Xu chiêng là gì

Xu chiêng là phiên âm của từ soutien-gorge tiếng Pháp. Từ này vào tiếng Việt có các biến thể khác như xu chiên, xu cheng, xú cheng, xú chiêng....

Thanh Nghị (1967) không ghi nhận dạng nào cả mặc dù thời đó xu chiêng đã phổ biến lắm rồi. Từ điển Nguyễn Như Ý (1999), Hoàng Phê (2006) chỉ ghi nhận dạng xu chiêng. Nói chung, từ này nghe không được tao nhã bằng áo (nịt) ngực mặc dù không phải loại áo nịt ngực nào cũng là xu chiêng.

Cũng chính vì cái tên gọi mơ hồ này mà xu chiêng còn được gọi là cọc xê (hay coọc xê / coóc xê) trong khi đúng ra cọc xê (tiếng Pháp là corset) là loại trang phục lót nịt cả bụng và ngực:

* Cô thò tay trong yếm (năm 1910, cô Ba mặc yếm cũng như các bạn gái ta đời nay mặc coóc-xê vậy) cô rút ra phong thư bằng giấy Tây, mà cô đã viết đêm qua, và đã gấp lại thật nhỏ. (Nguyễn Vỹ, 2006:18)

* Mùa hè, ở bên đó, thiếu nữ toàn mặc váy ngắn, áo hở cổ, lại không có coóc xê. (Bùi Việt Sỹ, 2009:287)

Xu hướng bây giờ gọi xu chiêngáo bra, nghe “sang trọng” hơn.  Các tiệm thời trang chỉ quảng cáo áo bra thôi, không ai rao bán xu chiêng cả.

07:01, 01/06/2013 (GMT+7)

* Về cái áo ngực của phụ nữ, người Việt thường gọi theo tiếng Pháp là coóc-xê, nhưng cũng có người gọi là cái xu-chiên. Xin cho biết nguyên văn tiếng Pháp của hai từ này? (Mỹ Lệ, Hòa Vang, Đà Nẵng).

 

- Coóc-xê (hoặc coọc-xê) là phiên âm của từ corset. Thực ra, corset trong tiếng Pháp không phải là áo ngực, mà là áo nịt phụ nữ thường mặc để thắt eo lại cho thon, nhỏ (ảnh). Trong tiếng Anh, corset vừa có nghĩa là áo nịt vừa có nghĩa là “yêu cầu thắt chặt” – một thuật ngữ chuyên ngành kinh tế.

Như thế, cái nghĩa “yêu cầu thắt chặt” (tiếng Anh) và “cái áo nịt thắt eo nhỏ lại” (tiếng Pháp) của từ corset đã ít nhiều “trùng” nhau. Minh họa cho trường nghĩa này là một cảnh trong phim “Pirate of The Caribbean” (Cướp biển vùng Ca-ri-bê), khi diễn viên chính Elizabeth Swann mang cái “thiết bị” làm cho eo nhỏ lại này lên thì cô nàng thở không ra hơi và luống ca luống cuống rơi tõm xuống biển.

Xu-chiên (hoặc xú-chiên) là phiên âm của từ soutien. Thực ra, trong tiếng Pháp, soutien có đến 4 nhóm nghĩa, nhưng không có nghĩa nào chỉ cái nịt ngực của phụ nữ: Sự ủng hộ; Cột trụ/ người ủng hộ; Sự giữ vững; Sự đỡ, sự chống; vật đỡ, vật chống (từ hiếm, nghĩa ít dùng).

Để chỉ cái nịt ngực/xu-chiên/nịt vú, người Pháp ghép từ soutien (nâng đỡ) với một số từ khác đi liền sau có nghĩa là “ngực/vú”: soutien-doudounes; soutien-gorge; soutien-nibards; soutien-machins (machin: từ thân mật, nghĩa là cái ấy). Nghĩa đen của các từ này là “cái để nâng đỡ ngực” (phụ nữ).

Do “cái để nâng đỡ ngực” cho phụ nữ này không còn xa lạ gì, bởi đã được hơn một nửa thế giới sử dụng nên đến nay người Pháp đã nói gọn lại là soutien, người Việt gọi là xu-chiên (phát âm xu-chiên đúng hơn là xu-chiêng).

Nói thêm, người Việt đã Việt hóa rất nhiều từ gốc Pháp, trong đó có nhiều từ nếu không để ý sẽ không biết từ gốc như thế nào. Ví dụ: sen đầm (quốc tế), là cách đọc trại của từ gendarm, có nghĩa là công an, hiến binh… Ma-dút – mazut: dầu đặc dùng làm nhiên liệu để chạy máy. Ma-két – maquette: mẫu, mô hình của vật sẽ chế tạo (vẽ ma-két); mẫu dự kiến của bản in (thuê hoạ sĩ trình bày ma-két cuốn sách). Li-pli: nếp quần áo (lẽ ra phải đọc là pơ-li, nhưng người Việt đọc gọn thành li). Xúc-xích – saucisse. Mi-nhon – mignon: dễ thương.

ĐNCT

Bạn có biết, Áo ngực của chị em có rất nhiều tên gọi, hầu hết là phát âm lệch đi từ chữ Xu chiêng là phiên âm của từ soutien-gorge tiếng Pháp. Từ này vào tiếng Việt có các biến thể khác như xu chiên, xu cheng, xú cheng, xú chiêng….

Nịt ngực, áo ngực, hay xu chiêng (phiên âm từ tiếng Pháp: soutien), là đồ lót dùng để che chở và nâng đỡ hai vú con gái. Bộ phận này thường mềm, chứa nhiều mô mỡ và cấu trúc được giữ bởi lớp da bên ngoài và một hệ thống dây chằng tương đối yếu bên trong. Khi vú phát triển to nặng sẽ xệ xuống vì lớp da và dây chằng không nâng lên nổi. Nếu không dùng áo ngực, khi phụ nữ di chuyển nhanh có thể bị đau hoặc mất đi vẻ đẹp ngoài xã hội do 2 bầu vú gây nên.

Cũng chính vì cái tên gọi mơ hồ này mà xu chiêng còn được gọi là cọc xê (hay coọc xê / coóc xê) trong khi đúng ra cọc xê(tiếng Pháp là corset) là loại trang phục lót nịt cả bụng và ngực:

* Cô thò tay trong yếm (năm 1910, cô Ba mặc yếm cũng như các bạn gái ta đời nay mặc coóc-xê vậy) cô rút ra phong thư bằng giấy Tây, mà cô đã viết đêm qua, và đã gấp lại thật nhỏ.(Nguyễn Vỹ, 2006:18)

* Mùa hè, ở bên đó, thiếu nữ toàn mặc váy ngắn, áo hở cổ, lại không có coóc xê. (Bùi Việt Sỹ, 2009:287)

Ảnh thiếu nữ mặc yếm đào rất gợi tình

Xu hướng bây giờ gọi xu chiêngáo bra, nghe “sang trọng” hơn.  Các tiệm thời trang chỉ quảng cáo áo bra thôi, không ai rao bán xu chiêng cả.

Mời bạn xem tiếp loạt ảnh gái xinh: //facezalo.com/category/anh-dep/anh-nong-hot-girl/

  • Nguồn gốc và địa bàn sinh sống của dòng Bách Việt theo truyền thuyết như sau: HỌ HỒNG BÀNG. Cứ theo tục truyền thì vua Ðế Minh, cháu ba đời...

  • Thời gian Charles Le Myre de Vilers giữ chức Thống đốc Nam kỳ tuy ngắn nhưng ông đã thiết lập kế hoạch đô thị và để lại nhiều công trình...

  • Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc...

  • Tà áo dài truyền thống của Việt Nam dù ở thời điểm nào cũng mang nét đẹp tinh tế và duyên dáng. Áo dài là trang phục truyền thống gắn...

  • Hóa ra, hoa hướng dương có tác dụng tuyệt vời trong việc làm sạch chất thải phóng xạ ra khỏi môi trường - đó là lý do tại sao chúng...

  • Đôi khi các điệp viên đảm nhận nhiệm vụ ám sát và yêu cầu mà họ phải đáp ứng là ra tay nhanh, gọn, chính xác nhưng vẫn kín đáo.Các...

  • Nữ nhiếp ảnh gia Hà Lan Loes Heerink đang ấp ủ dự tính xuất một quyển sách ảnh về những xe hàng rong đầy chất thơ mà cô chụp được...

  • Đồ hộp các loại tuôn ra chợ trời Sau năm 1954, ngoài Khu Dân Sinh bán buôn đủ loại mặt hàng thượng vàng hạ cám ở gần Cầu Muối, người...

  • Bệnh gan có thể diễn tiến âm thầm trong thời gian dài; 50% người mắc bệnh không có triệu chứng, đến khi xuất hiện dấu hiệu có nghĩa bệnh đã...

  • Những chiếc xe khách với “núi” hàng hóa ngồn ngộn trên nóc là hình ảnh quen thuộc trên mọi nẻo đường ở Việt Nam đầu thập niên 1990. Cùng ôn...

  • Người quân tử có ba điều vui, tuy cho làm vua cả thiên hạ là sướng mà cũng không kể vào trong ba điều vui ấy được. Cha mẹ còn...

  • Tại sao kỳ quặc thế? Vì các bạn trẻ muốn hỏi nhưng ngại không đặt thành câu hỏi, hoặc không biết để mà hỏi vì những vấn đề này thời...

Video liên quan

Chủ đề