Vì sao triệu đà nhiều lần đem quân sang xâm lược nước ta đều bị thất bại

Mục lục

Công nhậnSửa đổi

Từ khi giành lại quyền tự chủ, nhiều nhà sử học Việt Nam thời phong kiến coi Triệu Đà là vua chính thống của nước Đại Việt. Các bộ quốc sử Việt Nam soạn từ nhà Trần cho đến nhà Nguyễn đều chép nhà Triệu là một triều đại chính thống. Nhà Trần từng sắc phong Triệu Đà là Khai thiên Thế đạo Thánh vũ Thần triết Hoàng đế.

  • Bộ Đại Việt sử ký soạn bởi sử gia Lê Văn Hưu, đời Trần chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Ông so sánh Vũ Đế với các bậc vua hiền thời cổ như Thuấn, Văn Vương:
Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ [như Trung Hoa], đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được.[11]
  • An Nam chí lược soạn bởi Lê Tắc đời Trần có viết:
Triệu Đà làm vua Nam Việt, mới lấy thi lễ giáo hóa nhân dân một ít.Điều này chứng tỏ Triệu Đà là người mang sự học đến Việt Nam từ trước chứ không phải Sĩ Nhiếp.
  • Bình Ngô đại cáo soạn bởi Nguyễn Trãi thay lời Bình Định Vương Lê Lợi sau khi bình xong quân Minh:
Tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc, Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.

Nghĩa là:

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Hai câu này khẳng định nước Việt không những độc lập với phương Bắc mà còn xưng đế hiệu cùng một thời (nhà Triệu với nhà Hán), tỏ ra hoàn toàn ngang hàng, tuy nhiên cũng có quan điểm khác cho rằng "Triệu" ở đây là chỉ Triệu Quang Phục, vua của nước Vạn Xuân. Tuy nhiên Triệu Quang Phục chỉ xưng Vương chứ chưa xưng đế nên không thể ngang hàng với nhà Hán được; vả lại, Triệu Quang Phục cùng thời nhà Lương chứ không cùng thời/gần thời với nhà Hán hay bất kỳ triều đại xưng Hán nào, khác với tính đối xứng của các nhà Lý–Tống và Trần–Nguyên, tuy vậy trong trường hợp của cặp Đinh–Đường thì nhà Đinh thành lập sau khi nhà Đường sụp đổ và nhà Tống thay thế.
  • Bộ Đại Việt sử ký toàn thư soạn bởi Ngô Sĩ Liên, sử gia nhà Hậu Lê cũng dành cho Triệu Vũ Đế những lời tốt đẹp:
Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn thời vua Tự Đức vẫn ghi danh các vua Triệu như là tiền triều. Khâm định Việt sử Thông giám cương mục có ghi lời phê:
Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc.
  • Việt Nam sử lược soạn bởi Trần Trọng Kim (1919) viết nhà Triệu là chính thống, thuộc một chương riêng, thuộc thời tự chủ không phải Bắc thuộc (Phần I: Thượng Cổ thời đại. Chương IV: Nhà Triệu)
  • Quyển thơ sử với đầu đề "Lịch sử nước ta" do Hồ Chí Minh viết tay (do Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản năm 1942) cũng đã có đoạn viết:
Triệu Đà là vị hiền quân Quốc danh Nam Việt trị dân năm đời.
Trang thứ hai của sách "Lịch sử nước ta", do Việt Minh Tuyên truyền Bộ ấn hành vào tháng 2 năm 1942 tại Cao Bằng.

Quan điểm chính thống hiện nay của Việt Nam coi nhà Triệu là triều đại của ngoại bang, thời kỳ Bắc thuộc (bị Trung Hoa đô hộ) được tính từ thời nhà Triệu, nhưng lại có ngoại lệ là cuốn Niên biểu Việt Nam[12], tiếp theo nhà Thục, kê rõ nhà Triệu với đầy đủ các đời vua, tiếp theo là đến "Thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa thống trị lần thứ nhất" tính từ năm 111 TCN. Trong bảng tra cứu niên hiệu các đời vua Việt Nam cũng liệt kê niên hiệu Kiến Đức của Thuật Dương Vương, vua cuối cùng nhà Triệu (thật ra Kiến Đức là tên húy của ông vua này). Ngoại lệ này có lẽ do sách niên biểu cốt để phục vụ việc tra cứu, trong khi nhiều sử sách xưa của Việt Nam coi nhà Triệu là một triều đại Việt Nam.

Mục lục

Nguồn gốcSửa đổi

Vào thời kỳ Hồng Bàng cách đây 2.300 năm, ở vùng Bắc bộ Việt Nam và phía Tây tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) có các bộ tộc người Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt. Nhà nước Văn Lang do Hùng Vương đứng đầu cai trị người Lạc Việt. Thục Phán là vua người Âu Việt, sau 1 cuộc xung đột (sử sách không ghi rõ chi tiết), ông đã đánh bại Hùng Vương, thống nhất hai tộc Âu Việt và Lạc Việt vào chung 1 triều đình. Ông đổi quốc hiệu thành Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội). Có ca dao:

Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây

Nghi vấnSửa đổi

Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc[5] mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục. Cựu Đường thư (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn năm 945 SCN), dẫn Nam Việt chí (viết thời Lưu Tống 420 – 479) cũng chỉ ghi "vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con mình làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ", vua Thục ở đây không rõ là tên họ hay là tên miền đất cai trị.

Tựu trung, cả hai thuyết đều chưa được chứng minh bằng các di tích khảo cổ hoặc văn tự ghi chép lại. Song có thể khẳng định: An Dương Vương là lãnh đạo người Âu Việt ở lân cận nước Văn Lang, cùng sống trên địa bàn miền Bắc Việt Nam hiện nay. Sau một thời gian, ông đã lãnh đạo người Âu Việt tiêu diệt nước Văn Lang, thống nhất cả hai nhóm Âu Việt và Lạc Việt dưới một quốc gia, hai nhóm này hòa nhập với nhau và chính là tổ tiên của người Kinh ở Việt Nam ngày nay.

Video liên quan

Chủ đề