Vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài là gì

Luật LawKey Kế toán thuế TaxKey

HN: 

VP1: P1704 B10B Nguyễn Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy

VP2: 3503 toà Thiên niên Kỷ, số 04 Quang Trung , Q.Hà Đông

ĐN: Kiệt 546 (H5/1/8), Tôn Đản, P. Hoà Phát, Q. Cẩm Lệ

HCM: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh

E:

Sử dụng dịch vụ:

(024) 665.65.366 | 0967.591.128

Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. Vậy để thành lập được chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thì hồ sơ cần những gì và thủ tục như thế nào? Sau đây, Luật Thành Thái sẽ tư vấn đến các bạn vấn đề này.

I/ Hồ sơ thành lập

  1. Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
  2. Phương án hoạt động 5 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh xin cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán và lợi ích kinh tế của việc thành lập của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kèm theo các quy trình khai thác, giám định, bồi thường, tái bảo hiểm, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro, quy trình đầu tư và quản lý tài chính. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết việc xây dựng phương án hoạt động 5 năm đầu của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
  3. Điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (bản sao chứng thực).
  4. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh có chữ ký của người đại diện theo ủy quyền của chủ đầu tư.
  5. Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (bản sao chứng thực).
  6. Báo cáo tình hình hoạt động và Báo cáo tài chính của 3 năm tài chính liên tục trước năm xin thành lập chi nhánh có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập (bản sao chứng thực).
  7. Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính xác nhận doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đáp ứng điều kiện theo quy định tại các điểm đ và e khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này.
  8. Văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam và có văn bản ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ các hoạt động của chi nhánh;
  9. Sơ yếu lý lịch, lý lịch tư pháp, bản sao chứng thực các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh quản trị, điều hành chi nhánh đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 45/2007/NĐ-CP.
  10. Văn bản cam kết của các cá nhân về việc sẽ đảm nhận chức danh quản trị, điều hành tại chi nhánh nếu chi nhánh được cấp phép thành lập và hoạt động (đối với các cá nhân dự kiến được bổ nhiệm là người quản trị, điều hành chi nhánh).
  11. Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai.
  12. Các bằng chứng chứng minh cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng quy định của Bộ Tài chính.
  13. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng đó.

II/ Thủ tục cấp phép:

  1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nộp 3 bộ hồ sơ đến Bộ Tài Chính
  2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
  3. Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trên đây là bài tư vấn về thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam.

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn, thắc mắc về các vấn đề liên quan đến luật pháp hãy nhấc máy và gọi đến cho chúng tôi:

Luật Thành Thái – Điểm tựa pháp lý vững chắc của nhiều khách hàng

Hotline  : 0961 961 043

Email:

Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp....

Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

Kiến thức của bạn:

     Quy định về Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010
  • Nghị định 73/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn: Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài

     Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

       Theo khoản 1 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định:

“1. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”

     Để được tư vấn chi tiết về Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn dân sự 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Mục lục bài viết

  • 1. Pháp luật có quy định về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm không?
  • 2.Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
  • 3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
  • 4. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
  • 5. Mức vốn pháp định của chi nhánh bảo hiểm nước ngoài
  • 6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm
  • 7.Mức vốn phápđịnhcủa doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và trả lời cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

- Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010;

- Nghị định 73/2016/NĐ-CP;

-Nghị định 151/2018/NĐ-CP.

1. Pháp luật có quy định về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm không?

Điều 63 Luật kinh doanh bảo hiểm có quy định:

Điều 63. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động

Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

1. Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

2. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này.

3. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

4. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.

5. Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.

==> Như vậy, nếu bạn muốn thành lập công ty bảo hiểm thì phải cósố vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

>> Xem thêm: Đặc điểm, nguồn gốc, bản chất và các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm ?

2.Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọlà loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.

Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp.

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trườnghợp quyđịnh tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọlà loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

Bảo hiểm nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm trọn đời;Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ;Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Bảo hiểm liên kết đầu tư; Bảo hiểm hưu trí.

Căn cứ khoản 2Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP:

a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

>> Xem thêm: Bảo hiểm con người là gì ? Bảo hiểm nhân thọ là gì ? Bảo hiểm phi nhân thọ là gì ?

4. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe

Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm sức khỏe bao gồm: Bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm y tế;Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.

Theo Điều 10 Nghị địnhNghị định 73/2016/NĐ-CP: Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.

5. Mức vốn pháp định của chi nhánh bảo hiểm nước ngoài

Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP;

- Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam;

- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài;

>> Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới năm 2022

- Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam;

- Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồnhợp phápvà không được sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào;

- Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Khoản 4Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định:

4. Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:

a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.

6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác, bao gồm cả doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đạt hệ số tín nhiệm theo xếp hạng của công ty đánh giá tín nhiệm quốc tế do Bộ Tài chính quy định.

Kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm:

- Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác;

- Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.

>> Xem thêm: Tư vấn trình tự thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Khoản 5Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định:

5. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:

a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;

c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.

7.Mức vốn phápđịnhcủa doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Khoản 6Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định:

6. Mức vốn phápđịnhcủa doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;

b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.

- Tổ chức Việt Nam, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 6 nghị định 73/2016/NĐ-CP:

Điều 6. Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:

Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;

b) Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

c) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

đ) Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

2. Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.

- Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định73/2016/NĐ-CP và các điều kiện sau:

+ Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;

+Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm.

>> Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc năm 2022 ?

+Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Đổi tên doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

- Hồ sơ đổi tên doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:

+ Văn bản đề nghị đổi tên doanh nghiệp, chi nhánh theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;

+ Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) về việc đổi tên doanh nghiệp, chi nhánh.

- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần trong năm 2022

Video liên quan

Chủ đề