Việt nam có bao nhiêu may bay chien dau năm 2024

Để đánh giá tổng quan khả năng chiến đấu của nhiều lực lượng không quân khác nhau trên khắp thế giới và dựa vào đó để xếp hạng, WDMMA sử dụng một công thức tính điểm gọi là TvR, cho phép đánh giá sức mạnh chiến đấu tổng thể của lực lượng không quân các nước dựa trên các yếu tố, như: Hiện đại hóa, năng lực tấn công, năng lực phòng thủ...

Theo phương pháp này, lực lượng không quân chiến thuật của một quốc gia được đánh giá không chỉ phụ thuộc vào số lượng máy bay mà còn bao gồm cả chất lượng và sự đa dạng hóa trong kho vũ khí của nước đó.

Việt nam có bao nhiêu may bay chien dau năm 2024

Không quân Ấn Độ nằm trong tốp 10 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới. Ảnh: adda247.com

Điều thú vị trong bảng xếp hạng của WDMMA năm 2022 theo công thức tính điểm TvR là hai vị trí dẫn đầu thuộc về không quân Mỹ và hải quân Mỹ, tiếp đó lần lượt là không quân Nga, không quân lục quân Mỹ, không quân thủy quân lục chiến Mỹ, không quân Ấn Độ, không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc...

Theo bảng xếp hạng trên, không quân Mỹ có điểm TvR cao nhất với 242,9 điểm. Tính đến cuối năm 2021, không quân Mỹ có 5.217 máy bay đang hoạt động, trở thành đội bay lớn nhất, công nghệ tiên tiến nhất và mạnh nhất thế giới.

Trong số đó không quân Mỹ có 2.740 máy bay chiến đấu, 744 máy bay đặc nhiệm, 627 máy bay tiếp dầu, 982 máy bay vận tải... Nếu tính cả số lượng máy bay của hải quân, lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ, tổng số máy bay quân sự hiện có của Mỹ là 13.247 chiếc. Con số này lớn hơn nhiều so với tổng số máy bay của 5 quốc gia tiếp theo cộng lại.

Trong khi đó, không quân Nga có điểm TvR là 114,2 đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng. Không quân Nga sở hữu 3.829 máy bay quân sự, nếu tính thêm 310 máy bay của hải quân, nước này hiện có 4.139 máy bay quân sự.

Trong Chiến tranh lạnh, sức mạnh không quân của Liên Xô có thể sánh ngang với Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã và Liên bang Nga được thành lập, ngân sách dành cho lực lượng không quân giảm đáng kể. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, không quân Nga đã không ngừng cải tiến và giữ vững quyền kiểm soát vị trí của mình trong bảng xếp hạng của WDMMA.

Với điểm TvR là 69,4, không quân Ấn Độ được WDMMA xếp thứ 6 với tổng cộng 1.645 máy bay chiến đấu. Theo trang web adda247.com, không quân Ấn Độ được thành lập vào ngày 8-10-1932. Vào ngày 1-4-1933, không quân Ấn Độ thực hiện chuyến bay đầu tiên.

Không quân Ấn Độ từng tham gia các chiến dịch lớn như Vijay, Meghdoot, Chiến dịch Xương rồng và Chiến dịch Poomalai. Nhiệm vụ của không quân Ấn Độ được xác định theo Luật Lực lượng vũ trang năm 1947, Hiến pháp Ấn Độ và Luật Không quân năm 1950.

Ở Ấn Độ, Tổng thống Ấn Độ giữ chức Tư lệnh Tối cao của không quân Ấn Độ và chức vụ này hiện do Tổng thống Ram Nath Kovind đảm nhận. Không quân Ấn Độ có nhiệm vụ bảo vệ không phận nước này, tham gia các hoạt động sơ tán, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và phản ứng nhanh.

Không quân Ấn Độ từng tham gia một số hoạt động cứu trợ trong các đợt thiên tai, như: Cơn bão Gujarat năm 1998, động đất gây sóng thần năm 2004, lũ lụt ở Bắc Ấn Độ năm 2013 và Chiến dịch Cầu vồng ở Sri Lanka.

So với không quân Ấn Độ, không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc nhiều máy bay chiến đấu hơn (2.040 chiếc), nhưng tính theo điểm TvR thì lại có số điểm thấp hơn (63,8). Các vị trí tiếp theo lần lượt là Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (58,1), không quân Israel (58) và không quân Pháp (56,3), Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (55,3)... WDMMA cho biết, công thức TvR vẫn đang được tiến hành liên tục và trang web này sẽ đánh giá lại khi cần thiết.

TTO - Đông Nam Á nổi lên từ thập niên 1980 như một trong những thị trường vũ khí hàng đầu thế giới. Ngân sách quốc phòng khu vực này đang phát triển nhanh chóng với hàng loạt máy bay chiến đấu được tăng cường.

Việt nam có bao nhiêu may bay chien dau năm 2024

Máy bay chiến đấu Su-30 của Việt Nam và Malaysia - Ảnh: MILITARY WATCH

Mặc dù căng thẳng ở Đông Nam Á vẫn ở mức thấp và thường được hòa giải thông qua Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhiều quốc gia vẫn đầu tư mạnh mẽ vào trang thiết bị quân sự của Nga và Mỹ.

Theo trang tin Military Watch của Mỹ, Việt Nam và Singapore là 2 quốc gia trong khu vực có lực lượng không quân lớn với các máy bay chiến đấu hiện đại và độ bền cao. Những chiến đấu cơ này có thể giúp bảo vệ chủ quyền trên biển và hoạt động trên một khoảng cách xa từ các căn cứ trên bộ.

Su-30MKM và Su-30SM của Malaysia và Myanmar

Việt nam có bao nhiêu may bay chien dau năm 2024

Máy bay Su-30MKM của Malaysia - Ảnh: MILITARY WATCH

Không quân Malaysia trở thành lực lượng đầu tiên trong khu vực triển khai các máy bay chiến đấu "thế hệ 4+", khi tiếp nhận các chiến đấu cơ hạng nặng Su-30MKM đầu tiên vào năm 2006. Các chiến đấu cơ này thay thế các máy bay phản lực F-5E Tiger II đã cũ do Mỹ cung cấp.

Trong thập niên 2000, Su-30MKM là một trong những chiến đấu cơ có năng lực nhất thế giới và Malaysia có 18 chiếc. Đây là loại máy bay mang hiệu suất chiến đấu cao hơn đáng kể so với tất cả các khí tài khác của nước này cộng lại.

F-15SG của Singapore

Việt nam có bao nhiêu may bay chien dau năm 2024

Máy bay F-15SG của Singapore - Ảnh: MILITARY WATCH

Hợp đồng mua 40 máy bay chiến đấu F-15SG do Mỹ sản xuất đã đưa Không quân Singapore trở thành khách hàng lớn thứ 5 trên thế giới của F-15SG sau Israel, Nhật Bản, Saudi Arabia và Hàn Quốc.

F-15 được coi là chiến đấu cơ có năng lực nhất. Các chiến đấu cơ này có độ bền cao và mang theo bộ cảm biến lớn.

Su-30MK2/MK của Việt Nam và Indonesia

Việt nam có bao nhiêu may bay chien dau năm 2024

Máy bay Su-30MK2 của Việt Nam - Ảnh: MILITARY WATCH

Không giống như Su-30MKM/SM được sản xuất tại Nhà máy Irkutsk (Nga), Su-30MK2 được phát triển như một phần của dòng máy bay chiến đấu riêng biệt tại Nhà máy sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur.

Máy bay này được tối ưu hóa, chú trọng vai trò tấn công trên biển. Nó được trang bị các hệ thống điện tử đặc biệt tinh vi dành cho chỉ huy, điều khiển thông tin liên lạc, máy tính, khả năng tình báo, giám sát, thu nhận mục tiêu và trinh sát.

Việt Nam mua 35 máy bay chiến đấu loại này và Indonesia mua 9 chiếc.

Su-27SK của Việt Nam và Indonesia

Việt nam có bao nhiêu may bay chien dau năm 2024

Máy bay Su-27SK của Indonesia - Ảnh: MILITARY WATCH

Được coi là dòng máy bay chiến đấu có năng lực nhất trong chiến tranh lạnh, Su-27 Flanker lần đầu tiên được đưa vào biên chế vào năm 1985 và được thiết kế để vượt trội hơn F-15 Eagles của Không quân Mỹ.

Chiến đấu cơ này đã được xuất khẩu rộng rãi trong những thập niên 1990 và ở Đông Nam Á. Hiện nay, Việt Nam và Indonesia cũng đang sử dụng loại máy bay này.

Không quân Indonesia vào giữa thập niên 1990 là một trong những khách hàng lớn nhất thế giới của dòng máy bay Su-27 Flanker với một phi đội hơn 100 chiếc.

Mặc dù đáng gờm hơn so với trước đây, Su-27 ngày càng lỗi thời. Tuy vậy, tên lửa R-27 của nó có khả năng bắn xa 130km.

MiG-29SE/SM của Myanmar

Việt nam có bao nhiêu may bay chien dau năm 2024

Máy bay MiG-29 của Myanmar - Ảnh: MILITARY WATCH

Máy bay chiến đấu hạng trung MiG-29 là một trong những mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Nga trong lĩnh vực chiến đấu cơ.

Máy bay chiến đấu này được thiết kế với tham vọng trở nên vượt trội hơn các máy bay chiến đấu F-16 và F-18 của Mỹ trong chiến tranh lạnh.