Virus có máy hình dạng đặc trưng

Khi một ai đó bị ốm sốt, mọi người thường nghĩ ngay tới tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút. Bởi vì các bệnh do vi khuẩn hay vi rút xảy ra rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi và biểu hiện các mức độ khác nhau từ nhẹ, thậm chí không có biểu hiện đến biểu hiện rất nặng. Mặc dù chúng ta đã nghe không ít về vi khuẩn và vi rút, tuy nhiên trên thực tế chúng đều không thể quan sát được bằng mắt thường, do vậy không dễ để hiểu tường tận về vi khuẩn và vi rút. Vấn đề quan trọng là cần nắm được những điểm khác biệt cơ bản giữa vi khuẩn và vi rút.

Vi khuẩn có thể phát hiện được trong các cơ thể sống và bên ngoài môi trường. Chúng là các vi sinh vật sống được biết đến với các tên: sinh vật nhân sơ, sinh vật đơn bào. Vi khuẩn là nhóm sinh vật đơn bào không có nhân chiếm số lượng đông đảo nhất trong sinh giới. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau, hình que, hình cầu, hình xoắn, một số còn có lôi roi giống như chiếc đuôi giúp chúng di chuyển. Đa phần mọi người sẽ cho rằng sự hiện diện của vi khuẩn là mối hại cho con người, như việc chúng gây ra đủ thứ bệnh tật, ung nhọt, nhiễm trùng vết thương, vết mổ, vân vân. Nhưng thực tế chúng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và môi trường sống của con người. Có hàng trăm loại vi khuẩn có lợi khác nhau sống trong đường ruột của chúng ta. Chúng giúp tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, và còn đóng vai trò miễn dịch. Vi khuẩn ở đại tràng còn giúp tổng hợp vitamin K nữa. Các vi khuẩn trong môi trường giúp đất đai màu mỡ hơn, giúp tạo nên các loại phân bón vi sinh để cải tạo đất.

Virus có máy hình dạng đặc trưng

                                          Cấu trúc vi rút cúm  - Nguồn: CDC Hoa Kỳ 

Vi rút là các tiểu phần không có cấu trúc tế bào. Chúng gồm các chuỗi đơn hoặc chuỗi kép acid nucleic và một vỏ protein bao quanh vật liệu di truyền là AND (axit deoxyribonucleic) hoặc ARN(axit ribonucleic). Chúng phải sống trong tế bào của các cơ thể sống như người, động vật, hay thực vật. Các cơ thể này là các vật chủ giúp chúng nhân lên và sống sót. Hiện nay vẫn còn các tranh cãi trong cộng đồng khoa học về việc liệu vi rút có phải là một tổ chức sống hiện hữu hay không. Những người tán thành xem nó là một dạng sống đơn giản nhất mà con người biết tới. Chúng chủ yếu liên quan đến các bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ebola, MERS-CoV, cúm, sốt xuất huyết, vân vân.

Có một số khác biệt cơ bản giữa vi khuẩn và vi rút mà chúng ta cần nắm được. Kích thước của vi rút nhỏ hơn vi khuẩn từ 10 đến 100 lần. Không giống như vi rút chỉ được coi là các cấu trúc hữu cơ thông qua tương tác với các cơ thể sống khác để sống sót và nhân lên, vi khuẩn là các tổ chức sống có khả năng sinh sản thông qua quá trình sinh sản vô tính còn gọi là sinh sản phân đôi. Trong khi vi rút chỉ có vỏ protein, không có vách tế bào hay ribosom, còn vi khuẩn có ribosom và vách cứng tạo thành bởi peptidoglycan. Trong khi ARN và ADN của vi rút được bao trong vỏ protein, thì vật liệu di truyền của vi khuẩn lại trôi nổi trong bào tương. Bào tương của vi khuẩn được tạo thành bởi các enzyme, các chất dinh dưỡng, chất thải, và khí được bao trong vách tế bào và màng tế bào.

Virus có máy hình dạng đặc trưng

                                         Cấu trúc vi khuẩn E.coli  – Nguồn: Internet

Các vi khuẩn có thể đem đến lợi ích, còn các vi rút nhìn chung không có lợi ích gì; một số được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ gen. Ngoài ra, một số nghiên cứu được tiến hành đã chỉ ra rằng có một loại vi rút đặc biệt có thể được sử dụng để phá hủy các khối u trong não. Mặc dù cả vi rút và vi khuẩn đều gây bệnh, tuy nhiên nhiễm trùng do vi khuẩn đa phần là nhiễm trùng khu trú tại một hay một vài vị trí trên cơ thể, trong khi vi rút thường gây nhiễm trùng toàn thân. Các bệnh gây ra do vi khuẩn phần lớn có thể điều trị được bằng kháng sinh. Tuy nhiên kháng sinh lại chẳng diệt được vi rút hay giúp ích gì trong điều trị các bệnh do vi rút. Các thuốc kháng vi rút thường dùng để điều trị một bệnh cụ thể do vi rút và chỉ giúp làm giảm quá trình nhân lên của vi rút. Một số bệnh do vi rút có thể ngăn ngừa bằng vắc xin.

DIỀU GIẤY (sưu tầm)

  • 10:54 17/01/2022
  • Xếp hạng 4.82/5 với 20317 phiếu bầu

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Vượng - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Virus là một trong những tác nhân nhiễm trùng có kích thước rất nhỏ (đường kính từ 20-300mm), cấu tạo đơn giản nhưng khả năng gây bệnh cho con người cực kỳ nhanh chóng. Virus có đặc tính cơ bản của một sinh vật nhưng chúng không có cấu tạo tế bào, không có khả năng tự sinh sản và không có quá trình trao đổi chất.

1. Tìm hiểu cấu trúc của virus

Virus hay còn được gọi là siêu vi trùng có đặc điểm cấu trúc, kiểu sao chép trong tế bào vật chủ khác với những loại vi khuẩn ký sinh nội bào. Một virus sẽ được coi là hoàn chỉnh về cấu trúc khi nó có khả năng tạo ra được sự truyền acid nucleic từ một tế bào này sang một tế bào khác. Mỗi loại virus chỉ có một trong hai loại vật liệu di truyền, hoặc là ARN (acid ribonucleic) hoặc là AND (acid deoxyribonucleic), không có enzym chuyển hóa và enzym hô hấp nên chúng bắt buộc phải ký sinh trong tế bào cảm thụ khác.

Cấu trúc của virus bao gồm:

1.1 Cấu trúc chung:

Gồm hai phần chính là acid nucleic và capsid.


  • Acid nucleic- Vật liệu di truyền: Mỗi loại virus chỉ có một trong hai loại vật liệu di truyền, hoặc là ARN hoặc là ADN. Acid nucleic đóng vai trò quan trọng như: Mang thông tin di truyền, đặc trưng cho từng virus, quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virus trong tế bào cảm thụ, quyết định chu kỳ nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ và mang tính bán kháng nguyên đặc hiệu của virus
  • Vỏ capsid: Chính là lớp protein bao bọc bên ngoài acid nucleic. Các protein này có sự sắp xếp để tạo thành đơn vị capsomer. Vỏ capsid có chức năng bao quanh Acid nucleic, bảo vệ acid nucleic, chúng cũng tham gia vào sự bám của virus trên bề mặt tế bào cảm thụ và mang tính kháng nguyên đặc hiệu virus -> ứng dụng trong chẩn đoán virus, đồng thời giữ cho hình thái và kích thước virus luôn được ổn định.

Cấu trúc chung của virus gây bệnh

1.2 Cấu trúc đặc trưng

Cấu trúc đặc trưng của virus còn được gọi là cấu trúc đặc biệt, chỉ có ở một số loại virus nhất định để thực hiện những chức năng đặc trưng cho virus đó và đây cũng là cơ sở để định loại virus.

  • Virus có vỏ bao ngoài và virus trần
  • Virus có một số enzym đặc trưng

Video đề xuất:

Làm thế nào để đánh bại vi rút đậu mùa?

Virus có thể phân loại theo triệu chứng lâm sàng, theo hình thể, đường truyền hoặc theo cấu trúc vật liệu di truyền.

2.1 Phân loại theo hình thể của virus

Thực tế mỗi loại virus sẽ có các đặc điểm hình thể khác nhau như hình sợi, hình cầu, hình khối phức tạp, hình que, hình chùy...

2.2 Phân loại theo cách sắp xếp của capsid và acid nuleic

Có thể phân loại virus theo cách sắp xếp của acid nuleic và capsid bởi virus được chia thành 2 loại đối xứng là đối xứng hình khối và đối xứng theo hình xoáy trôn ốc. Trong trường hợp virus đối xứng theo hình xoáy trôn ốc thì acid nucleic và các capsomer sẽ được sắp xếp dọc theo hình lò xo đều hay không đều, còn trong trường hợp đối xứng hình khối thì các capsomer sẽ được sắp xếp thành các hình khối cầu đa diện.

Một số loại virus gây bệnh hiện nay

2.3. Phân loại theo triệu chứng học

Đây là cách phân loại cổ điển, có ưu điểm là thuận lợi về mặt lâm sàng nhưng cơ bản không chính xác về mặt virus học vì trên thực tế, một loại virus cũng có khả năng gây ra nhiều bệnh khác nhau hoặc một bệnh có thể do nhiều loại virus khác nhau gây ra:

  • Virus gây phát ban: Sốt vàng, dengue sốt xuất huyết, virus bệnh đậu mùa, đậu bò, sởi, rubella...
  • Virus gây bệnh ở hệ thống thần kinh: Virus dại, viêm não ngựa miền Đông - miền Tây, virus viêm não Nhật Bản, virus sởi, virus HIV, virus Herpes simplex...
  • Virus gây bệnh ở mắt: Newcastle, Herpes, virus Adeno...
  • Virus gây bệnh ở gan: Virus gây bệnh viêm gan A, B, C, D, E...
  • Virus gây viêm dạ dày, ruột: Norwalk, virus Rota...
  • Virus lây truyền qua đường sinh dục: Virus HIV, virus papiloma, virus viêm gan B, virus herpes...
  • Virus gây bệnh ở đường hô hấp: virus cúm, virus hợp bào đường hô hấp, virus adeno...
  • Virus gây bệnh khu trú ở da, cơ, niêm mạc: virus herpes simplex typ 1 gây bệnh xung quanh niêm mạc miệng, typ 2 gây bệnh ở niêm mạc đường sinh dục, virus zona gây viêm da...

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM:

Video đề xuất:


Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus