Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

a) Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn em, khi em đến nhà bạn lần đầu.

b) Tự giới thiệu về em với bác hàng xóm, khi bố bảo em sang mượn bác cái kìm.

c) Tự giới thiệu về em với cô hiệu trưởng, khi em đến phòng cô mượn lọ hoa cho lớp.

2. Dùng dấu chấm ngắt đoạn sau thành 5 câu, rồi viết lại cho đúng chính tả:

Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố đó là một chiếc cặp rất xinh cặp có quai đeo hôm khai giảng, ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi cho bố vui lòng.

TRẢ LỜI:

1. Đặt câu rồi ghi vào chỗ trống:

a) Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn em, khi em đến nhà bạn lần đầu.

- Thưa bác, cháu là Trinh, học cùng lớp với Trang. Bác cho cháu hỏi Trang có ở nhà không ạ ?

b) Tự giới thiệu về em với bác hàng xóm, khi bố bảo em sang mượn bác cái kìm.

- Cháu chào bác ạ, cháu là Nam, con bố Hóa. Bác cho cháu hỏi mượn cải kìm ạ !

c) Tự giới thiệu về em với cô hiệu trưởng, khi em đến phòng cô mượn lọ hoa cho lớp.

- Thưa cô, em là Hùng, học lớp 2B. Xin cô cho lớp em mượn lọ hoa ạ !

2. Dùng dấu chấm ngắt đoạn sau thành 5 câu, rồi viết lại cho đúng chính tả:

Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa sẽ học chăm, học giỏi cho bố vui lòng.

Giaibaitap.me


Page 2


Page 3

1. Gạch dưới 8 từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:

Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giáTrong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng kêu : "Rét ! Rét !" Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khoẻ như hai chiếc quạt, vỗ phành phạch, rồi gáy vang : Ò... ó .... o !"

2. Viết tên các dấu câu em gặp trong đoạn văn trên: ..............

3. Trên đường, chú công an gặp một em nhỏ đang khóc. Chú hỏi :

- Vì sao cháu khóc ?

Em nhỏ trả lời :

- Cháu không tìm thấy mẹ.

Nếu em là chú công an, em sẽ hỏi thêm những gì để đưa em nhỏ về nhà?

TRẢ LỜI:

1. Gạch dưới 8 từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:

Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng kêu : “Rét !”. Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt, vỗ phành phạch, rồi gáy vang : “Ò ... ó ... o !”.

2. Viết tên các dấu câu em gặp trong đoạn văn trên :

- dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ba chấm.

3. Trên đường, chú công an gặp một em nhỏ đang khóc. Chú hỏi :

- Vì sao cháu khóc ?

Em nhỏ trả lời :

- Cháu không tìm thấy mẹ.

Nếu em là chú công an, em sẽ hỏi thêm những gì để đưa em nhỏ về nhà ?

Cháu đừng khóc nữa, chú sẽ đưa cháu về nhà.

Cháu nói cho chú biết :

Cháu tên gì ?

Mẹ cháu tên gì ?

Nhà cháu ở đâu ?

Nhà cháu có số điện thoại không ?

Giaibaitap.me


Page 4

1. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong mỗi tranh bên. Đặt câu với từ ngữ đó.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

Từ ngữ: .....................

Câu: .....................

2. Ghi lại lời của em:

a) Khi em mời cô hiệu trưởng đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 ở lớp em.

b) Khi em nhờ bạn khênh giúp cái ghế.

c) Khi em đề nghị các bạn ở lại họp Sao Nhi đồng.

TRẢ LỜI:

1. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong mỗi tranh bên. Đặt câu với từ ngữ đó.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

Hình 1. Từ ngữ: tập thể dục

Câu: Sáng nào em cũng tập thể dục.

Hình 2. Từ ngữ: vẽ

Câu: Lan và Minh đang vẽ tranh.

Hình 3. Từ ngữ: học

Câu: Bạn Khang ngồi học bài ngay ngắn.

Hình 4. Từ ngữ: cho gà ăn

Câu: Ngày nào, em cũng giúp mẹ cho gà ăn.

Hình 5. Từ ngữ: quét

Câu: Em quét nhà rất sạch.

2. Ghi lại lời của em:

a) Khi em mời cô hiệu trưởng đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 ở lớp em.

- Thưa cô, em kính mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 ở lớp em.

b) Khi em nhờ bạn khênh giúp cái ghế.

- Minh ơi, khênh giúp tớ (mình) cái ghế với!

c) Khi em đề nghị các bạn ở lại họp Sao Nhi đồng.

- Đề nghị tất cả các bạn ở lại họp Sao Nhi đồng.

Giaibaitap.me


Page 5

a) Viết lời kể dưới mỗi tranh để tạo thành một câu chuyện.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

b) Đặt tên cho câu chuyện trên:

2. Em đến nhà bạn để báo cho bạn đi dự Tết Trung thu nhưng cả gia đình bạn đi vắng. Hãy viết lại lời nhắn cho bạn.

TRẢ LỜI:

1.

a) Viết lời kể dưới mỗi tranh để tạo thành một câu chuyện.

Một bà cụ chống gậy đứng trên vỉa hè. Bà muốn sang đường nhưng đường đang đông xe cộ qua lại.

Một bạn học sinh đi tới. Bạn hỏi :

- Bà ơi, bà muốn sang đường phải không ạ ?

Bà cụ đáp :

- Ừ, nhưng đường đông quá, bà sợ.

- Bà đừng lo, cháu sẽ giúp bà.

Bạn nhỏ nắm tay bà cụ, rồi đưa bà qua đường.

b) Đặt tên cho câu chuyện trên :

Cậu bé ngoan / Giúp đỡ người già yếu.

2. Em đến nhà bạn để báo cho bạn đi dự Tết Trung thu nhưng cả gia đình bạn đi vắng. Hãy viết lại lời nhắn tin cho bạn ấy.

6 giờ sáng, ngày 12 - 9 - 2017

Trinh ơi!

Tớ (Mình) đến nhưng cả nhà bạn (cậu) đi vắng. Mời bạn 8 giờ tối thứ sáu đến trường dự Tết Trung thu nhé !

Bạn của cậu

Nam

Giaibaitap.me


Page 6

a) Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá.

b) Mấy bông hoa mướp vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.

c) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bắc đã đứng đầu lớp.

2. Cô giáo (thầy giáo) lớp 1 của em đã chuyển sang dạy ở một trường khác. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, em hãy viết bưu thiếp chúc mừng cô (thầy).

TRẢ LỜI:

1. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm của người và vật trong những câu dưới đây:

a) Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá.

b) Mấy bông hoa mướp vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.

c) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Bác đã đứng đầu lớp.

2. Cô giáo (thầy giáo) lớp 1 của em đã chuyển sang dạy ở một trường khác. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, em hãy viết bưu thiếp chúc mừng cô (thầy).

18 - 11 - 2017

Cô yêu quý !

Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Em kính chúc cô luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Em luôn nhớ cô và mong được gặp lại cô!

Học trò cũ của cô

Trinh

Đỗ Ngọc Phương Trinh

Giaibaitap.me


Page 7

a) Khi bà bảo em giúp bà xâu kim.

b) Khi chị bảo em giúp chị nhặt rau nhưng em chưa làm bài xong.

c) Khi một bạn ở lớp nhờ em giúp bạn làm bài trong giờ kiểm tra.

d) Khi bạn mượn em cái gọt bút chì.

2. Viết khoảng 5 câu kể về một bạn lớp em.

TRẢ LỜI:

1. Viết lại lời đáp của em:

a)  Khi bà bảo em giúp bà xâu kim.

- Vâng ạ, cháu làm ngay đây.

b) Khi chị bảo em giúp chị nhặt rau nhưng em chưa làm bài xong.

- Chị ơi, chị chờ em một lát, em làm xong bài này sẽ giúp chị ngay.

c) Khi một bạn ở lớp nhờ em giúp bạn làm bài trong giờ kiểm tra.

- Bạn thông cảm, mình không thể giúp bạn được. Bạn hãy cố gắng lên !

d) Khi một bạn mượn em cái gọt bút chì.

- Đây này, bạn cầm đi.

2. Viết khoảng 5 câu kể về một bạn lớp em.

Phương Trinh là lớp trưởng của lớp em. Bạn ấy xinh xắn, học giỏi và hay giúp đỡ mọi người. Các bạn trong lớp rất yêu mến Phương Trinh. Em cũng yêu quý bạn ấy và xem bạn là một tấm gương tốt để noi theo. Hi vọng Phương Trinh mãi là bạn tốt của mình.

Giaibaitap.me


Page 8

1. Dựa theo nội dung câu chuyện Cò và Vạc (Tiếng Việt 2, tập một, trang 151), ghi dấu x vào □ trước câu trả lời đúng:

a) Cò là một học sinh như thế nào ?

□ Yêu trường, yêu lớp

□ Chăm làm

□ Ngoan ngoãn, chăm chỉ

b) Vạc có điểm gì khác Cò ?

□ Học kém nhất lớp

□ Không chịu học hành

□ Hay đi chơi

c) Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn ?

□ Vì lười biếng

□ Vì không muốn học

□ Vì xấu hổ

d) Những cặp từ ngữ nào dưới đây là cặp từ ngữ cùng nghĩa ?

□ chăm chỉ - siêng năng

□ chăm chỉ - ngoan ngoãn

□  thầy yêu - bạn mến

e) Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong ba mẫu dưới đây ?

□ Mẫu 1 : Ai là gì ?

□ Mẫu 2 : Ai làm gì ?

□ Mẫu 3 : Ai thế nào ?

2. Viết từ 1 đến 3 câu trên bưu thiêp chúc mừng bạn em nhân dip sinh nhật bạn:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

TRẢ LỜI:

1. Dựa theo nội dung câu chuyện Cò và Vạc (Tiếng Việt 2, tập một, trang 151), ghi dấu x vào □ trước câu trả lời đúng:

a)  Cò là một học sinh như thế nào ?

x Ngoan ngoãn, chăm chỉ

b) Vạc có điểm gì khác Cò ?

x Không chịu học hành

c) Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn ?

x Vì xấu hổ

d) Những cặp từ ngữ nào dưới đây là cặp từ ngữ cùng nghĩa ?

x Chăm chỉ - siêng năng

e) Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong ba mẫu dưới đây

x Mẫu 3: Ai thế nào ?

2. Viết từ 1 đến 3 câu trên bưu thiếp chúc mừng bạn em nhân dịp sinh nhật bạn:

09- 05- 2017

Trinh thân mến

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 7 của cậu (bạn), tớ (mình) chúc cậu (bạn) luôn ngoan ngoãn, học giỏi, vâng lời ba mẹ và thầy cô.

Bạn thân của cậu

Khang

Đỗ Minh Khang

Giaibaitap.me


Page 9

(1) a) Điền l hoặc n vào chỗ trống :

- (Trăng) Mồng một ...ưỡi trai,

   Mồng hai ….á ....úa.

- Đêm tháng ....ăm chưa ....ằm đã sáng

  Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm :

- Kiến cánh vỡ bay ra

  Bao táp mưa sa gần tới.

- Muốn cho lúa nay bông to

  Cày sâu, bừa ki, phân gio cho nhiều.

(2) Tìm trong Chuyện bn mùa (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 4) rồi ghi vào chỗ trống : 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18
         

TRẢ LỜI:

(1) a) Điền l hoặc n vào chỗ trống :

- (Trăng) Mồng một lưỡi trai

   Mồng hai lá lúa.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

  Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

b) Ghi du hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm :

- Kiến cánh vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới.

- Muốn cho lúa nảy bông to

Cày sâu, bừa , phân gio cho nhiều.

(2) Tìm trong Chuyện bốn mùa (sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 4) rồi ghi vào chỗ trống :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18
 

Giaibaitap.me


Page 10

1. Em hãy viết tên các tháng trong năm và nối tên tháng với tên từng mùa :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18
 

2. Dựa vào lời bà Đất (Chuyện bốn mùa), viết các ý sau vào bảng cho đúng :

a) Cho trái ngọt, hoa thơm

b) Làm cho cây lá tươi tốt

c) Nhắc học sinh nhớ ngày tựu trường

d) Ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi náy lộc

e) Làm cho trời xanh cao

Mùa xuân

Mùa hạ

Mùa thu

Mùa đông

…………

…………

………

……

………

……

……

……

3. Trả lời các câu hỏi sau :

a) Khi nào học sinh được nghỉ hè ?

....................

c) Mẹ thường khen em khi nào ?

.......................

d) Ở trường, em vui nhất khi nào ?

M : Ở trường em vui nhất khi được điểm tốt.

.........................

TRẢ LỜI:

1. Em hãy viết tên các tháng trong năm và nối tên tháng với tên từng mùa :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18
 

2. Dựa vào lời bà Đất trong (Chuyện bốn mùa), viết các ý sau vào bảng cho đúng :

Mùa xuân

Mùa hạ

Mùa thu

Mùa đông

b) Làm cho cây, lá tươi tốt

a) Cho trái ngọt, hoa thơm

c) Nhắc học sinh

nhở ngày tựu trường

e) Làm cho trời xanh cao

d) Ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi nảy lộc

3. Trả lời các câu hỏi sau :

a) Khi nào học sinh được nghỉ hè ?

Cuối tháng năm học sinh được nghỉ hè.

Đầu tháng sáu học sinh được nghỉ hè.

b) Khi nào học sinh tựu trường ?

Đầu tháng chín học sinh tựu trường.

Cuối tháng tám, học sinh tựu trường.

c) Mẹ thường khen em khi nào ?

Mẹ thường khen em khi em ngoan, chăm học.

d) Ở trường, em vui nhất khi nào ?

M : Ở trường, em vui nhất khi được điểm tốt.

Ở trường, em vui nhất khi giờ ra chơi đến.

Ở trường em vui nhất khi được cô khen.

Giaibaitap.me


Page 11

(1) Viết tên vật trong mỗi tranh :

a) Có chữ l hoặc chữ n

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18
 

1.......................................            

2.......................................                

3.......................................

4.......................................

b) Có dấu hỏi hoặc dấu ngã

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18
 

1.......................................

2. .....................................

3.......................................

4.......................................

(2) Chọn chữ trong ngoặc đdn điền vào chỗ trống :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

TRẢ LỜI:

(1) Viết tên các vật trong tranh :

a) Có chữ l hoặc chữ n

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18
 1. lá                    2. len                   3. na                4. nón

b) Có dấu hỏi hoặc dấu ngã

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

5. tủ              6. gỗ                  7. cửa sổ              8. muỗi

(2) Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

Giaibaitap.me


Page 12

1. Viết lời đáp của các bạn học sinh trong mãi tranh dưới đây :

                      

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

2. Viết lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

3. Viết lời đáp của Nam :

- Chào cháu.

- .............................

- Cháu cho cô hỏi: Đây có phải nhà bạn Nam không ?

- ..............................          

- Tốt quá. Cô là mẹ bạn Sơn đây.

- .............................

- Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đơn xin phép cho Sơn nghỉ học.

TRẢ LỜI:

1. Viết lời đáp của các bạn học sinh trong mỗi tranh dưới đây :

                      

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

2. Viết lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

3. Viết lời đáp của Nam

- Cháo cháu.

- Cháu chào cô ạ !

- Cháu cho cô hỏi : Đây có phải nhà bạn Nam không ?

- Dạ, cháu là Nam đây ạ !

- Tốt quá. Cô là mẹ bạn Sơn đây.

- A, cô là mẹ bạn Sơn ạ ? Cháu giúp gì được cho cô không ?

- Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đơn xin phép cho Sơn nghỉ học.

Giaibaitap.me


Page 13


Page 14

1. Chọn từ ngữ chỉ thời tiết của từng mùa (nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng) đin vào chỗ trống :

Mùa xuân

Mùa hạ

Mùa thu

Mùa đông

………

………

………

……

2. Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ...) :

a) Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?

M : Bao gi lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?

-........................................

b) Khi nào trường bạn nghỉ hè ?

-........................................

c) Bạn làm bài tập này khi nào ?

-......................................

d) Bạn gặp cô giáo khi nào ?

-.....................................

3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chm than điền vào □ :

a) Ông Mạnh nổi giận, quát:

- Thật độc ác □

b) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:

- Mở cửa ra □

- Không □ Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào □

TRẢ LỜI:

1. Chọn từ ngữ trong ngoặc để chỉ thời tiết của từng mùa (nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng) điền vào chỗ trống :

Mùa xuân

Mùa hạ

Mùa thu

Mùa đông

ấm áp

nóng bức,

oi nồng

se se lạnh

giá lạnh, mưa phùn gió bấc

2. Hãy thay (cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ...):

a)  Khi nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?

M : Bao giờ lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?

- Lúc nào lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?

- Tháng mấy lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?

- Mấy giờ lớp bạn đi thăm viện bảo tàng ?

b) Khi nào trường bạn nghỉ hè ?

- Lúc nào trường bạn nghỉ hè ?

- Bao giờ trường bạn nghỉ hè ?

- Tháng mấy trường bạn nghỉ hè ?

c) Bạn làm bài tập này khi nào ?

- Bạn làm bài tập này lúc nào ?

- Bạn làm bài tập này bao giờ ?

- Bạn làm bài tập này lúc mấy giờ ?

d) Bạn gặp cô giáo khi nào ?

- Bạn gặp cô giáo lúc nào ?

- Bạn gặp cô giáo bao giờ ?

- Bạn gặp cô giáo lúc mấy giờ ?

3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm than điền vào □ :

a) Ông Mạnh nổi giận, quát:

Thật độc ác !

b) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:

Mở cửa ra !

Không ! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào .

Giaibaitap.me


Page 15

Chọn chữ trong ngoặc đơn bài tập 1 hoặc 2 điền vào chỗ trống:

1. - (sương, xương) :………      mù, cây      …………..rồng

    - (sa, xa) :    đất phù………..,  đường………..    

    - (sót, xót) : ………. xa, thiếu………         

2. - (chiết chiếc) :    ………..cành       , ………..lá

    - (tiết tiếc) : nhớ………, ……….        kiệm

    - (biết, biếc) :  hiểu……..,         xanh……….       

TRẢ LỜI:

   Chọn chữ trong ngoặc đơn ở bài tập 1 hoặc 2 điền vào chỗ trống :

a) - (sương, xương) : sương mù, cây xương rồng

    - (sa, xa) :                    đất phù sa, đường xa

    - (sót, xót) :                   xót xa, thiếu sót

b) - (chiết, chiếc) :         chiết cành, chiếc

    - (tiết, tiếc):                    nhớ tiếc, tiết kiệm

    - (biết, biếc) :                  hiểu biết, xanh biếc

Giaibaitap.me


Page 16

1. Đọc đoạn văn Xuân về (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 21), trả lời câu hỏi:

a) Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?

.................................

b) Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách nào (nhìn, nghe hay ngửi...) ?

.................................

2. Hãy viết một đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) nói về mùa hè theo các gợi ý sau :

a) Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ?

b) Mặt trời mùa hè như thế nào ?

c) Cây trái trong vườn như thế nào ?

d) Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè ?

................................

TRẢ LỜI:

1. Đọc đoạn văn Xuân về (sách Tiếng Việt 2, tập hai, trang 21) và trả lời câu hỏi :

a) Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?

Những dấu hiệu báo mùa xuân đến là : mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời, cây cối thay lá mới và chuẩn bị ra hoa.

b) Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách nào (nhìn, nghe hay ngửi...) ?

Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách ngửi thấy hương thơm, nhìn thấy ánh nắng mặt trời và sự thay đổi của cây cối.

2. Hãy viết một đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) nói về mùa hè theo các

gợi ý sau :

a) Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ?

b) Mặt trời mùa hè như thế nào ?

c) Cây trái trong vườn như thế nào ?

d) Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè ?

Bài làm

   Tháng tư, khi cây phượng trước sân bắt đầu nở những cánh hoa đỏ rực cũng là lúc hè về. Mặt trời đỏ rực chiếu sáng muôn nơi. Trời cao hơn và nắng như chói chang thêm. Những chùm ổi, mận sáng lên trong nắng mới. Học sinh sau một thời gian dài học tập vất vả nay được nghỉ ngơi và vui chơi thỏa thích.

Giaibaitap.me


Page 17

1. Tìm từ ngữ theo yêu cầu ở cột A, điển vào cột B :

A

B

a) Chỉ các loài vật :

- Có tiếng bắt đầu bằng ch

- Có tiếng bắt đầu bằng tr

M : chào mào, trâu

b) Chỉ vật hay việc :

- Có tiếng chứa vần uôt

- Có tiếng chứa vần uôc

M : tuốt lúa, cái cuốc

:...................

:...................

:....................

:....................

(2) Ghi lời giải các câu đ sau vào chỗ trống :

a) Tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr :

             Chân gì ở tít tắp xa

Gọi là chân đấy nhưng mà không chân ?

                              Là chân gì ?

                              ……………………

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

b) Tiếng có vần uôc hoặc uôt :

Có sắc - để uống hoặc tiêm

Thay sắc bằng nặng - là em nhớ bài.

                Là những tiếng gì ?

               1) ………. 2)……………  

Giải

1. Tìm từ ngữ theo yêu cầu ở cột A, điền vào cột B :

A

B

a) Chỉ các loài vật:

- Có tiếng bắt đầu bằng ch

- Có tiếng bắt đầu bằng tr

M : chào mào, trâu

b) Chỉ vật hay việc :

- Có tiếng chứa vần uốt

Có tiếng chứa vần uốc

M : tuốt lúa, cái cuốc

 chuột, chim, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chích chòe,...

 (gấu) trúc, (con) trăn, (con) trai, (con) trùng,….

 nuốt, suốt, vuốt tóc, chải chuốt, chăm chuốt,...

 chuốc lấy, thuốc, cuốc đất,...

(2) Ghi lời giải các câu đố sau vào chỗ trống :

a) Tiếng có âm ch hoặc tr

               Chân gì ở tít tắp xa

Gọi là chân đấy nhưng mà không chân ?

                         Là chân gì ? Chân trời

b) Tiếng có vần uốc hoặc uốt

        Có sắc - để uống hoặc tiêm

Thay sắc bằng nặng - là em nhớ bài.

                Là tiếng gì ? 1) thuốc, 2) thuộc

Giaibaitap.me


Page 18

1. Viết tên các loài chim vào chỗ trống thích hợp (cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh):

Gọi tên theo hình dáng

Gọi tên theo tiếng kêu

          Gọi tên theo cách kiếm ăn

M : chim cánh cụt,.......

M : tu hú,............

M : bói cá,...........

2. Dựa vào các bài tập đọc Chim sơn ca và bông cúc trắng, Thông báo của thư viện vườn chim (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 23, 26), trả lời những câu hỏi sau :

a) Bông cúc trắng mọc ở đâu ?

……………………………………………

b) Chim sơn ca bị nhốt ở đâu ?

……………………………………………

c) Em làm thẻ mượn sách ở đâu ?

……………………………………………

3. Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu sau :

Sao Chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của trường.

M: Sao Chăm chỉ họp ở đâu ?

a)Em ngồi ở dãy bàn thứ tư, bên trái.

…………………………………………

b) Sách của em để trên giỏ sách.

………………………………………….

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các loài chim vào chỗ trống thích hợp (cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh).

Gọi tên theo hình dáng

Gọi tên theo tiêng kêu

Gọi tên theo cách kiếm ăn

M : chim cánh cụt, cú mèo, vàng anh

M : tu hú, cuốc, quạ

M : bói cá, chim sâu, gõ kiến

2. Dựa vào các bài tập đọc Chim sơn ca và bông cúc trắng. Thông báo của thư viện vườn chim (sách Tiếng Việt 2, tập hai, trang 23, trang 26, trả lời những câu hỏi sau:

a) Bông cúc trắng mọc ở đâu ?

Bông cúc trắng mọc ở bên bờ rào, giữa đám cỏ dại.

b) Chim sơn ca bị nhốt ở đâu ?

Chim sơn ca bị nhốt ở trong lồng.

b) Em làm thẻ mượn sách ở đâu ?

Em làm thẻ mượn sách ở thư viện.

3. Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu sau :

Sao Chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của trường.

M : Sao Chăm chỉ họp ở đâu ?

a) Em ngồi ở dãy bàn thứ tư, bên trái.

Em ngồi ở đâu ?

b) Sách của em để trên giá sách.

Sách của em để ở đâu ?

Giaibaitap.me


Page 19

1. Điền vào chỗ trống :

a) tr hoặc ch

đánh ...ống, ...ống gậy, ...èo bẻo, leo ...èo, quyển ...uyện, câu ...uyện.

b) uốt hoặc uốc

uống th..., trắng m..., b... miệng, chải ch..., ch... lỗi.

(2) Tìm tiếng, đặt câu với một trong những tiếng tìm được rồi viết vào chỗ trống :

Tiếng

Câu

a) Bắt đầu bằng :

- tr : …………

- ch :………

-…………

b) Có vần :

- uốc :…………

- uốt :………

- …………

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống :

a) tr hoặc ch

đánh trống, chống gậy, chèo bẻo, leo trèo, quyển truyện, câu chuyện.

b) uốt hoặc uốc

uống thuốc, trắng muốt, buộc miệng, chải chuốt, chuộc lỗi.

(2) Tìm tiếng, đặt câu với một trong những tiếng tìm được rồi viết vào chỗ trống :

Tiếng

Câu

a) Bắt đầu bằng :

- tr : tre

- ch : che

- lũy tre làng là hình ảnh quê em.

- bạn Hiền không bao tre cho những hành vi không tốt của bạn trong lớp.

b) có vần :

- uốc :

- uốt :

- Trinh uống thuốc thật dễ dàng.

- thầy giáo thức suốt đêm để soạn giáo án.

Giaibaitap.me


Page 20

1 Viết lời của em đáp lại lời cảm ơn trong mỗi trường hợp sau :

a) Em cho bạn mượn quyển truyện. Bạn em nói : “Cám ơn bạn. Tuấn sau mình sẽ trả.”

Em đáp : ………………………………………………………...

…………………………………………………………………

Em đến thăm bạn ốm. Bạn em nói : “Cám ơn bạn. Mình sắp khỏi rồi.”

Em đáp:………………………………………………………….

………………………………………………………………….         

Em rót nước mời khách đến nhà. Khách nói : “Cảm ơn cháu. Cháu ngoan quá !”

Em đáp:………………………………………   

2 Đọc bài Chim chích bông (Tiếng Việt 2, tập hai, trang 30), viết vào chỗ trống :

a) Những câu tả hình dáng của chích bông :

………………………………………………………………

b) Những câu tả hoạt động của chích bông :

…………………………………………………………………

3 Viết 2-3 câu về một loài chim em thích :

……………………………………………………………

TRẢ LỜI:

1 Viết lời của em đáp lại lời cảm ơn trong mỗi trường hợp sau :

a) Em cho bạn mượn quyển truyện. Bạn em nói : “Cảm ơn bạn. Tuần sau mình sẽ trả lại.”

Em đáp : Bạn cứ giữ để đọc, bao giờ trả mình cũng được.

b) Em đến thăm bạn ốm. Bạn em nói : “Cảm ơn bạn. Mình sắp khỏi rồi.”

Em đáp : Bạn cứ nghỉ cho thật khỏe. Bài học trên lớp chỗ nào không hiểu bạn cứ hỏi mình nhé !

c) Em rót nước mời khách đến nhà. Khách nói : “Cảm ơn cháu. Cháu ngoan quá !”

Em đáp : Dạ, cảm ơn bác (chú, cô,...). Cháu mời bác (chú, cô,….) uống nước ạ !

2) Đọc bài Chim chích bông (sách Tiếng Việt 2, tập hai, trang 30) rồi viết vào chỗ trống :

a) Những câu tả hình dáng của chích bông :

Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm.

Hai chiếc cánh nhỏ xíu.

Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.

b) Những câu tả hoạt động của chích bông :

Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, cứ nhảy liên liến.

Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút.

Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt, khéo moi những con sâu độc ác nằm bỉ mật trong thân cây.

3 Viết 2 - 3 câu về một loài chim em thích :

      Nhà em có nuôi một con chim sáo. Nó có bộ lông sẫm màu ánh kim trông rất đẹp. Nó có thể bắt chước các âm thanh từ môi trường xung quanh kể cả giọng nói của con người. Chim sáo nhà em có thể nhận biết được từng thành viên trong gia đình em.

Giaibaitap.me


Page 21

(1) Điền vào chỗ trống :

a) bắt đầu bằng r , d hoặc gi, có nghĩa như sau :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

b) có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa sau :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

(2) a) Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi:

Tiếng chim cùng bé tưới hoa

Mát trong từng ………ọt nước hoà tiếng chim.

Vòm cây xanh, đố bé tìm

Tiếng nào ...iêng……..ữa trăm nghìn tiếng chung.

b) Ghi vào chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã :

Văng từ vườn xa                               Em đứng ngân ngơ

Chim cành tho the                             Nghe bầy chim hót

Ríu rít đầu nhà                                   Bầu trời cao vút

Tiếng bầy se sẻ                                   Trong lời chim ca

TRẢ LỜI:

(1) Điền các tiếng :

(a) Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

b) có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa sau :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

(2) a) Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi:

Tiếng chim cùng bé tưới hoa

Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim.

Vòm cây xanh, đố bé tỉm

Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung.

b) Ghi vào chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã :

Vẳng từ vườn xa                               Em đứng ngẩn ngơ

Chim cành th th                             Nghe bầy chim hót

Ríu rít đầu nhà                                   Bầu trời cao vút

Tiếng bầy se sẻ                                 Trong lời chim ca

Giaibaitap.me


Page 22

1. Viết tên các loài chim trong những tranh sau :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

1………………….                   2………………….

3…………………                   4………………….

5…………………                   6………………….

                                               7…………………

(đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sào sậu, cò, chào mào, vẹt)

2. Hãy chọn tên loài chim thích hợp ghi vào mỗi chỗ trống dưới đây:

a) Đen như …….

b) Hôi như …….

c) Nhanh như…….        

d) Nói như…….  

e) Hót như…….   

(vẹt, quạ, khướu, cú, cắt)

3. Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi thay □ bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy :

    Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò □ Chúng thường cùng ở □ cùng ăn □ cùng làm việc và đi chơi cùng nhau □ Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.

......................................

......................................

.......................................

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các loài chim trong những tranh sau :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

1. chào mào       2. chim sẻ       3. cò         4. đại bàng

5. vẹt              6. sáo sậu        7. cú mèo

2. Hãy chọn tên loài chim thích hợp ghi vào mỗi chỗ trống dưới đây :

a) Đen như quạ.

b) Hôi như cú.

c) Nhanh như cắt.

d) Nói như vẹt.

e) Hót như khướu.

(vẹt, quạ, khướu, cú, cắt)

3. Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi thay □ bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy :

    Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau.  Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.

Giaibaitap.me


Page 23

a) - Bắt đầu bằng r

    - Bắt đầu bằng d

    - Bắt đầu bằng gi

b) - Có thanh hỏi

    - Có thanh ngã

: rơi, rạ, ru, rương, rãnh, rung, rành,...

: dép, dùng, dâng, da, dê, dì, dế, dưa,...

: giày, giỏ, giảng, giải, giường, giúp,...

: củng, tủ, thỏ, cỏ, cửa, rửa, rổ, sổ,...

: cũng, nã, mũi, mũ, hũ, lũ, vẽ,...


Page 24

1. Viết lời của em đáp lại lời xin lỗi trong mỗi trường hợp sau :

a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang : “Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút.”

Em đáp: ....................................

b) Một bạn vô ý đụng người vào em, nói : “Xin lỗi. Tớ vô ý quá !”

Em đáp : ...................................

c) Một bạn nghịch, làm mực bẩn vào áo em, xin lỗi em : “Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi.”

Em đáp : ....................................

d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em : “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi.”

Em đáp : ....................................

2. a) Điền số thứ tự vào □ trước mỗi câu dưới đây để tạo thành đoạn văn tả chim gáy :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

□ Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.

1□ Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.

□ Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù... cu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.

□ Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ.

b) Chép lại đoạn văn trên.

.....................................

.....................................

.....................................

TRẢ LỜI:

1. Viết lời của em đáp lại lời xin lỗi trong mỗi trường hợp sau :

a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang : “Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút.”

Em đáp : “Không sao, bạn đi trước đi !”

b) Một bạn vô ý đụng người vào em, vội nói: “Xin lỗi. Tớ vô ý quá !”

Em đáp : “Mình không sao đâu bạn !”

c) Một bạn nghịch, làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em : "Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi."

Em đáp : “Không có gì đâu bạn, mình sẽ giặt sạch được mà.”

d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em : "Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi."

Em đáp : “Không sao đâu. Bữa khác bạn trả cũng được”.

2. a) Điển số thứ tự vào □ trước mỗi câu dưới đây để tạo thành đoạn văn tả chim gáy :

2□ Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.

1□  Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.

4□  Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù… cu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.

3□ Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ.

b) Ghép lại đoạn văn trên.

   Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ. Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù... cu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả.

Giaibaitap.me


Page 25

(1) Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

a) 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

b)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

(2) Điền vào chỗ trống các từ chứa tiếng :

a) - Bắt đầu bằng l :............................

    - Bắt đẩu bằng n :......................

b) - Có vần ươc :.........................

    - Có vần ươt :.........................

TRẢ LỜI:

(1) Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

a)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

b)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 74 tuần 18

(2) Điền vào chỗ trống các từ chứa tiếng :

a) - Bắt đầu bằng l : lá, (xe) lu, lược, (quả) lê, lây, lan,...

    - Bắt đầu bằng n: (cái) ná, nước, (quả) na, nương,...

b) - Có vần ước : tước bỏ, vết xước, nước, nhược điểm,...

    - Có vần ướt: lần lượt, vượt qua, mượt mà, trượt ngã,...

Giaibaitap.me


Page 26

1. Viết tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp : hố, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, thỏ, ngựa vn, bò rừng, khỉ vượn, tê giác, sóc, chồn, cáo, hươu.

Thú dữ, nguy hiểm

Thú không nguy hiểm

 M: hổ, ……………

……………

 M: thỏ, …………

………………

2. Dựa vào hiểu biết của em về các con vật, trả lời câu hỏi :

a) Thỏ chạy như thế nào ?

.................................

b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào ?

.................................

c) Gấu đi như thế nào ?

................................

d) Voi kéo gỗ như thế nào ?

.................................

3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây :

Trâu cày rất khoẻ.

M : Trâu cày như thế nào ?

a) Ngựa phi nhanh như bay.

..................................

b) Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi.

..................................

c) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười khành khạch.

.................................

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp : hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, thỏ, ngựa vằn, bò rừng, khỉ, vượn, tê giác, sóc, chồn, cáo, hươu.

Thú dữ, nguy him

Thú không nguy hiểm

 M : hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác

 M : thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu

2. Dựa vào hiểu biết của em vể các con vật, trả lời câu hỏi:

a) Thỏ chạy như thế nào ?

Thỏ chạy nhanh như bay.

b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào ?

Sóc chuyền từ cành này sang cành khác thoăn thoắt.

c) Gấu đi như thế nào ?

Gấu đi chậm chạp, lặc lè.

d) Voi kéo gỗ như thế nào ?

Voi kéo gỗ rất khỏe.

3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây :

a) Ngựa phi nhanh như bay.

Ngựa phi như thế nào ?

b) Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi.

Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm như thế nào ?

c) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười khành khạch.

Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào ?

Giaibaitap.me