Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi như thế nào để nước ta phát triển kinh tế

1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

Tân Thành là xã vùng II nằm ở phía Đông của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 4.322,4 ha trong đó đất rừng là 2.267,8 ha, đất trồng lúa là 1.691 ha, còn lại là diện tích đất khác.

  • Phía bắc giáp xã Cai Kinh;
  • Phía đông giáp xã Hòa Sơn;
  • Phí tây giáp xã Hồ Sơn và Hòa Thắng;
  • Phía nam giáp xã Đông Hưng, huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang;

Toàn xã có 10 thôn với 7.821 nhân khẩu/1.807 hộ. Có 05 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Nùng, Tày, Kinh, San Chí, Sán Dìu. Trong đó dân tộc Nùng chiếm 81,01%, dân tộc Kinh chiếm 16,76%, dân tộc Tày chiếm 1,81%, các dân tộc khác chiếm 0,42%. Ngành ghề chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp và dịch vụ...

Trên địa bàn xã có 2 di tích lịch sử cấp tỉnh là Đền công đồng Bắc Lệ và Đền Đèo Kẻng; 1 chợ trung tâm cụm xã; 1 nhà ga trên tuyến vận tải đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn; đường tỉnh lộ 245 chạy qua (chiều dài 10 km) cùng với hơn 34 km tuyến đường xã, đường liên thôn, xóm đã được bê tông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

          - Thổ nhưỡng: Nhìn chung địa chất trong vùng có nền địa hình ổn định; nhóm đất đỏ vàng phân bố đồng đều trên địa bàn xã.

 - Khí hậu: Tân Thành ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu ẩm và mưa nhiều, mùa hè mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và ít mưa, nhiệt độ trung bình năm là 24oc, tháng nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1(13oc), tháng nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 7 (33oc). Lượng mưa trung bình năm là 1.450 mm.    

          2. Thuận lợi

 Vị trí của xã tương đối thuận lợi, có tuyến đường tỉnh lộ 245, đường huyện ĐH96 và tuyến đường sắt Hà Lạng, có nhà Ga Bắc Lệ do đó thuận lợi cho dịch vụ phát triển như giao thông vận tải, giao thương buôn bán…

          Điều kiện khí hậu và nguồn tài nguyên tự nhiên của xã thuận lợi cho trồng trọt chăn nuôi, phát triển kinh tế. Lực lượng lao động dồi dào, cần cù, chịu khó học hỏi, tiếp cận áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đây là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển – kinh tế xã hội của địa phương. 

           Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện đã phần nào đáp ứng được sản xuất nông lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ và đời sống dân cư.

          Giáo dục và y tế luôn được quan tâm đúng mức nên công tác giáo dục, y tế cộng đồng đạt được nhiều kết quả khích lệ, giáo dục đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân địa phương và công tác y tế sức khoẻ cộng đồng đã triển khai nhiều Chương trình khám và chữa bệnh đến nhân dân trong xã.

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trong năm qua Đảng Ủy, HĐND, UBND xã đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, niềm tin của quần chúng đối với Đảng được củng cố, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.

          3. Khó khăn

Tuy nhiên trước sự phát triển và hội nhập kinh tế nhanh đang kéo theo những mặt trái của xã hội cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn về tình hình chính trị, xã hội. Cụ thể là các đối tượng cơ hội chính trị tiếp tục tăng cường tuyên truyền chống phá cách mạng bằng nhiều thủ đoạn; nhu cầu thu nhập và việc làm khó khăn dẫn đến thanh niên đi làm ăn xa nhiều mang về các tệ nạn xã hội; nhận thức của quần chúng nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật Nhà nước còn nhiều hạn chế nên việc chấp hành pháp luật chưa được triệt để; tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc vẫn tiềm ẩn…Trình độ dân trí của xã nhìn chung chưa đồng đều, lao động chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ và xây dựng còn thấp. Mặc dù vị trí rất thuận lợi cho phát triển dịch vụ, nhưng cơ sở hạ tầng và nội lực hiện tại chưa đồng bộ, chưa được phát huy. Do đó chưa đáp ứng được với tiềm năng phát triển sản xuất các ngành kinh tế ở quy mô lớn.

Tại sao nói : Vị trí đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho nước ta trong sự giao lưu với các nước ?. Bài 5 trang 7 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12 – BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ PHẠM VI LÃNH THỔ

Tại sao nói : Vị trí đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho nước ta trong sự giao lưu với các nước ?

Nói: “Vị trí đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho nước ta trong sự giao lưu với các nước” vì:

Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế với nhiều cảng biển như: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn… và các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất… cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường hàng hải, hàng không tạo điều kiện cho Việt Nam giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, nước ta còn là cửa ngõ ra biển thuận tiện cho nước Lào, cho khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.

Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

Vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đường về lịch sử, văn hóa- xã hội và mối giao lưu lâu đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Câu hỏi: Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?

Lời giải:

Thuận lợi:

– Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

– Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

– Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

Khó khăn:

- Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.

Kiến thức mở rộng về ví trị địa lí nước ta

1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ

– Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: điểm cực Bắc là 23°23B, 105°20Đ; điểm cực Nam là 8°34B, 104°40Đ; điểm cực Tây là 22°22B, 102°10 Đ, điểm cực Đông là 12°40 B, 109°24Đ.

– Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2.

– Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.

– Về mặt tự nhiên: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

2. Đặc điểm lãnh thổ

a. Phần đất liền.

- Kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650km, tương đương 150vĩ tuyến.

- Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình.

- Có đường bờ biển cong hình chữ S, kéo dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên.

- Biên giới trên với bộ với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia kéo dài 4500km.

b. Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam.

- Có hai quần đảo lớn là

+ Quần đảo Trường Sa – huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà).

+ Quần đảo Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng)

- Biển Đông có vai trò quan trọng cả về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

Phần biển đảo thuộc Việt Nam mở rộng về phía đông và đông-nam, trên biển có nhiều đảo và quần đảo, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, có nhiều vũng vịnh đẹp.

– Vị trí thuận lợi, lãnh thố mở rộng là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển toàn diện và hội nhập vào nền kinh tế – xã hội của khu vực và thế giới.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

a. Ý nghĩa tự nhiên

+ Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật.

+ Vị trí địa lý nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai

b. Ý nghĩa kinh tế – xã hội và quốc phòng

+ Về kinh tế : Vị trí địa lý rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế.

+ Về văn hoá – xã hội: vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

+ Về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?

* Thuận lợi:

- Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật...

=> Đem lại nguồn lợi sinh vật trù phú và giàu có về thành phần loài, là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.

- Vị trí giáp biển, nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập và giao lưu với các nước Đông Nam Á cũng như trên thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế.

* Khó khăn:

- Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,...) => cần chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.

- Khu vực nhạy cảm về các vấn đề chính trị, biển Đông đã và đang diễn ra gay gắt => phải luôn chú ý bảo vệ đất nước và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,...).