Vì sao vn gia nhập asean

Vì sao vn gia nhập asean

 Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995.

Kể từ khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, Việt Nam có vai trò ngày càng lớn trong khối. Việt Nam đã nỗ lực không mệt mỏi cho nền hòa bình và hòa giải của khu vực vốn bị chia rẽ sâu sắc bởi chiến tranh. Cụ thể, vai trò của Việt Nam được thể hiện qua 2 bình diện chính trị và kinh tế.

Chính trị

Là quốc gia Đông Dương đầu tiên gia nhập ASEAN, Việt Nam giúp chấm dứt thời kỳ đối đầu giữa Đông Dương và ASEAN, hơn nữa còn liên kết ASEAN với các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Liên minh Châu Âu.

Đóng góp của Việt Nam vào an ninh khu vực rất đáng kể. Ngay sau khi gia nhập khối đã ký Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân và là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN.

Nhưng bước đi chủ động nhất của Việt Nam trong duy trì ổn định khu vực được biểu hiện qua vấn đề Biển Đông. Là nước có tranh chấp trực tiếp, Việt Nam cùng với Philippines đã nỗ lực không ngừng để đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự ASEAN, đảm bảo xung đột được giải quyết trên cơ sở xây dựng, theo Sadhavi Chauhan, Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên của Ấn Độ.

Vì sao vn gia nhập asean

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chỉ đạo công tác chuẩn bị Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Photo: VGP 

Việt Nam bền bỉ ủng hộ Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Nguyên tắc sáu điểm của ASEAN về Biển Đông và Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) sắp được ký kết.

Việt Nam kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) bao gồm thông qua các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.

Việt Nam đang chuẩn bị cho chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Với chủ đề chương trình nghị sự "ASEAN: Gắn kết và Đáp ứng", Việt Nam hy vọng sẽ duy trì được vai trò trung tâm của khối, theo nhà báo kỳ cựu Thái Lan Kavi Chongkittavorn.

Năm tới, Việt Nam cũng đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, nhiệm kỳ đầu diễn ra vào năm 2008 - 2009.

Theo luật sư Hoàng Duy Hùng, cựu Nghị viên Hội đồng TP Houston, Texas, Mỹ, với việc tái trúng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu tuyệt đối, Việt Nam trên đường trở thành "đại gia" trên trường quốc tế.

Vì sao vn gia nhập asean

 Giá trị thương mai Việt Nam - ASEAN tăng gần 10 lần trong vòng 20 năm qua. Nguồn: FIA. Chart: Linh Phạm

Kinh tế

Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng gần 10 lần, từ 5,9 tỷ USD Mỹ năm 1996 lên 56,3 tỷ USD vào 2018.

Việt Nam cũng tăng cường đóng góp vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Gia nhập trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á, Việt Nam ngay lập tức tham gia vào hàng loạt hoạt động tái thiết của tổ chức này.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tổ chức tại Hà Nội năm 1998, qua "Kế hoạch Hành động Hà Nội", Việt Nam đã đưa ra những ý tưởng và đề xuất để thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực, nêu bật các giải pháp cho các vùng có điều kiện kinh tế dễ bị ảnh hưởng.

Khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 34 vào năm 2012, ASEAN đã thông qua "Tuyên bố Hà Nội" về thu hẹp khoảng cách phát triển. Tuyên bố này nhắc lại cam kết của ASEAN về hợp nhất Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam vào dòng chảy kinh tế ASEAN và xác định 4 lĩnh vực ưu tiên của cải cách kinh tế: Cơ sở hạ tầng, thông tin và truyền thông, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực và hội nhập kinh tế khu vực.

Bên cạnh những nỗ lực bên ngoài hướng tới thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, Việt Nam đã tiến hành những thay đổi trong nước để hòa nhập với toàn khối. Đất nước đã dần cơ cấu lại bộ máy hành chính để phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Chỉ một năm gia nhập ASEAN, Việt Nam thành lập Ủy ban quốc gia ASEAN do một Phó Thủ tướng lãnh đạo. Cơ quan này chịu trách nhiệm điều phối tất cả các tổ chức tương tác với các bộ phận trực thuộc ASEAN. Thậm chí có hẳn Cục ASEAN trong Bộ Ngoại giao.

Vì sao vn gia nhập asean

Lũy kế vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam tính đến 12/2018 của một số quốc gia/lãnh thổ tiêu biểu. Nguồn: FIA. Chart: Linh Phạm

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất. Đất nước đang tận dụng từng cơ hội để cải cách hơn nữa sao cho cái tên Việt Nam xuất hiện trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Kể từ công cuộc "Đổi mới" vào năm 1986, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 100 USD lên khoảng 2.700 USD hiện nay. Con số này được dự đoán sẽ tăng mạnh trong những năm tới.

Hiện tại, Việt Nam là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sở hữu nhiều hiệp định thương mại tự do nhất thế giới với tổng cộng 17 (so với 6 ở Thái Lan). Hiệp định được ký kết mới nhất là với Liên minh châu Âu (EVFTA).

Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ tiền vào Việt Nam để tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do cũng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể trong nửa đầu năm nay. Theo đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 33%.

Tính đến tháng 12/2018, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lũy kế vào Việt Nam lên đến 340,1 tỷ USD. Hàn Quốc đứng đầu với 62,56 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với 57,02 tỷ USD, tiếp theo là Singapore với 46,62 tỷ USD và Đài Loan 31,44 tỷ USD.

Hơn 20 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam giờ đây đã là một thành viên trụ cột và trở thành một trong những quốc gia năng động nhất khu vực, đặc biệt trong hội nhập và phát triển kinh tế, nhà báo Kavi Chongkittavorn nhấn mạnh.

Biên phòng - Nhìn lại hành trình 27 năm gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam hội nhập với tâm thế ngày càng tự tin, tích cực, chủ động, không ngừng phát huy vai trò là một đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của khu vực và cộng đồng quốc tế.

Vì sao vn gia nhập asean
Lễ kết nạp thành viên thứ 10 của ASEAN vào năm 1999. Ảnh: TTXVN

Vị thế hàng đầu

Nhân Kỷ niệm 27 năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã đưa ra một số đánh giá về quá trình Việt Nam hội nhập khu vực. Theo đó, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng của đất nước. Tiến trình đó được diễn ra với sự hội nhập sâu rộng về chính trị, kinh tế, ngoại giao và tất cả các mặt khác với các nước và các tổ chức trên thế giới của Việt Nam. Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam ngày càng chứng tỏ mình là thành viên hết sức có trách nhiệm, tích cực đối với ASEAN cũng như cộng đồng thế giới.

Trong 27 năm qua, Việt Nam cùng với các nước ASEAN đã tích cực xây dựng cộng đồng ASEAN trên tất cả các trụ cột từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là dành ưu tiên cho tăng cường kết nối ASEAN. Việt Nam cũng cùng với các nước ASEAN mở rộng quan hệ với rất nhiều các đối tác trên thế giới. “Điều đó được phản chiếu bằng việc rất nhiều nước trên thế giới tiếp tục muốn trở thành đối tác của ASEAN”- Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nói.

Nhìn lại lịch sử, ASEAN được thành lập vào tháng 8/1967 với 5 thành viên ban đầu và phát triển dần thành một tổ chức hợp tác toàn diện, chặt chẽ, bao gồm cả 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á và chính thức trở thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015. Về quá trình từ khi khởi động đến khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, từ ngày 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN.

Từ năm 1993, Việt Nam họp tham vấn thường xuyên với ASEAN nhân dịp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hàng năm, tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: Khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa-thông tin, phát triển xã hội. Năm 1994, Việt Nam trở thành một trong những thành viên ban đầu của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), một diễn đàn khu vực đầu tiên bàn về các vấn đề chính trị-an ninh do ASEAN giữ vai trò chủ đạo. Ngày 28/7/1995, nhân dịp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) ở Brunei, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN.

Giới chuyên gia chính trị quốc tế của Việt Nam nhìn nhận, Đảng và Nhà nước coi việc tham gia ASEAN là một quyết sách có tầm chiến lược, góp phần tạo nên cục diện phát triển mới cho đất nước, củng cố môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài cho phát triển và nâng cao vị thế đất nước.

Tham gia ASEAN với phương châm “tích cực, chủ động và có trách nhiệm”, trong suốt hành trình 27 năm qua, Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho một ASEAN thống nhất, đoàn kết, hòa bình, ổn định và phát triển, có tiếng nói ở khu vực và được các nước lớn công nhận.

Vai trò nòng cốt phát triển ASEAN

Điểm lại một số đóng góp nổi bật góp phần giúp gây dựng vị thế vững mạnh trong ASEAN, ngay sau khi gia nhập tổ chức, Việt Nam đã giải quyết nhiều lực cản để tích cực thúc đẩy ASEAN kết nạp các nước Lào, Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm 1999). Điều này đã giúp Việt Nam trở thành cầu nối giữa khu vực Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Nhờ đó, đến năm 1999, toàn bộ 10 quốc gia Đông Nam Á đã hiện thực hóa giấc mơ về một đại gia đình, quy tụ sức mạnh tập thể của toàn khu vực, xóa bỏ nghi kỵ giữa các dân tộc, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao đáng kể tinh thần tự chủ của khu vực.

Cùng với đó, trong 27 năm, Việt Nam đã đóng vai trò nòng cốt trong việc xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn trong ASEAN. Song hành với đó, Việt Nam luôn tích cực và nghiêm túc cùng ASEAN đưa các quyết sách vào triển khai với tầm nhìn rộng lớn, nhiều sáng kiến đột phá trên mọi lĩnh vực với mức độ và phạm vi ngày càng sâu rộng.

Trong bối cảnh thế giới và khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của những biến động nhanh chóng và phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, Việt Nam đã đóng góp vào quá trình xây dựng nguyên tắc, “luật chơi”, cùng ASEAN ứng phó hiệu quả với các nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, thúc đẩy đối thoại và hợp tác. Đối với cộng đồng quốc tế, Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trong mở rộng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác.

Một trong những điểm nhấn quan trọng về đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN là việc đảm nhận, đăng cai thành công các hoạt động và hội nghị quan trọng của ASEAN, góp phần tăng cường đoàn kết, thống nhất trong ASEAN, nâng cao uy tín của hiệp hội và ghi dấu ấn nước Chủ tịch bằng nhiều sáng kiến. Đặc biệt, năm 2020 đánh dấu 25 năm gia nhập ASEAN, cũng là lần thứ 3 đảm nhận trọng trách Chủ tịch ASEAN. Khó khăn của giai đoạn này là phải đối mặt với những thách thức to lớn do đại dịch Covid-19, song, Việt Nam đã chứng tỏ bản lĩnh và vai trò dẫn dắt, chủ động của nước Chủ tịch luân phiên.

Việt Nam đã chủ động, tích cực và có trách nhiệm và kiên trì các nguyên tắc của ASEAN, cùng các nước thành viên nỗ lực đưa con tàu ASEAN vượt qua sóng gió, chủ động ứng phó và thích ứng với bối cảnh mới, giữ vững đà hợp tác và liên kết khu vực, khẳng định được vai trò trung tâm và nâng cao vị thế của ASEAN. Nhiều sáng kiến quan trọng năm 2020 đã trở thành tài sản chung của ASEAN như Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN, Khung phục hồi tổng thể ASEAN...

Năm 2022, với chủ đề “ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức”, Việt Nam tiếp tục “đóng góp chủ động, ứng xử tích cực và sẻ chia trách nhiệm”, cùng các nước thành viên vượt qua thử thách, giữ vững đoàn kết, tiếp nối đà xây dựng Cộng đồng và đẩy mạnh liên kết khu vực, ứng phó có hiệu quả thách thức đang nổi lên, củng cố vai trò trung tâm và vị thế, tiếng nói của ASEAN trên trường quốc tế.

Với tư duy chủ động, tích cực, tin cậy và có trách nhiệm, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục cùng các nước thành viên nỗ lực triển khai hiệu quả các sáng kiến và thỏa thuận hợp tác, đóng góp thiết thực vào giải quyết các vấn đề chung của ASEAN và khu vực.

Cũng theo giới chuyên gia, bên cạnh những đóng góp to lớn cho ASEAN, Việt Nam cũng nhận được nhiều lợi ích thiết thực. Trước hết, ASEAN là một trong những nền tảng quan trọng để Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc tham gia ASEAN giúp Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, huy động các nguồn lực phục vụ phát triển và nâng cao sức mạnh tổng hợp.

Cùng với đó, Việt Nam cũng từng bước nâng tầm đối ngoại đa phương, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Mặt khác, quá trình tham gia ASEAN 27 năm qua đã giúp Việt Nam rèn luyện, đào tạo và nâng cao trình độ trong công tác đa phương, tạo dựng nội lực mạnh mẽ trong tiến trình hội nhập, nâng cao tầm vóc đất nước trên trường quốc tế.

Thanh Trúc