, trong đó có một phương án đúng còn các phương án còn lại (gọi là câu mồi) phải có vẻ như đúng hay hợp lí.

Khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, học sinh phải chọn câu trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất theo yêu cầu của câu dẫn.b. Ưu điểm của loại trắc nghiệm MCQ– Sử dụng loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể kiểm tra kiến thức ở nhiều mức độ khác nhau, do đó giáo viên có thể dùng loại trắc nghiệm này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu giảng dạy, học tập khác nhau.– Yếu tố đoán mò của học sinh giảm đáng kể do số phương án lựa chọn tăng lên và cũng chính vì vậy mà trắc nghiệm nhiều lựa chọn có độ tin cậy cao hơn.– Với một bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ta có thể đo được cả khả năng “nhớ”, “áp dụng”, “suy diễn” ... nên tính chất giá trị được nâng cao.– Trắc nghiệm nhiều lựa chọn đảm bảo được tính khách quan khi chấm điểm và cũng đòi hỏi cao khả năng xét đoán và phân tích của học sinh trong quá trình làm bài trắc nghiệm.– Nhờ có thể phân tích được câu hỏi mà ta có thể xác định được câu hỏi nào là quá dễ, câu hỏi nào là quá khó, câu mồi nào là hay, câu mồi nào là dở để từ đó có thể điều chỉnh, thay đổi.– Kết quả bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn phản ánh chính xác hơn trình độ của học sinh.c. Nhược điểm của loại trắc nghiệm MCQ– Nhược điểm dễ thấy nhất đối với loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn là khó soạn câu hỏi. Thực tế cho thấy, việc tìm một câu trả lời đúng nhất không khó nhưng tìm được ba hoặc bốn câu mồi có vẻ hợp lí là khó khăn, nhất là các câu hỏi phải đo được các mục tiêu ở mức cao hơn so với mức nhớ kiến thức.– Đối với các học sinh thông minh, có óc sáng tạo, các em có thể không thoả mãn hoặc cảm thấy khó chịu với phương án trả lời cho sẵn trong khi các em có thể có câu trả lời hay hơn.– Sử dụng trắc nghiệm nhiều lựa chọn, giáo viên không thể đánh giá được khả năng sáng tạo của học sinh.– Các câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn không đo được khả năng phán đoán và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.– Việc tiến hành kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn tốn nhiều giấy để in câu hỏi, đặc biệt là khả năng “trộn” câu hỏi khó có thể thực hiện bằng tay mà phải nhờ có sự hỗ trợ của máy tính.d. Một số lưu ý khi soạn thảo loại trắc nghiệm MCQKhi soạn thảo câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cần chú ý những điểm sau:– Câu dẫn phải thoả mãn hai yêu cầu:+ Diễn đạt rõ ràng một vấn đề về kiến thức, nên mang trọn ý nghĩa, tránh viết những câu mơ hồ.+ Phải đặt ra yêu cầu cụ thể về cách chọn phương án trả lời.Nếu có thể diễn đạt một câu mà thoả mãn cả hai yêu cầu thì nên diễn đạt một câu cho ngắn gọn. Nếu không thể diễn đạt bằng một câu thì phải dùng hai câu để đạt được hai yêu cầu kể trên.– Số lượng phương án trả lời phải phù hợp (có thể dùng bốn hoặc năm phương án) tuy nhiên nên chọn thống nhất số lượng phương án trả lời cho một bài kiểm tra trắc nghiệm.– Các câu mồi phải không đúng nhất, song vẫn có vẻ hợp lí.– Phải chắc chắn có một câu trả lời đúng. Từ ngữ sử dụng phải chính xác, tránh những từ tối nghĩa.– Không nên đặt những câu kiểm tra đòi hỏi học sinh phải nhớ những sự kiện vụn vặt, ngược lại cũng không nên dùng các câu trắc nghiệm đòi hỏi phải tính toán dài dòng, phức tạp.– Cẩn thận khi dùng hai câu trả lời trong hai phương án cho sẵn mà chúng lại có nội dung trái ngược nhau hay mâu thuẫn với nhau.– Cẩn thận khi dùng các mệnh đề như “Tất cả các câu trên đều đúng” hay “tất cả các câu trên đều sai”. Nếu dùng thì phải dùng nhiều lần như các câu hỏi khác.– Tránh viết những câu mà trong câu dẫn và phương án trả lời đúng có những từ tương tự hay giống hệt nhau.– Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên đề xoay quanh một đơn vị kiến thức cụ thể.

Nguyễn Thanh Hải


Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Quảng Ngãi

Theo: http://phanminhchanh.info


[email_link]    [print_link]    [ratings]